Việt Nam cam kết mở cửa thị trường bưu chính viễn thông

Theo thoả thuận khi gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới WTO, Việt Nam cam kết sẽ hoàn toàn mở cửa thị trường của ngành bưu chính viễn thông vào năm 2012.

0:00 / 0:00

Mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông đã đệ trình lên chính phủ Dự thảo Luật Viễn thông và bản dự thảo này được đưa ra thảo luận trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 12.

Thị trường hấp dẫn

Ngành Bưu chính viễn thông đang trở thành một thị trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này như: tập đoàn IBM, Cisco, AT&T, Alcatel Lucent, Ericsson, Nokia, and Motorola tham gia vào những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị viển thông.

Tháng 4 vừa qua Việt Nam đã cấp giấy phép cho 4 đơn vị là: Viettel, Vinaphone, Mobifone, và liên doanh giữa Công ty điện lực Telecom & Hanoi Telecom triển khai công nghệ 3G.

Ngay sau đó tập đoàn Huawei thông báo trúng thầu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng viển thông cho Viettel. Với dự án này Huawei sẽ xây dựng 2,000 trạm thu phát sóng ở phía Nam.

Mới đây trong tháng này tập đoàn ZTE loan báo trúng được 20% các hợp đồng với tập đoàn viển thông Viettel. Các dự án này sẽ bắt đầu được triển khai vào tháng 9 tới đây, và sẽ giúp Viettel giảm được chi phí.

Đồng thời ZTE cũng đạt được một thoả thuận hợp tác xây dựng hệ thống UMTS ở Việt Nam. Công ty này đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng viển thông ở Hong Kong chỉ trong vòng 11 tháng.

Gần 90 triệu khách hàng

Năm ngoái tập đoàn Bưu chính Viển thông Việt Nam báo cáo đoạt doanh thu đứng đầu với khoảng 2,66 tỉ đôla, đứng thứ nhì là Viettel với khoảng 1,94 tỉ đôla, liên doanh Công ty Điện lực Telecom mới được thành lập cũng đạt khoảng trên 217 triệu đôla.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin Truyền thông, đến cuối tháng 4 năm nay, Viêt Nam đã có khoảng 89,5 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ di động với tỉ lệ 105 điện thoại di động trên 100 đầu người.

Mới đây Liên doanh giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Hanoi Telecom vừa loan báo sẽ đầu tư khoảng 351 triệu đôla xây dựng 5.000 trạm thu phát sóng trong vòng 3 năm để từng bước cung cấp những dịch vụ hoàn chỉnh của công nghệ 3G cho khách hàng và bảo đảm mở rộng vùng phủ sóng đến 50% dân cư.

Theo dự đoán, thị trường thông tin di động Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh. Dự kiến chậm nhất trong quý 1 năm 2010 khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ đồng bộ, hoàn chỉnh và tiên tiến nhất của công nghệ 3G.

Mặc dù giá một chiếc iPhone 3G ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 15 triệu đồng tức là tương đương với mức dưới 1,000 đôla nhưng mức tiêu thụ cũng khá nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Một người đang là chủ của một chiếc iPhone đời mới ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

"Đi ểm đ ặc bi ệt c ủa iPhone là ng ười ta có th ể l ứơt Web, và hình ảnh thì ph ải th ừa nh ận là r ất nét, ngay c ả cái Samsung i9 nháy theo ki ểu iPhone, thì cái c ảm ứng cũng r ất d ỡ và r ất ch ậm; còn v ới cái 3G này thì ch ỉ c ần l ấy ngón tay búng hình thì nó r ất nhanh, cái c ảm ứng nó hi ểu r ất rõ, còn v ề cái camera ch ụp hình thì r ất rõ, ch ất l ượng.

Nói v ề ng ười s ử d ụng iPhone hi ện nay thì r ất nhi ều do cái ti ện ích c ủa nó. Ph ải th ừa nh ận ở Thành ph ố H ồ Chí Minh có r ất nhi ều khách hàng s ử d ụng iPhone."

Tiếp tục phát triển

Cùng với hệ thống di động, dịch vụ Internet cũng phát triển vượt bực. Khi dịch vụ Internet có mặt tại Việt Nam vào năm 1997. Lúc đó nó được xem như một dịch vụ cao cấp dành cho một nhóm cá nhân hoặc tập thể thật sự có nhu cầu.

Không ai dám nghĩ rằng người nông dân ở các vùng sâu vùng xa có thể biết đến Internet là gì. Thế nhưng chỉ trong vòng 10 năm Internet đã về đến nông thôn. Bây giờ dịch vụ Internet không chỉ có mặt ở các đô thị mà đã toả rộng khắp các tỉnh thành, từ những khu dân cư đông đúc đến các vùng xa xôi.

Anh Lê Văn Sơn, một nông dân ở Huyện Phú Tân tỉnh An Giang đã biết sử dụng Internet để tìm thông tin nông nghiệp từ hai năm nay. Mỗi ngày anh Sơn truy cập Internet từ 3 đến 4 lần. Anh nói:

"Internet r ất là ti ện ích, mình truy c ập nh ững thông tin r ất là c ần thi ết, có nh ững v ấn đ ề mình không bi ết thì vào trang Web đ ể h ỏi đáp v ề tài li ệu k ỷ thu ật và các k ỷ s ư s ẽ tr ả l ời cho mình trong trang Web đó luôn. Không có ai gi ới thi ệu các trang Web t ự mình đánh vào các trang tìm ki ếm đ ể tìm."

So với trước kia vì là dịch vụ mới nên cứơc phí Internet rất cao, thủ tục đăng ký phức tạp… Còn bây giờ mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông và chất lượng dịch vụ viễn thông ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, trong khi giá cước từng bước giảm xuống ở mức bằng và thấp hơn mức bình quân của khu vực và thế giới.

Khi được hỏi về cứơc phí truy cập Internet đối với khách hàng, ông Vũ Quốc Thơ, Giám đốc Café Internet Sao gần Hồ Con Rùa ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

ối v ới Café Sao h ệ th ống trang b ị Internet cho khách hàng là free. Ch ẳng h ạn khi m ột ng ười khách hàng vô kêu m ột món n ứơc nào đó, và ng ồi trong kho ảng th ời gian bao lâu cũng đ ược, thì khách đ ược s ử d ụng Internet mi ễn phí, không ph ải tr ả ti ền phí truy c ập."

Với việc đẩy mạnh ngành bưu chính viển thông, Việt Nam hy vọng công nghệ thông tin sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trực tiếp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nứơc.

Điều đó cũng đặt ra một thách thức lớn trong việc mở rộng sự kiểm soát, và kiểm duyệt thông tin gắt gao như hiện nay.