Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới

Bộ Ngọai giao Hoa kỳ hôm thứ Tư công bố bản phúc trình thường niên về nhân quyền trên thế giới.

Mỹ tự nhận cũng phải xem lại vấn đề nhân quyền

Văn bản đề cập tới hành động vi phạm nhân quyền tại nhiều nước, từ TQ, Nga, Bắc Hàn, Việt Nam tới Zimbabwe, đồng thời cam kết quan tâm tới những mối lo ngại về thành tích nhân quyền của chính nước Mỹ.

Lên tiếng trong lời mở đầu cho bản phúc trình nhân quyền 2008, Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết:

Hoa Kỳ không những ra sức theo đuổi lý tưởng nhân quyền trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến sự tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi tiếp cận với các quốc gia và dân tộc khác trên khắp thế giới.

... rằng Hoa Kỳ không những ra sức theo đuổi lý tưởng nhân quyền trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến sự tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi tiếp cận với các quốc gia và dân tộc khác trên khắp thế giới.

Bản phúc trình nhân quyền thế giới 2008 của bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ lưu ý về việc chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã đi ngược lại nguyện vọng của người dân vốn đòi hỏi tự do cá nhân và chính trị nhiều hơn. Phúc trình nói thêm rằng tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất có khuynh hướng diễn ra tại những nơi mà giới cầm quyền tắc trách hay chính phủ bị sụp đổ.

Nhân quyền bị vi phạm nhiều nhất ở các nước cộng sản

Theo bản phúc trình thì tình hình nhân quyền ở Bắc Hàn “cực kỳ xấu”, với nhiều nguồn tin đề cập tới hành động đàn áp thường xuyên tại xứ Cộng sản khép kín và bí ẩn nầy.

Liên quan TQ, bản phúc trình cho biết thành tích nhân quyền ở Hoa Lục nói chung vẫn còn tồi tệ, và tại một số nơi, trở nên nghiêm trọng hơn, khi quyền về đời tư, các quyền tự do ngôn luận và báo chí tiếp tục bị vi phạm.

Phần dành cho VN mở đầu với nhận xét rằng “Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN, với dân số khỏang 86 triệu, là một nước độc đóan do Đảng CSVN cai trị. Cuộc bầu cử Quốc Hội (VN) hồi tháng 5 năm 2007 đã diễn ra không được tự do mà cũng chẳng công bằng vì tất cả ứng cử viên đều bị xem xét nghiêm ngặt bởi Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngọai vi của Đảng CS có nhiệm vụ theo dõi các tổ chức quần chúng”.

Theo bản phúc trình thì tình hình nhân quyền ở Bắc Hàn "cực kỳ xấu", với nhiều nguồn tin đề cập tới hành động đàn áp thường xuyên tại xứ Cộng sản khép kín và bí ẩn nầy.

Vẫn theo bản phúc trình thì thành tích nhân quyền của VN vẫn chưa khá hơn. Người dân không thể thay đổi chính phủ bằng lá phiếu, các hoạt động chính trị bị ngăn cấm. Chính phủ tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến, bắt giữ những nhà dân chủ khiến nhiều người phải bỏ nước lánh nạn. Bản phúc trình cũng đề cập tới những hành động đàn áp của công an, tệ nạn tham nhũng, kỳ thị sắc tộc, kỳ thị phụ nữ, đàn áp những người hoạt động cho công đoàn … ở VN.

Tình trạng đàn áp nhân quyền đáng ngại tại những nước khác như Nga, Iran, Iraq, Cuba cũng được bản phúc trình nêu lên.

Liên quan đến Hoa Kỳ, qua đọan mở đầu gây nhiều ngạc nhiên, bản phúc trình nhìn nhận những mối quan ngại của thế giới về thành tích nhân quyền tại chính nước Mỹ, có liên quan những cáo giác về hành động tra tấn, sách nhiễu những tù nhân bị bắt trong “Cuộc chiến chống khủng bố” của Hoa Kỳ.