Báo chí nước ngoài phân tích tình hình kinh tế Việt Nam

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay được nhiều nơi trên thế giới chú ý. Gần đây ngòai những phúc trình của các tổ chức đánh giá tín dụng, đầu tư về tình hình Việt Nam, báo chí ngọai quốc cũng có những bài phân tích liên quan.
Gia Minh, phóng viên đài RFA
2008.06.10
Saigon_SuppreMarket_305.jpg Lạm phát, giá cả liên tục tăng cao khiến đồng lương không đủ sống, là một trong những nguyên nhân của tình trạng đình công của người lao động tại Việt Nam.
AFP PHOTO.

Khi con hổ VN gặp bất ổn

Đầu tuần này, báo Time phát hành trên mạng internet cho đăng bài của tác giả Martha Ann với tựa đề 'Vietnam's troubled economy' – tạm dịch là nền kinh tế bất ổn của Việt Nam.

Mở đầu bài viết tác giả nhắc lại rằng chỉ cách đây một năm, Việt Nam được ca ngợi như là câu chuyện thành công tương tự như những quốc gia được gọi là hổ châu á vươn lên hồi thập niên 1990 hoặc như Trung Quốc, Ấn Độ gần đây.

Mọi chuyện trong năm trước tưởng như bước đi thần kỳ với mức tăng trưởng cao nhất khu vực là 8,5%. Thế rồi giá nhà đất tăng lên gấp hai, gấp ba.

Chứng khóan cũng giúp nhiều nguời thành triệu phú. Những chiếc xe hơi đời mới được nhập về chạy khắp những con đường tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng rồi chỉ trong nửa năm nay, tin xấu dồn dập đến: giá cả tăng vọt, thị trường chứng khoán chao đảo. Công nhân phải đình công do giá cả tăng cao.

So với các nước khu vực thì mức độ tăng giá của Vn tăng rất cao, nhất là trong tháng 5 vừa qua. Trong tháng 5 tăng không phải do quan hệ cung cầu mà do yếu tố tâm lý mà do chủ quan của những nguời họat động trong lĩnh vực lương thực.
Ông Ngô Trí Long

Nhiều người lâm cảnh đói kém

Theo tác giả bài báo thì lạm phát xảy ra tòan cầu, thế nhưng tình trạng ở Việt Nam là gay gắt nhất.

Ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học thị truờng giá cả nói về lạm phát tại Việt Nam:

“So với các nước khu vực thì mức độ tăng giá của Vn tăng rất cao, nhất là trong tháng 5 vừa qua. Trong tháng 5 tăng không phải do quan hệ cung cầu mà do yếu tố tâm lý mà do chủ quan của những nguời họat động trong lĩnh vực lương thực.”

Hanoi_Street_250.jpg
Nền kinh tế liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong những năm qua. Tuy nhiên Việt Nam cũng đang phải đối diện với những khó khăn của lạm phát, tăng giá cũng như hố sâu cách biệt giàu - nghèo. AFP PHOTO.
AFP
Chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước phiên chất vấn của quốc hội vào ngày 31 tháng 5 vừa qua thừa nhận là số hộ phải chịu đói kém đã tăng gấp đôi trong vòng một năm mà thôi.

Ông Dũng cho biết chính phủ sẽ chia xẻ gánh nặng cùng nguời dân, và trách nhiệm của chính phủ là kiềm chế lạm phát. Thế nhưng lạm phát trong tháng năm vừa qua đã lên đến mức hơn 25%.

Lạm phát trầm trọng hơn khi mà đồng bạc Việt Nam lại bị mất giá so với đồng đô la Mỹ. Hồi tuần qua, trên thị trường chợ đen, một đô la đổi được 18 ngàn 500 đồng so với mức 16 ngàn trước đó.

Chính quyền đối phó chậm chạp

Tác giả Martha Ann cho rằng chính quyền Hà Nội đối phó chậm chạp trước tình hình ngày càng xấu đi đó phần nào bởi không còn ranh giới đuợc phân định rõ giữa phái bảo thủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành phần cải cách với khuynh hướng tự do hơn.

Tác giả trích dẫn lời của ông Joanathan Pincuss, kinh tế gia trưởng Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam là tình trạng ra quyết định bị tê liệt đến mức không có một đầu mối nào kiểm sóat chính sách tiền tệ.

Giờ đưa tất cả những chuyên gia giỏi nhất thế giới vào giải quyết lạm phát ở Việt Nam trong chế độ này thì cũng 'múa tay trong bị'. Vấn đề không phải là kỹ thuật, là con nguời, mà phải tháo cho được cái cơ chế hiện nay- đó là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa…

TS Nguyễn Thanh Giang

Trong một thể chế theo cung cách nhất trí - không chỉ trong Đảng mà cả trong các ủy ban, các bộ và các tỉnh thành - thì khó cho những nguời lãnh đạo đưa ra được những quyết định cứng rắn. Trong một cơ chế như thế thì luôn khó chia xẻ những nỗi đau, mà dễ phân chia quyền lợi.

Ông Nguyễn Thanh Giang, tiến sĩ  Địa vật lý, nguời theo dõi sát việc điều hành đất nước tại VN, phát biểu về nhận định vừa nêu:

“Giờ đưa tất cả những chuyên gia giỏi nhất thế giới vào giải quyết lạm phát ở Việt Nam trong chế độ này thì cũng 'múa tay trong bị'. Vấn đề không phải là kỹ thuật, là con nguời A, nguời B mà phải tháo cho được cái cơ chế hiện nay- đó là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa…”

Mạng Timesonline hôm qua cũng có bài của tác giả Miles Costello chú trọng hơn đến  thành phố Hồ Chí Minh. Tựa đề bài báo là 'Warnings signs in Vietnam's freewheeling economy" - tạm dịch là những dấu chỉ cảnh báo tại trung tâm kinh tế phát triển tự do.

Theo tác giả, ngòai những hào nhóang bắt gặp trên đường phố Sài Gòn như hình ảnh từng đòan xe đời mới, cả xe máy lẫn xe hơi; nếu nhìn kỹ mới thấy dấu chỉ của tác động tình hình giá cả mọi mặt hàng đều tăng cao.
Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.