Báo động khủng hoảng lương thực toàn cầu

Báo cáo mới nhất của Earth Policy Institute, Viện Chính Sách Trái Đất, cho thấy hiện tượng thiếu hụt thực phẩm, được báo động từ lâu, đã bắt đầu rõ nét từ đầu 2011 này.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011.02.08
Hạn hán xẩy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hạn hán xẩy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.
AFP

Một trong những nhà nghiên cứu của Viện Chính Sách Trái Đất ở Washington DC, ông Matthew Roney, phân tích qua bài do Thanh Trúc thực hiện sau đây.

Hiện tượng thiếu hụt thực phẩm ngày càng rõ nét

Từ đầu 2011, giá lúa mì tăng cao chưa từng thấy tại  Anh quốc, những vụ cướp bóc thực phẩm lan rộng tại Algeria, Nga phải nhập khẩu ngũ cốc nuôi gia súc vì thiếu cỏ dự trữ cho chúng, Ấn Độ vất vả đương đầu với giá tiêu dùng tăng 18% gây tình trạng bất ổn, Trung Quốc lo mua từng số lượng lớn lúa mì và bắp từ bên ngoài do thị trường nội địa khan hiếm, Mexico nhập khẩu nhiều bắp để tránh tình trạng thiếu hụt như mấy  năm trước.
Từ đầu 2011, giá lúa mì tăng cao chưa từng thấy tại  Anh quốc, những vụ cướp bóc thực phẩm lan rộng tại Algeria, Nga phải nhập khẩu ngũ cốc nuôi gia súc vì thiếu cỏ dự trữ cho chúng, Ấn Độ vất vả đương đầu với giá tiêu dùng tăng 18% gây tình trạng bất ổn
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc cũng báo động giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt một cách đáng chú ý từ tháng Mười Hai năm ngoái.
Theo các chuyên gia nghiên cứu trong Earth Policy Institute, Viện Chính Sách Trái Đất, tổ chức phi lợi nhuận ở Washington DC, khủng hoảng lương thực không chỉ là hậu quả của biến đổi khí hậu hoặc sinh thái khiến ảnh hưởng lên nguồn thực phẩm và giá cả tiêu  dùng, mà còn là hiện tượng mất cân bằng trong cung cầu, sự gia tăng  dân số, rồi thì xu hướng sử dụng ngũ cốc để chế biến nhiên liệu thay cho nguồn xăng dầu đang cạn kiệt dần.
Nạn phá rừng bừa bãi xẩy ra khắp nơi. AFP
Nạn phá rừng bừa bãi xẩy ra khắp nơi. AFP
AFP
Một trong những chuyên gia nghiên cứu tại  Viện Chính Sách Trái Đất, ông Matthew Roney, cho biết:
Là báo cáo mới nhất hôm thứ Năm tuần trước của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO  cho thấy sự quan ngại vì chỉ số gía thực phẩm toàn  cầu, tăng từ tháng  Mười Hai năm ngoái, đang vọt lên mức cao nhất  tính đến lúc này.
Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO  cho thấy sự quan ngại vì chỉ số gía thực phẩm toàn  cầu, tăng từ tháng  Mười Hai năm ngoái, đang vọt lên mức cao nhất  tính đến lúc này.
Hậu quả là tình trạng bất ổn xảy ra ở một số nơi, đặc biệt  khu  vực Bắc Phi và Trung Đông, nơi nạn thất nghiệp  tăng và  dân chúng không hài lòng trước khả năng giải quyết để hạ giá thực phẩm của chính phủ.

Nguyên nhân cuộc khủng hoảng

Nguyên nhân  khủng hoảng lương thực toàn cầu đến từ sự thiếu hụt nguồn cung trong lúc mức cầu gia tăng. Theo chuyên gia Matthew Roney của Viện Chính Sách Trái Đất, vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều  vì nó phát xuất chồng chất từ nhiều năm qua. Vì thế, ông nhấn mạnh, cần tập trung khắc phục hậu quả ngay từ bây giờ hầu có thể bảo đảm an ninh thực phẩm từ giờ đến 2020.
Về nguyên nhân  khủng hoảng lương thực, ông Matthew Roney nói là có nhiều yếu tố. Ngoài sự kiện ngày càng bớt người tăng gia canh tác đi, thì hiện tượng thứ nhì là cầu tăng mà cung không đủ đáp ứng.  
Mức cầu tăng là vì cứ mỗi năm dân số địa cầu tăng thêm tám chục triệu, mức tiêu thụ ngũ cốc, thịt trứng theo đó tăng cao. Giá cả tăng thì nông dân ghìm sản phẩm lại đề chờ bán giá cao hơn.
Cứ mỗi năm dân số địa cầu tăng thêm tám chục triệu, mức tiêu thụ ngũ cốc, thịt trứng theo đó tăng cao. Giá cả tăng thì nông dân ghìm sản phẩm lại đề chờ bán giá cao hơn.
Số liệu của Viện Chính Sách Trái Đất cho thấy từ 1970 cứ  mỗi năm dân số địa cầu tăng 2%, nhưng đến năm 2010  tỷ lệ này giảm xuống dưới  mức 1,2%. Tuy nhiên  vì số người trên địa cầu hiện tại đông gần gấp đôi hồi 1970 do mỗi năm thêm vào  tám chục  triệu, thí tính đến lúc này phải cộng thêm ba triệu nữa vào số người cần ăn uống hàng ngày. Cần biết lượng thịt tiêu thụ ở Trung Quốc đã gấp đôi lượng thịt tiêu thụ của Hoa Kỳ.  
Lý do thứ ba, một số quốc gia tiên tiến, điển hình Hoa Kỳ, nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, đã dành ra  30% số lượng bắp sản xuất đại trà để chế biến ethanol dùng chạy xe thay vì để ăn.  
Đó là những yếu tố dẫn đến sự mất quân bình trong cung cầu thực phẩm trên thế giới. Một số tác nhân  được
Giá gạo trên thế giới tăng đáng kể. AFP
Giá gạo trên thế giới tăng đáng kể. AFP
AFP
nói đến từ lâu, là hiện tượng biến đổi khí hậu do thiên nhiên và do con người, tác động vào sản lượng và gây khủng hoảng  lương thực toàn cầu:

Nguồn nước cũng đang cạn kiệt

Nguồn nước bên dưới tầng địa chất bị cạn kiệt vì nhiều khu rừng biến mất  do nạn phá cây rừng bừa bãi, đất canh tác  không còn đủ  màu mỡ để trồng trọt. Thêm vào đó, khí hậu biến đổi vì địa cầu nóng ấm dần,  băng tan làm nước  biển dâng tràn gây hiện tượng nhiễm mặn trên đất trồng lúa tại Châu Á mà đồng bằng sống Cửu Long của Việt Nam là một thí dụ điển hình.
Nguồn nước bên dưới tầng địa chất bị cạn kiệt vì nhiều khu rừng biến mất  do nạn phá cây rừng bừa bãi, đất canh tác  không còn đủ  màu mỡ để trồng trọt. Thêm vào đó, khí hậu biến đổi vì địa cầu nóng ấm dần,  băng tan làm nước  biển dâng tràn gây hiện tượng nhiễm mặn trên đất trồng lúa tại Châu Á
Những tác nhân đó xảy ra cùng lúc khiến sản lượng lương thực  thế giới bị sút giảm nhiều phần rất đáng kể.   Trả lời câu hỏi về Việt Nam, nước xuất khẩu gạo hàng thứ nhì thế giới, chuyên gia Matthew Roney qủa quyết mối nguy của sản lượng gạo trong tương lai ở  Việt Nam gắn liền với biến đổi khí hậu, qua đó hiện tượng nước biển dâng tràn  vào ruộng đồng là một.  
Kết quả nghiên cứu cho thấy cuối thiên niên kỷ này  nhiều vùng đất trên các châu lục sẽ  chìm ngập dưới hai mét nước biển, khu vực Mekong Delta trong đó có đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị bao phủ bởi hơn một mét nước mặn, sản lượng gạo sẽ giảm hẳn một nửa hoặc hơn.
Không chỉ báo động về hiện tượng khủng hoảng lương thực và giá cả thực  phẩm, Viện Chính Sách Trái Đất còn đề nghị những  biện pháp giải quyết mà điều kiện tiên quyết là hạ giá lương thực:
Biện pháp trước nhất, cấp bách nhất nhưng cũng nhanh chóng nhất là giảm việc canh tác cũng như sử dụng bắp chỉ để chế biến ethanol bởi điều này không lợi về mặt kinh tế cũng như an toàn thực phẩm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cuối thiên niên kỷ này  nhiều vùng đất trên các châu lục sẽ  chìm ngập dưới hai mét nước biển, khu vực Mekong Delta trong đó có đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
Giải pháp thứ nhì, vào khi gần nửa dân số trên trái đất bị đe dọa bởi nạn thiếu nước và hạn hán, việc bảo vệ
Mỗi năm dân số địa cầu mỗi tăng thêm. AFP
Mỗi năm dân số địa cầu mỗi tăng thêm. AFP
AFP
nguồn nước cùng những diện tích trồng trọt canh tác là vô cùng quan trọng. Nước ngọt và đất thịt là tài nguyên cần được bảo vệ nếu muốn duy trì đủ sản lượng thực phẩm cho nhân lọai trong tương lai.

Trách nhiệm của các siêu cường

Một đề nghị khác, chuyên gia Roney trình bày tiếp, là giảm bớt tiến trình đô thị hóa. Ông nêu thí dụ như Trung Quốc ngày nay với chính sách tự cung tự quản để chế biến nhiên liệu. Càng nhiều đô thị mọc lên thì càng nhiều đất canh tác ở quốc gia này bị ngốn vào những dự án đường xá, bãi đậu xe, những trung tâm thương mại đồ sộ.
Nói một cách khác, kỹ nghệ sản xuất ô tô đang thay thế dần kỹ nghệ sản xuất nông sản, trong lúc  những ngành công nghệ cao, những ngành sản xuất sản phẩm dây chuyền, cộng với lượng nhiên liệu tiêu thụ hàng ngày vân vân… thải một lượng thán khí khổng lồ vào bầu khí quyền, tạo nên hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng ấm nhanh hơn.
việc này chỉ là trách nhiệm của các siêu cường tức các nước đang sử dụng đang tiêu thụ hàng số lượng lớn nhiên liệu cho việc phát triển bền vững kỹ thuật và công nghệ của nước họ.
Đó là chưa kể đến nạn ô nhiễm môi sinh do khoa học kỹ thuật gây ra, ông Matthew Roney nói tiếp, mà đã tác hại đến thiên nhiên và đất đai của con người như thế nào trong mấy thập kỷ qua.
Đã tới lúc phải tích cực với những dự án giao thông công cộng hơn là đòi hỏi mỗi cá nhân một chiếc xe riêng hoặc là những hệ thống đường cao tốc chằng chịt.
Đó là những gì con người có thể làm được hầu có thể tránh một cuộc khủng hoảng  lương thực như đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh hiện thời.
Muốn được như vậy, chuyên gia Matthew Roney của Viện Chính Sách Trái Đất kết luận, đừng nghĩ rằng việc này chỉ là trách nhiệm của các siêu cường tức các nước đang sử dụng đang tiêu thụ hàng số lượng lớn nhiên liệu cho việc phát triển bền vững kỹ thuật và công nghệ của nước họ.
Sẽ đến lúc các quốc gia không đối đầu với nhau bằng vũ khí nữa mà đối đầu với nhau vì  thiếu nước uống, thiếu lương thực để ăn, giá nhu yếu phẩm tăng vọt kéo theo hỗn lọan và bất ổn chính trị.
Ông nhấn mạnh việc bảo vệ nguồn lương thực và an toàn  thực phẩm phải là bổn phậnvà  trách nhiệm toàn cầu, nghĩa là từng quốc gia từng chính phủ đồng lòng hợp tác với nhau.
Mặt khác, vẫn theo lời nhà nghiên cứu của Viện Chính Sách Trái Đất, nỗ lực phòng chống khủng hoảng lương thực còn đòi hỏi hành động thực tiễn và sự hỗ trợ lẫn nhau trong từng cơ quan từng ngành bộ của mỗi một chính phủ, bên cạnh ý thức và cảnh giác của từng cá nhân trong xã hội.
Tóm lại, Theo Viện Chính Sách Trái Đất, tình trạng bất ổn trên thế giới liên quan đến giá  lương thực tăng chỉ là bước khởi đầu. Sẽ đến lúc các quốc gia không đối đầu với nhau bằng vũ khí nữa mà đối đầu với nhau vì  thiếu nước uống, thiếu lương thực để ăn, giá nhu yếu phẩm tăng vọt kéo theo hỗn lọan và bất ổn chính trị. Đó là tương lai của nhân lọai nếu không có biện pháp khắc phục kịp lúc và kịp thời.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.