Một cựu tù chính trị Việt Nam đào thoát sang Thái Lan

Anh Trương Quốc Huy, một cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam, vừa đào thoát khỏi Việt Nam đến Thái Lan.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012.02.28
truong-quoc-huy-305 Anh Trương Quốc Huy trong lần trả lời phỏng vấn đài RFA khi vừa đến Thái Lan tị nạn, ảnh chụp trước đây.
RFA
Đối với cơ quan an ninh và chính quyền trong nước thì tên tuổi của Trương Quốc Huy nằm trong danh sách những người mà họ cho là thành phần nguy hiểm.

Lo sợ, bất an


Thực tế đã chứng minh điều đó khi Trương Quốc Huy bị bắt, bị giam và bị đưa ra tòa về các tội  danh  mà cơ quan an ninh đưa ra  "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", " tuyên truyền chống Nhà Nước", "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm các quyền lợi của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức hay công dân".

Lần đầu tiên anh này bị bắt là hồi ngày 19 tháng 10 năm 2005. Lần đó anh bị bắt cùng với người bạn gái Lisa Phạm, quốc tịch Mỹ và người anh là Trương Quốc Tuấn. Tất cả bị giam giữ 9 tháng mà không bị truy tố.

Anh Trương Quốc Huy bị bắt lần thứ hai vào ngày 18 tháng 8 năm 2006. Tại phiên xử hồi ngày 29 tháng giêng năm 2008, anh bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Anh được ra khỏi tù vào ngày 30 tháng 11 năm 2011.
Chính quyền luôn mong muốn những người đấu tranh như tôi và những anh em khác phải nhận tội và có cách nói như ý của chính quyền. Chúng tôi không làm điều đó nên họ nhiều lần tìm nhiều cách gây khó dễ.
Trương Quốc Huy

Tuy ra khỏi tù nhưng trong thời gian qua, bản thân anh Trương Quốc Huy và gia đình tiếp tục chịu sự kiểm soát nghiêm nhặt của địa phương và cơ quan an ninh.

Anh Trương Quốc Huy trước khi bị bắt giam. RFA file
Anh Trương Quốc Huy trước khi bị bắt giam. RFA file
RFA file
Đến ngày  27  tháng 2 năm 2012, anh Trương Quốc Huy đến được Thái Lan để xin tỵ nạn chính trị.

Vào ngày 28 tháng 2, anh có cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do. Trước hết là quyết định rời khỏi đất nước:

"Sau 6 năm bị cầm tù và về với gia đình, chính quyền luôn mong muốn những người đấu tranh như tôi và những anh em khác phải nhận tội và có cách nói như ý của chính quyền. Chúng tôi không làm điều đó nên bị họ mời nhiều lần và tìm nhiều cách gây khó dễ cho gia đình như mời hay gọi điện thoại vào số riêng của những người thân trong gia đình. Điều đó làm cho gia đình bất an.
Riêng cá nhân tôi, có nhiều lần gặp ngoài đường họ cũng hăm dọa có thể gặp tai nạn giao thông nếu như làm điều gì mà truyền thông gây bất lợi cho chính quyền, nên bản thân phải tự xem xét…
"

Nhiều ý kiến cho rằng khi đi ra khỏi nước sẽ không còn cơ hội như khi ở Việt Nam để đấu tranh, trước ý kiến này anh Trương Quốc Huy trình bày:

"Những người đã từng lên tiếng đấu tranh, từng bị cầm tù đều có những hoàn cảnh riêng, và mỗi người đều có phương cách đấu tranh riêng cho mình. Có thể người này chọn con đường này, người khác chọn con đường khác. Những người ra đi họ có cách đấu tranh khác để ủng hộ cho dân chủ tại Việt Nam."

Anh cũng đưa ra những dự đoán về thời gian trước mắt:

"Hiện tôi hy vọng những người yêu chuộng tự do vả ủng hộ cho dân chủ sẽ có sự đón nhận tôi, tôi chưa hình dung được bước đường sắp tới sẽ như thế nào nhưng cảm giác được tự do hơn khi còn ở tại Việt Nam."

Tù chính trị ở VN

Nhân dịp nói chuyện sau khi đến được Thái Lan, anh Trương Quốc Huy cho biết thời gian bị giam cầm trong nhà tù Việt Nam:
Có giai đoạn trong 6 tháng trời họ không cho tôi đánh răng. Có lúc 3 tháng họ mới cho tôi ra nắng một lần chỉ chừng 15 phút.
Trương Quốc Huy
"Thời gian ở trong nhà giam nhưng tôi không nhận tội nên trong những thời gian bị giam tôi bị nhốt trong một hầm cả hai năm, và có giai đoạn trong 6 tháng trời họ không cho tôi đánh răng. Họ tìm mọi cách từ chối lời kêu của tôi; đôi khi tôi cũng đập cửa yêu cầu gặp quản giáo nhưng họ phớt lờ. Có lúc 3 tháng họ mới cho tôi ra nắng một lần chỉ chừng 15 phút.

Lúc gần ra tòa họ thay đổi tội danh của tôi đến bốn lần để kéo dài thời gian không đưa ra xét xử. Thời gian tạm giam họ làm cho tinh thần mình bị ảnh hưởng rất nhiều.
"

Những chia xẻ của anh đối với những người còn trong tù ở Việt Nam, cũng như những người cùng đấu tranh cho đất nước hiện nay:

"Khi mãn án tù ra xã hội, tôi thấy có hít thở hơn một tí không khí tự do. Khi ở trong tù thì phải đấu tranh với kể cả việc đọc một tờ báo, viết một lá thư.

Đối với những anh em còn án tù dài tôi thấy họ chịu bất công, tôi mong một thông qua những cuộc vận động như của nhạc sĩ Trúc Hồ, TS Nguyễn Đình Thắng … gặp cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đưa thỉnh nguyện thư đến tổng thống Obama, nêu rõ tình hình Việt Nam với chừng 600 tù nhân chính trị, tôn giáo tại Việt Nam đang chịu tù bất công, bị giam giữ đàn áp tàn khốc. Tôi luôn tìm mọi cách để đấu tranh cho đồng bào tại đất nước mình."


Chưa có một thống kê chính thức nào về số tù nhân chính trị Việt Nam đang phải chạy sang Thái Lan xin quy chế tỵ nạn. Tuy nhiên đây vẫn là nơi mà nhiều thành phần bị bức hại đến cùng đường đang tìm đến.


Video: Trương Quốc Huy trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra tù
Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
27/02/2012 23:34

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tìm cách đưa Trương Quốc Huy gặp Tổng Thống Mỹ, hoặc các vị Nghị Sĩ, hay Dân biểu Hoa-Kỳ để trực tiếp được nghe anh Huy làm chứng thuật lại sự tàn khốc, hiểm độc, và thủ tiêu tôn giáo và nhân quyền của những công dân bị họ giam giữ chưa xét xử công khai, không được luật pháp bảo vệ, và không được Luật sư giúp đỡ theo công ước của LHQ mà Chính phủ VN ký kết.

Anonymous
28/02/2012 16:55

ở đâu cũng có anh hùng
ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên
thằng khôn nó đã vượt biên
những thằng cộng sản chẳng điên cũng khùng
chung qui cũng tại đảng đần
cho nên mới lắm thằng khùng thằng điên

Anonymous
28/02/2012 00:04

theo toi duoc biet dung la nhu vay ho kiem soat rat ky va luon theo doi ca gia dinh va ho hang

Anonymous
28/02/2012 12:47

Kính gởi đài phát thanh RFA & ông Gia Minh, biên tập viên RFA,

Nếu tôi nhớ không lầm thì cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam Trương Quốc Huy là em chồng của Lisa Phạm, quốc tịch Mỹ và người anh là Trương Quốc Tuấn.

Hiện nay Trương Quốc Tuấn đang cư ngụ ở Mỹ. Trương Quốc Tuấn trước kia cũng đã sang Thailand tỵ nạn chính trị và vợ chồng Trương Quốc Tuấn - Lisa Phạm thỉnh thoảng có lên Paltalk kể sự thật CSVN đàn áp những người dân chủ mà 2 vợ chồng từng là nạn nhân!

Cầu chúc Trương Quốc Huy sức khỏe dồi dào và mau được đi định cư 1 nước Tự Do!

Kính thư,

Ngọc Trần

Anonymous
28/02/2012 18:54

toi muon goi cho anh Huy mot chut qua ( tien) de chi xai khi o Thailand . RFA co the chuyen giup khong ?

Anonymous
28/02/2012 15:01

chuc mung anh nghe! chuc anh suc khoe

Anonymous
01/03/2012 00:45

Dai a-Chau tu do (RFA)da rat huu hieu pho bien bai phong van cac nha dau tranh dan chu trong nuoc. De nghi RFA tiep tuc viec lam nay, cang dong dao cac nha dau tranh cho dan chu duoc RFA phong van, cang co dong toan dan VN :"DUNG SO HAI-HAY DUNG LEN".

Anonymous
01/03/2012 15:09

Mi chạy qua bên đó rồi hả Huy. Hôm mi bị đưa đi cùm, tụi nó xuống xét phòng tao lấy giấu cho mi 2 cây viết. Tao nói với thằng Quang không để mi ở lại VN nữa. Bởi vì với cái tính của mi thì có thể bị ngồi tù lại.

Kính xin Cao ủy tị nạn cho Huy được định cư ở Mỹ.

Anonymous
28/02/2012 09:46

Chúc Mừng anh Trương Quốc Huy đã rời khỏi nhà tù nhỏ, rồi nhà tù lớn Việt nam và đang trên đường đến bến bờ tự do. Với người anh Trương Quốc Tuấn và người chị dâu Lisa Bell ở Mỹ, hy vọng cuộc sống của anh ở Thái lan sẽ không gian khổ như những nhà dân chủ mồ côi khác! Chúc anh sớm đến bến bờ tự do để góp tiếng cho cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ cho Việt nam