ASEAN hỗ trợ phụ nữ tiếp cận hệ thống tư pháp

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013.09.04
Biểu tượng Công ước CEDAW và Bình đẳng giới Biểu tượng Công ước CEDAW và Bình đẳng giới
cedaw-globalsolutions.org

Đại biểu từ các quốc gia thành viên ASEAN tham gia thảo luận và trao đổi về các vấn đề hiểu biết pháp luật bình đẳng giới, quyền của phụ nữ…tại hội thảo khu vực Đông Nam Á liên quan hệ thống tư pháp và luật học giúp bình đẳng giới diễn ra trong hai ngày 4 và 5 tháng 9 tại Bangkok Thái Lan.

Mục đích chính của đợt hội thảo chuyên đề vừa nêu được cho biết nhằm cổ xúy cho quyền của giới nữ thông qua một hệ thống tư pháp hữu hiệu đạt các chuẩn mực quốc tế.

Lên tiếng tại buổi lễ khai mạc hai ngày hội thảo chuyên đề, ông Saman Zia-Zarifi, giám đốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Hội đồng Luật gia Quốc tế, ICJ, lên tiếng cho rằng tình hình nhân quyền, trong đó có quyền của nữ giới, tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian qua lùi một bước. Theo ông thì trong một công bố của Tổ chức Y Tế Thế giới về các vụ bạo lực giới trên thế giới thì khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ cao nhất trên thế giới, đặc biệt hình thức được gọi là bạo hành gia đình.

Mục đích chính của đợt hội thảo chuyên đề vừa nêu được cho biết nhằm cổ xúy cho quyền của giới nữ thông qua một hệ thống tư pháp hữu hiệu đạt các chuẩn mực quốc tế

Đại sứ Canada tại Thái Lan, ông Philip Calvert nhắc lại câu trong Công ước Lọai bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ- CEDAW, cho rằng phát triển đầy đủ trọn vẹn cho một quốc gia, sự thịnh vượng của thế giới và căn nguyên hòa bình đều cần phải có sự tham gia tối đa của nữ giới một cách bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực.

Cơ quan Liên hiệp quốc cho rằng việc chuẩn thuận Công ước Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ- CEDAW giúp cho quyền của nữ giới tại các quốc gia Đông Nam Á được bảo đảm.

Theo đó thì các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã có những bước đáng kể nhằm tuân theo CEDAW và những chuẩn mực nhân quyền quốc tế trong việc loại bỏ sự phân biệt đối xử với nữ giới trong hệ thống tư pháp, thúc đẩy bình đẳng giới.  Tuy nhiên theo đánh giá thì sự tiến triển đó ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á không vững chắc và cần nổ lực bảo đảm những nguyên tắc cơ bản của CEDAW được thực thi trong hệ thống tòa án xét xử tại các nước.

Việt Nam được biết là quốc gia thứ sáu trên thế giới ký và là quốc gia thứ 35 phê chuẩn Công ước Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ- CEDAW.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.