Không khí tại Hà Nội, Sài Gòn trong ngày rước đuốc Olympic Bắc Kinh

Hôm nay thứ Ba 29-4-2008, ngày mà đuốc Olympic Bắc Kinh được rước qua đường phố Việt Nam. Sự kiên này được nghênh tiếp ra sao? Trong khi buỗi lễ rứơc đuốc được tổ chức tại Nhà Hát Thành Phố ở Sài Gòn, tại Hà Nội công an đã ra tay bắt giữ nhiều người dự định biểu tình phản đối Trung Quốc.
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
2008.04.29
Hanoi_police_arrest_protestors_200.jpg
Lực lượng công an, an ninh Hà Nội chận bắt những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc nhân dịp đuốc Olympic Bắc Kinh rước qua Việt Nam. Photo courtesy of trangdenonline.
Tin cho hay, vào lúc 9 giờ sáng, lực lượng công an đã dùng áp lực bắt nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thầy giáo Vũ Hùng và sinh viên Nguyễn Tiến Nam, ngay sau khi những người này có ý định giơ cao biểu ngữ chống việc rước đuốc cũng như phản đối Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.

Từ Thái Bình, Thanh Hóa lên Hà Nội biểu tình

Có mặt tại hịên trường, ông Túc, một người dân từ Thái Bình lên Hà Nội biểu tình, kể lại với Việt Hùng của Đài Á Châu Tự Do như sau:

Ông Túc: Tôi hiện tại bây giờ tôi đang ra chỗ bờ Hồ Hoàn Kiếm. Tất cả bà con tạm rút về đây, tập trung ở đây, và tôi đang ra đây.

Việt Hùng : Chúng tôi có ghi nhận là ông và một số bà con ở Thái Bình như vậy là kéo lên Hà Nội để biểu tình, trong lúc này thì tại Hồ Hoàn Kiếm tình hình như thế nào ạ?

Ông Túc: Hiện tại bây giờ thì tôi đang ở đây, đang tìm bà con. Lúc ở chỗ Chợ Đồng Xuân thì anh Nguyễn Tiến Nam, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa với lại thầy giáo Vũ Hùng có ra ám hiệu để cho bà con tất cả ở trong chợ và ở mọi nơi chung quanh chợ kéo ra biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc và tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh.

Một số bà con dân oan tỉnh Thanh Hoá có ra muốn đem tiếng nói bức xúc của mình để gọi là chuyển tải đến trong vấn đề (Trung Quốc) bắn giết ngư dân. Bây giờ bà con ra đây cũng được hậu thuẫn. Hôm qua tôi cũng tiếp xúc với bà con ở trong nhà trọ thì cũng được mấy chục bà con nạn nhân là vợ, là cha, là bố, là mẹ, là con của những nạn nhân bị tàu Trung Quốc bắn chết cách đây một hai năm.

Đang làm ám hiệu thì bắt đầu họ (công an) ra họ túm lấy nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã, túm lấy anh sinh viên Nguyễn Tiến Nam với lại thầy giáo Vũ Hùng, và họ lôi 3 người này đi. Nói chúng là trong vụ này thì có ghi lại được một số hình ảnh, ví dụ trong lúc họ bắt bớ mấy nhà đấy.

Bị bắt giữ, bị hành hung

Việt Hùng : Chuyện đó nó xảy ra vào lúc mấy giờ sáng nay trước cửa Chợ Đồng Xuân, thưa ông?

Ông Túc : 9 giờ 5 phút ạ. Theo giờ chúng tôi đã hẹn thì đến giờ cho người ra ám hiệu để bà con tập trung lại. Đang làm ám hiệu thì họ hành hung nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thầy giáo Vũ Hùng và sinh viên Nguyễn Tiến Nam với lại một người dân oan nữa.

Việt Hùng : Ông nói họ đã hành hung nhà văn Nguyễn Xuan Nghĩa, thầy giáo Vũ Hùng, và sinh viên Nguyễn Tiến Nam?

Ông Túc : Có một người ghi lại được những cái hình đó. Họ túm bốn vó, họ khiêng, họ lôi kéo, họ dằn xé, họ túm đầu Nguyễn Tiến Nam, người thì nám tay người thì cầm chân, người thì nắm tóc, khiêng như khiêng một con vật. Họ đưa những người này đi nơi khác và hiện không biết họ giam nơi đâu, họ giữ như thế nào, thì hiện tai chúng tôi cũng chưa biết được. Thấy có một số bà con ở đây, hiện tại tôi ra đây để muốn điện thoại với bà con nhưng mà hiện tại bây giờ ra đến đây thì anh gọi cũng chưa liên lạc được.

Việt Hùng : Cũng có mặt vào sáng ngày hôm nay ở Chợ Đồng Xuân, một nhân chứng khác là ông Đỗ Duy Thông, ngưòi đã nhanh tay chụp được những hình ảnh công an áp giải nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thấy giáo Vũ Hùng  và sinh viên Nguyễn Tiến Nam. Ông Đỗ Duy Thông kể lại :

Ông Đỗ Duy Thông : Tôi vừa ở trên chợ Đồng Xuân suốt từ sáng đến giờ. Tôi ở trên từ 1 giờ đêm với mọi người, kẻ thì giả xe ôm, người giả làm cửu vạn nằm ở đấy đến sáng chực chờ anh em. Khi đến giờ chúng tôi hành động thì anh Nghĩa, anh Hùng, cháu Tiến Nam vừa đưa biểu ngữ lên một cái tôi mới chụp được 3 kiểu ảnh thì bắt đầu công an nó xô ra, nó bẻ quặt tay 3 người, nó đưa vào Chợ Đồng Xuân để hỏi tội 3 người đó. Thì như vậy là tôi chụp được 3 kiểu ảnh.

Việt Hùng : Cho đến bây giờ là hơn 10 giờ sáng, theo giờ Hà Nội, không khí ở Chợ Đồng Xuân ra sao? Những bà con ở tình Thanh Hoá, tình Thái Bình cỡ khoảng bao nhiêu người, thưa ông?

Ông Đỗ Duy Thông : Dạ. Báo cáo anh, cái này thì đông lắm. Miền trong ra cũng đông. Ở Kiên Giang đấy, họ ra đông lắm. Với lại ở Thanh Hoá ra cũng đông. Nhưng mà bây giờ thì mỗi người ở mỗi ngã. Khi vừa mới gặp nhau ở cửa Đồng Xuân một cái thì như vậy công an đã làm việc rồi.

Police_Saigon_OlympicTorch_200.jpg
Công an được triển khai khắp thành phố Sài Gòn hôm 29-4-2008 nhằm ngăn chận các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc nhân lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh. AFP PHOTO.
Sài Gòn siết chặt an ninh

Việt Hùng : Đó là những tin sơ khởi diễn ra tại Hà Nội, cập nhật cho đến 11 giờ trưa (giờ Hà Nội). Trong khi đó tại Tp.HCM tin ghi nhận một số sinh viên bị bắt, môt số khác liên tiếp trong nhiều ngày nay công an đã mời họ đi làm việc, thậm chí có sinh viên bị chủ nhà đuổi vì áp lực của các cấp chính quyền. Câp nhật tính đến 10 giờ sáng (giờ Sài Gòn) sinh viên Kim Duy liên lạc với Ban Việt Ngữ như sau:

Sinh viên Kim Duy : Đến giờ này thì không khí ở Sài Gòn hết sức căng thẳng. Ngoài công an và tất cả các lực lượng khác họ làm việc rất tập trung, một số đường bị khống chế, số lượng người đi qua lại rất hạn chế.

Việt Hùng : Theo những thông tin chúng tôi ghi nhận được trong những ngày vừa qua, một số sinh viên lên Sài Gòn học ở nhà trọ thì đã bị chủ nhà gây áp lực là phải rời khỏi nhà trọ như vậy.

Sinh viên Kim Duy : Dạ vâng. Khi mà bị công an làm phiền nhiều tại nơi họ cho thuê trọ thì chủ nhà mặc dù họ cũng rất là thương và muốn đùm bọc học sinh thì họ cũng sợ. Ngay một sinh viên tạm trú tại nơi thuê trọ thì cũng đều phải làm đúng theo pháp luật là làm giấy tạm trú tạm vắng trình báo tại cơ quan an nình phường.

Nhưng việc bên an nình mời làm việc liên tục với nhà chủ, làm việc không đúng pháp luật, qua đó dù trực tiếp hay gián tiếp thì việc học sinh - sinh viên buộc phải chuyển nhà là việc gây sức ép của cơ quan chính quyền và an ninh. Có những bạn sinh viên bị mất nhà thuê trọ rất là đông.

Việt Hùng : Lần trước biểu tình về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, còn lần này là lễ rước đuốc mà các anh lại quyết định là các anh vẫn giữ ý định là tổ chức biểu tình?

Sinh viên Kim Duy : Thật ra mà nói thì Thế Vận Hội cũng như ngọn đuốc Olympic nó rất là trong sáng, thể hiện tính đoàn kết của thế giới, tinh thần thượng võ và nối vòng tay lớn của thế giới, mà người Việt Nam chúng ta cũng rất hân hoan để chào đón ngọn đuốc Olympic đấy.

Nhưng chúng ta phải lên tiếng bởi lẽ không đồng ý ngọn đuốc đẹp đẽ ấy được trao vào tay một đất nước với tham vọng bành trướng gây nguy hịa đến an ninh thế giới, bởi lẽ đất nước đó là một đất nước vô cùng thiếu nhân quyền, một đất nước mà sai khiến quân đội đàn áp đồng bào Tây Tạng, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Hơn nữa, họ đang chiếm Hoàng Sa và một phần lớn Trường Sa của chúng ta. Thì dù bên chính quyền họ không muốn vì những lý do chủ quan hay khách quan của họ, nhưng với cá nhân Kim Duy cũng như các bạn khác cảm thấy đó là trách nhiệm của mình. Lịch sử bốn ngàn năm của người Việt đã không chấp nhận sự đồng hoá của Trung Quốc và ngày hôm nay cử chỉ đưa chính trị vào trong ngọn đuốc ấy cần phải được tẩy chay và lên án  trước thế giới. Hành động biểu tình của tuổi trẻ ngày hôm nay là nó gồm có 3 mục đích:

(1) Là để cho cả thế giới biết rằng với nhân quyền của Trung Quốc, với tham vọng bành trướng cà xâm lấn lãnh thổ các nước khác, theo Hiến CHương Liên Hiệp Quốc là vi phạm nghiêm trọng, để cho thế giới biêt trung Quốc đang xâm lấn Việt Nam và vi phạm nghiêm trọng nhân quyền ở quê hương họ. Họ không xứng đáng vinh hạnh nhận nọgn đuốc đó.

(2) Là để một lần nữa thể hiện chủ quyền của Việt Nam, nguyện vọng của người dân Việt Nam tại lãnh hải và quần đảo của mình.

(3) Tuổi trẻ muốn lên tiếng, đó là nói cho đồng bào cả nước, những người chưa biết được lãnh thổ và lãnh hải của chúng ta đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Xưa nay chúng ta có câu "giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh".

Nhà nước vẫn hân hoan chào đón Ngày 30 Tháng 4 bởi lẽ họ nói rằng đó là ngày thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, vậy ngày hôm nay đã thống nhất đất nước chưa? đã toàn vẹn lãnh thổ chưa? Và đó như Kim Duy trao đổi thì đó là 3 cái tiêu chí để cho sinh viên biểu tình và gửi đến thông điệp với mọi người.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.