Thanh niên tham gia chiến dịch xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014.12.14
Đừng Vung Tay, Hãy Cầm Tay, là khẩu hiệu hành động của Ngày Hội Thanh Niên Hưởng Ứng Chiến Dịch Truyền Thông Xóa Bỏ Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ Và Trẻ Em Gái Đừng Vung Tay, Hãy Cầm Tay, là khẩu hiệu hành động của Ngày Hội Thanh Niên Hưởng Ứng Chiến Dịch Truyền Thông Xóa Bỏ Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ Và Trẻ Em Gái
Photo: Hong Kieu/Vietnam+

Ngày Hội Thanh Niên Hưởng Ứng Chiến Dịch Truyền Thông Xóa Bỏ Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ Và Trẻ Em Gái là một chiến dịch do Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh lần đầu tiên phối hợp tổ chức cùng Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội hôm thứ Tư tuần trước.

Vấn đề tiềm ẩn trong bạo lực với phụ nữ và trẻ em

Sự kiện những người trẻ, nhất là những thành viên trong Trung Ương Đoàn Cộng Sản Hồ Chí Minh, làm việc với Văn phòng Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam để tuyên truyền vận động chiến dịch xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một công việc có ý nghĩa và đáng khích lệ.

Đó là lời tiến sĩ Pham Quỳnh Hương , chuyên gia Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội ở Hà Nội.

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một vấn đề tiềm ẩn dấu mặt trong gia đình và trong xã hội Việt Nam. Tiềm ẩn là vì người gây ra bạo lực lẫn những đối tượng chịu đựng bạo lực như vợ, con gái, chị hay em gái đều không ý thức một cách sâu sắc rằng đó là điều sai trái, và dấu mặt là vì người bị bạo hành không dám đưa vấn đề ra pháp luật, còn người thực thi luật pháp thì cho đó là chuyện xô xát thường tình ở trong nhà.

Nó là nguyên nhân ở một trật tự xã hội cũ, nó sâu xa từ cái đạo Khổng bên Trung Quốc là Tam Cương Ngũ Thường, nhấn mạnh đến vai trò của đàn ông , và cái Tam Tòng Tứ Đức nó ràng buộc phụ nữ ở cái vị thế thấp hơn đàn ông. . Từ ngàn đời nay nó đã như thế rồi.

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một vấn đề tiềm ẩn dấu mặt trong gia đình và trong xã hội Việt Nam. Tiềm ẩn là vì người gây ra bạo lực lẫn những đối tượng chịu đựng bạo lực như vợ, con gái, chị hay em gái đều không ý thức một cách sâu sắc rằng đó là điều sai trái, và dấu mặt là vì người bị bạo hành không dám đưa vấn đề ra pháp luật/p>

Vì vậy đàn ông ngày nay, lớn lên trong môi trường cho rằng đàn ông là có quyền, cho dù họ có thay đổi kể cả những người tân tiến lắm, họ bớt đi thôi những vẫn quen cái thói lúc nào cũng phải được phụ nữ tuân phục và phục vụ họ. Cho nên, chỉ cần trái ý một cái, hễ không đồng ý cái gì là dỡ vũ lực ra để đánh, từ xưa nó vẫn thế rối.

Theo trưởng đại diện Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, ông Arthur Erken, nam giới là cốt lõi giải quyết vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ va trẻ em gái. Ông nói cần làm cho họ thay đổi nếp nghĩ, nghĩa là biết coi trong người mẹ, người vợ, con gái và chị em gái của mình như coi trọng chính bản thân mình.

Dưới dưới mắt nhà nghiên cứu xã hội Phạm Quỳnh Hương, giải quyết bạo lực phải được thực hiện từ cả hai phía hoặc nói đúng hơn là phía bị bạo lực phải ý thức về quyền, giá trị và khả năng của mình:

Để biết được rằng họ có khả năng đấy có năng lực đấy và họ có tự tin đấy chứ không phải luôn luôn nghĩ là người cha, người chồng, người bạn trai nới có quyền đấy còn mình thì không. Đó là cách mà xã hội bây giờ cần tiến tới.

Người đàn ông phải thay đổi thì đấy là đúng, thế nhưng cái khiến đàn ông phải thay đổi chính là phụ nữ. Xã hội người ta truyền thông, những tổ chức người ta truyền thông là một phần, nhưng chính bản thân người phụ nữ phải nhận thức và nhắc nhở người đàn ông của mình rằng Chúng tôi đây không phải là cái chỗ nhận đòn đâu nhé”. Nếu những người phụ nữ trong gia đình, một cách mềm mỏng, nhắc nhở cho họ thì tôi thấy quá trình này sẽ thay đổi nhanh hơn.

Nguyên Nhân, hậu quả, phòng ngừa

Theo kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, mức phí tổn và mức thiệt hại kinh tế từ bạo lực gia đình chiếm gần 1,5% GDP của Việt Nam năm 2012. Tuy nhiên thực tế cho thấy chi phí xã hội còn cao hơn vì bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hội nhập vào xã hội cũng như khả năng tự thăng tiến trong cộng đồng. Nói một cách khác, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế cũng như làm cho tệ nạn đói nghèo tăng lên.

Vì sao có sự đánh giá như vậy? Tiến sĩ Xã Hội Học Phạm Quỳnh Hương khẳng định đó là hậu quả tất yếu của bạo lực đối với phụ nữ, thiếu nữ và các em gái nhỏ:

Những dấu ấn và những đau buồn về mặt tâm lý thì nó rất dai dẳng. Ví dụ những ký ức về chiến tranh chẳng hạn, cho dù chiến tranh đã qua đi hàng mấy chục năm thì những ký ức đấy vẫn còn lại trong con người mà không bao giờ mất đi cả. Thế thì những ký ức bị bạo lực bị chấn động về mặt tâm lý cũng vậy thôi, không bao giờ mất đi. Một phần người ta phải chịu đựng nỗi đau đớn và nỗi sợ về mặt tinh thần và trong cuộc sống họ không dám mạnh dạn không dám vượt qua những cả trở về mặt tâm lý trong chính họ, họ không dám vươn lên nữa.

Những trung tâm đấy như những giải pháp tình thế, không chỉ hỗ trợ về mặt tinh thần mà còn cả về mặt pháp lý nữa. Những trung tâm đấy rất hữu hiệu và rất cần thiết tuy nhiên bảo là đủ thì không đủ mà phải thêm những hoạt động tuyên truyền khác nữa trong những bước tiếp theo

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương

Những phụ nữ những em gái mà bị đè nén tâm thần như thế thì về sau dù có cơ hội tốt mà người bình thường sẽ chớp lấy để vượt lên cho có cuộc sống tốt đẹp thì người bị về tinh thần sẽ rất khó khăn sẽ bỏ qua những cơ hội. Cuộc đời của họ sẽ không đạt được cái mà lẽ ra họ có thể đạt được.

Từ mười năm trở lại đây, bạo lực gia đình chồng đánh đập vợ , cha roi vọt con gái nhỏ vân vân... đã được dư luận chú ý và nêu vấn đề thay đổi. Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho biết điểm tích cực là đã có nhiều trung tâm của các tổ chức phụ nữ chuyên hỗ trợ và bảo vệ những bà vợ bị chồng hành hung hoặc các em gái nhỏ bị cha hoặc anh trai hay em trai của mình đánh đập:

Những trung tâm đấy như những giải pháp tình thế, không chỉ hỗ trợ về mặt tinh thần mà còn cả về mặt pháp lý nữa. Những trung tâm đấy rất hữu hiệu và rất cần thiết tuy nhiên bảo là đủ thì không đủ mà phải thêm những hoạt động tuyên truyền khác nữa trong những bước tiếp theo.

Đó cũng là vai trò của các tổ chức ngoài chính phủ NGO với những chương trình giáo dục cụ thể, đồng thời phải vận động thế nào để từng người trong xã hội được học tập, được giáo dục để ý thức rằng pháp luật có nhiệm vụ bảo vệ và giải thoát cho phái yếu thoát ra khỏi bạo lực:

Những tổ chức NGO đấy làm được rất nhiều việc vì họ có chức năng hoạt động cộng đồng, họ hổ trợ những người phụ nữ, họ thuyết phục những người đàn ông, họ tuyên truyền đến người dân ở trong cộng đồng, tuyên truyền ở trong nhà trường để thế hệ trẻ, những em vẫn còn là học sinh, nhận thức ra để thay đổi để không hành động giống như trước nữa. Tất nhiên cái thay đổi cần nhiều thời gian lắm.

Thay đổi tệ trạng bạo lực đối với phụ nữ cũng như trẻ em gái trong xã hội Việt Nam, tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nói, không thể phát động chiến dịch hay nói suông cho qua.

Tuy nhiên, bà kết luận, việc làm của Trung Ương Đoàn Cộng Sản Hồ Chí Minh cùng với Quỉ Dân Số Liên Hiệp Quốc là bước đột phá cho những chương trình vận động hữu ích sau này.

 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.