Việt Nam được gì từ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình?

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Việt Nam, mở đầu chuyến viếng thăm chính thức 3 ngày bắt đầu từ thứ Ba 20 tháng 12 này.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011.12.21
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
AFP

Hợp tác chiến lược Việt-Trung

Câu hỏi cần được nêu lên là chuyến đi của nhân vật sắp lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc có ý nghiã ra sao? Và Việt Nam nhân dịp này có mang lại ích quốc lợi dân gì không?

Lên tiếng với giới truyền thông Trung Quốc hôm thứ Hai (19 tháng 12), Phó Chủ tịch Nước Việt Nam, bà Nguyễn Thị Doan, cho biết chuyến viếng thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình góp phần đáng kể trong việc xúc tiến sự hợp tác chiến lược Việt-Trung trong tình hình mới, mang ý nghiã lớn nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển thường xuyên, lành mạnh và ổn định mối quan hệ song phương.

Tờ Wall Street Journal số ra hôm thứ Bảy vừa rồi qua tựa đề “Ông Tập Cận Bình của Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm ngoại giao” cho biết Phó Chủ tịch họ Tập tới Việt Nam, và cả Thái Lan, trong khi một viên chức cao cấp khác của Hoa Lục là Uỷ viên Quốc Vụ Viện Đới Bỉnh Quốc tới Miến Điện, được giới ngoại giao và các phân tích gia xem là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ với các xứ láng giềng Á Châu sau khi Hoa Kỳ khẳng định “quay trở lại” khu vực này và tuyên bố vẫn là cường quốc Thái Bình Dương.

Theo nhà báo Nguyễn Minh Cần cư ngụ tại Matxcơva, từng là phó Chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội, thì sự hiện diện của ông Tập Cận Binh tại Việt Nam nhằm gây ảnh hưởng cho cá nhân trong khu vực, đồng thời ra sức siết chặt hơn nữa mối quan hệ Việt-Trung:
Ông Tập Cận Bình là người sắp lên thay ông Hồ Cẩm Đào trong cương vị chủ tịch nước tương lai. Chuyến đi Việt Nam lần này của ông, theo tôi, có ý nghiã là ông ta nhằm gây ảnh hưởng cho chính mình, để làm nổi bật vai trò của mình đối với các nước chung quanh
Ô. Nguyễn Minh Cần

Ông TậpCận Bình thân mật bắt tay Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan. Tham gia lễ đón chính thức Phó Chủ tịch Trung Quốc còn có Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh (giữa).
Ông Tập Cận Bình thân mật bắt tay Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan. Tham gia lễ đón chính thức Phó Chủ tịch Trung Quốc còn có Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh (giữa).Theo VnE
Source
"Ông Tập Cận Bình là người sắp lên thay ông Hồ Cẩm Đào trong cương vị chủ tịch nước tương lai. Chuyến đi Việt Nam lần này của ông, theo tôi, có ý nghiã là ông ta nhằm gây ảnh hưởng cho chính mình, để làm nổi bật vai trò của mình đối với các nước chung quanh; chuyến đi này cũng có một ý nghiã nữa là các Uỷ viên Bộ chính trị của đảng CSTrung Quốc để cho ông Tập Cận Bình thực tập vai trò chủ tịch nước nữa.

Đây là điều thứ nhất. Thứ nhì là vừa qua, TBT đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đi Trung Quốc. Thì chuyến đi Việt Nam này của ông Tập Cận Bình là để thắt chặt hơn những điều đã được thoả thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam, có cả vấn đề tránh gây căng thẳng thêm cho mối quan hệ 2 nước.

Chẳng hạn sau chuyến Hoa du của ông Nguyễn Phú Trọng, thì Việt Nam cố dẹp cho được những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Lần này ông Bình sang Việt Nam để siết chặt hơn nữa mối quan hệ song phương.  Đặc biệt vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa chắc chắn sẽ được 2 bên nói đến.
"

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng dạy môn Bang giao Quốc tế tại Đại học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, nhận định rằng chuyến đi của ông Tập Cận Bình sang Việt Nam là để “đánh bóng” ông ta trước khi trở thành Chủ tịch nước, cũng như “đáp lễ” chuyến Hoa du vừa qua của TBT đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Nhưng, quan trọng hơn cả, theo GS Nguyễn Mạnh Hùng:

"Theo tôi nghĩ điều quan trọng nhất là Trung Quốc cũng muốn phản ứng lại trước một loạt những cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo Mỹ sang Châu Á như của bà ngoại trưởng Hillary Clinton, rồi tổng trưởng quốc phòng Leon Panetta, và của cả tổng thống Barack Obama.

Lần này Trung Quốc đưa ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, Thái Lan và đồng thời ông Đới Bỉnh Quốc sang thăm Miến Điện. Đặc biệt trong tháng này ông Đới Bỉnh Quốc lại đi gặp bà Aung San Suu Kyi nữa. Điều đó cho thấy Trung Quốc liệu theo chiều phát triển ở Á Châu mà đi theo họ chứ không còn cưỡng lại như xưa nữa.
"
Trung Quốc cũng muốn phản ứng lại trước một loạt những cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo Mỹ sang Châu Á như của bà ngoại trưởng Hillary Clinton, rồi tổng trưởng quốc phòng Leon Panetta, và của cả tổng thống Barack Obama.
GS Nguyễn Mạnh Hùng

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự khi đến Úc. 16/11/2011. AFP photo.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự khi đến Úc. 16/11/2011. AFP photo.
AFP photo.
Qua bài “Vài suy nghĩ trước chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình”, phân tích gia Trần Kinh Nghị, từng là nhà ngoại giao, lưu ý rằng đây là “chuyến công cán đầy toan tính của giới lãnh đạo Bắc Kinh”, cho thấy “mối quan tâm đặc biệt của Bắc Kinh trước diễn biến tình hình quốc tế và khu vực buộc Trung Quốc phải có những bước đi kịp thời tại một số địa bàn trọng điểm, trong đó Việt Nam là 1 mắt xích”.

Theo tác giả Trần Trung Nghị thì nguyên nhân ông Tập Cận Bình – nhân vật sắp đứng đầu đảng và nhà nước Trung Quốc “hạ cố” thăm Việt Nam vì Trung Nam Hải sau thời gian “tự tung tự tác” nay bắt đầu nhận ra sai lầm khiến lãnh “hậu quả nhãn tiền” là tạo cớ cho Hoa Kỳ quay trở lại vùng Á Châu-TBD, triển khai quân đội phiá Bắc nước Úc, tăng cường vòng đai án ngữ sự bành trước quân sự Trung Quốc từ Nhật Bản, Nam Hàn xuống Philippines, Singapore, liên kết ngày càng chặt chẽ với Ấn Độ giữa lúc các chư hầu truyền thống của Bắc Kinh là Việt Nam và Miến Điện có nguy cơ “vuột khỏi tầm tay” của phương Bắc.

"Nhu” và “Cương” với Trung Quốc

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý rằng hiện Trung Quốc muốn xoa dịu Việt Nam vì sợ Việt Nam “đi gần với Mỹ” trong khi “những tuyên bố gần đây của các nhà lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ khó có thể nhượng bộ hơn được nữa”.
Nếu Việt Nam biết lợi dụng tình hình, khai thác chuyến đi này của ông Tập Cận Bình để có thái độ cứng rắn đặt ra những vấn đề cụ thể, chứ không phải để nhân nhượng, thì đó có thể là điều thuận lợi cho Việt Nam .
Ô. Nguyễn Minh Cần

Theo phân tích gia Trần Trung Nghị thì diễn biến tình hình biển Đông nói riêng và vùng Á Châu-TBD nói chung trong thời gian gần đây trong chiều hướng có lợi cho Việt Nam  và cả những tiểu quốc từng bị Hoa Lục chèn ép.

Trong tình hình như vậy, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là Việt Nam cần ứng phó thậm chí khai thác ra sao nhân khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình có mặt tại Việt Nam  ?

Nhà báo Nguyễn Minh Cần khẳng định rằng điều này tuỳ vào thái độ của giới lãnh đạo Việt Nam. Theo ông thì nếu lần này phía Việt Nam  đặt ra những yêu sách cụ thể, chẳng hạn như Hà Nội đã ngăn chận những cuộc biểu tình chống Trung Quốc rồi thì bên Trung Quốc cũng phải có thái độ như thế nào đối với những tờ báo, như tờ Hoàn Cầu Thời báo vốn hay có luận điệu chống và đe doạ Việt Nam nhiều nhất. Hoặc trong lúc vấn đề biển Đông chưa được giải quyết thì phiá Việt Nam  phải đấu tranh sao cho bảo vệ được quyền lợi của ngư dân Việt Nam  ở vùng biển Đông. Nhà báo Nguyễn Minh Cần nhận xét:

TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hôm 11 tháng 10 năm 2011. China Central TV
China Central TV
"Nếu Việt Nam biết lợi dụng tình hình, khai thác chuyến đi này của ông Tập Cận Bình để có thái độ cứng rắn đặt ra những vấn đề cụ thể, chứ không phải để nhân nhượng, thì đó có thể là điều thuận lợi cho Việt Nam . Nhưng nếu những người lãnh đạo Việt Nam tiếp tục có thái độ nhu nhược, nhân nhượng, thì theo tôi, họ sẽ không đạt được điều gì tốt cả.

Tôi nghĩ rằng ít nhất, những việc như vậy Việt Nam có thể đạt được – và phải làm cho bằng được. Còn những vấn đề lớn, toàn cục, là việc giải quyết vấn đề biển Đông như thế nào, đó là vấn đề còn lâu dài. Nhưng nếu xét lại thái độ lâu nay của những người lãnh đạo CSViệt Nam  thì tôi cũng rất e ngại là những người lãnh đạo này dám “đứng thẳng người” để nêu lên những vấn đề cụ thể như vừa nói.
"

GS Nguyễn Mạnh Hùng xem chừng như cũng đồng quan điểm này:

"Thứ nhất trong cuộc gặp giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào, họ ký thông cáo chung nói để làm giảm căng thẳng - dân chúng không còn tạo căng thẳng hơn, Việt Nam đã dẹp biểu tình rồi, báo chí Việt Nam không chỉ trích Trung Quốc nhiều nữa.

Nếu có thể được, Việt Nam có thể yêu cầu Trung Quốc điều thứ nhất là ra lệnh cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo chấm dứt những luận điệu và đe dọa đánh Việt Nam.
Tương lai của mối quan hệ song phương tuỳ thuộc đường lối cương-nhu để bảo vệ quyền lợi cho mình. Còn nếu Việt Nam  tiếp tục nhân nhượng, nhu nhược với Trung Quốc thì tình hình chắc chắn sẽ càng sa sút.
Ô. Nguyễn Minh Cần
Ít nhất đây là chỉ dấu có thể làm được. Thứ hai, trong điều đình họ có thể định lại một cách bán chính thức vùng đánh cá gần đảo Hoàng Sa; bớt đòi hỏi của Trung Quốc kéo dài ra, để cho ngư dân Việt Nam có thể đánh cá, kiếm sống gần Hoàng Sa hơn, khỏi bị bắt bớ. Đó là hai điều mà Trung Quốc nếu có thiện chí thì có thể làm được."

Theo nhà báo Nguyễn Minh Cần thì trong hoàn cảnh của đất nước hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam  phải vừa duy trì quan hệ giữa 2 nước vừa tỏ rõ thái độ, lập trường của mình là quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi dân tộc. Nên tương lai của mối quan hệ song phương tuỳ thuộc đường lối cương-nhu để bảo vệ quyền lợi cho mình. Còn nếu Việt Nam  tiếp tục nhân nhượng, nhu nhược với Trung Quốc thì tình hình chắc chắn sẽ càng sa sút.

Nhân chuyến đi Việt Nam  của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập  Cận Bình, phân tích gia Trần Kinh Nghị lưu ý rằng “hơn lúc nào hết, giờ đây lợi ích sống còn của dân tộc đang một lần nữa bị nước láng giềng phương Bắc đe dọa và xâm phạm buộc người Việt Nam phải lựa chọn phương thức mới thích hợp để đấu tranh sinh tồn.

Đại đa số nhân dân đã bày tỏ ý chí sẵn sàng dấn thân bằng cách phát huy thế mạnh nội lực kết hợp với sức mạnh tổng hợp của thời đại, kiên quyết đấu tranh vì mục tiêu tối thượng là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia... Đó là nguyên tắc bất di bất dịch không thể nhân nhượng”.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
21/12/2011 12:23

Những cái bắt tay...bằng mặt mà không bằng lòng !

Anonymous
22/12/2011 05:21

Phai co thang tau cong dat nuoc VN moi kien
thiet sau.? 36 nam CS BV chiem lay mien nam
vi qua ban cuop cua & chia chat tien cho dam tham nhung,nen dat nuoc xanh ra ban
cung.Tau cong da lam le manh dat viet truoc 1000 hoac 2000,nho co cha ong dap dau chung chu kg phai nhu dam ngu hen.!!!

Anonymous
21/12/2011 22:02

NGUU TAM NGUU , MA TAM MA.
Chang co gi hay ho moi la ca. Dan toc Viet Nam chang can nhung hang nguoi ay tham vieng.

Anonymous
21/12/2011 09:28

csTQ trần chừ không cho Hy lạp vay tiền để chống chọi lại KH TC nhưng lại sẵn sàng cho csVN vay "theo bản tin của Reuters hôm nay 21/12 loan tin Ngân hàng p/triển TQ đồng ý cho NH Đầu tư Ptriển Việt Nam (BIDV) vay 200 triệu đôla để tài trợ cho nhiều dự án khác nhau, kể cả các dự án trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông. Hẳn có nhiều lý do thâm thúy đây ? 1- VN vẫn mắc nợ trong hai cuộc kháng chống Pháp -Mỹ...2- Các Công trình dự án csTQ trúng thầu vẫn đang còn dở dang...3-Người , của , quyền lợi,quyền hành...của csTQ vẫn còn đó nhưng chỉ còn thiếu mỗi sự đồng thuận của ĐcsVN coi VN là 01 TỈNH của TQ thôi. Do vậy số tiền cho vay kia chỉ là cái cớ để BCXL hay dán vào miệng ĐcsVN - ND BT chống TQ...hòng giúp Tập Cận Bình thăng VUA và cản trở Hoa kỳ quay lại Á Châu TBD ( đúng là"hãy nhìn nhưng gì csTQ làm").

Anonymous
21/12/2011 15:49

Tôi mang cả thế giới hãy tẩy chay Trung Quốc-một quốc gia luôn có ý tưởng bành chướng và hẹp hòi dân tộc. Trung quốc là nước chơi tồi nhất thế giới. hãy tẩy chay Trung quốc.

Anonymous
21/12/2011 14:29

Là một người dân nước việt tôi thấy rằng chuyến thăm VN của ông TẬP CẬN BÌNH thật ra cũng chẳng có gì quan trọng cả,nếu nói về bình đẳng thì hình như là TQ chưa xem VN là người xứng tầm,cách đây không lâu TBT đảng CSVN ông NG PHÚ TRỌNG đã sang thăm TQ với tư cách là người đứng đầu một đất nước thì đã là một điều phép tắc,giờ ông TẬP CẬN BÌNH là một ông phó chủ tịch sang đáp lại chuyến thăm thì có phải là xem thường VN quá không.Cho dù chuyến viếng thăm này là để đánh bóng tên mình hay là gì đi nữa thì TQ vẫn xem VN là một nước tầm thường điều này chắc nhiều biết và cũng cảm thấy như là một hổ thẹn.Cho dù có ký 8 văn bản mà nhân nhượng quá thì cũng không nên!

Anonymous
22/12/2011 07:54

Chuyến đi của pctTQ TC Bình có nhiều ý đồ : 1- củng cố Địa vị tương lai ...2-cấp "phí bịt miệng" 300 triệu USD vì những tai tiếng của TQ gần đây...3- tái quan hệ với các nước Láng giềng để kiểm tra rà soát củng cố lại "cán cân"T/Mại,C/trị,Q/sự..., càicắm thêm T/Báo GĐ... và đây cũng là chiến dịch "bài xích" Hoa kỳ ở phía TâyNam TQ và tạo ra những mờ ám bí ẩn ở Bắc TT sau cái chết Kim J Il = csTQ đã tìn được lối giải vây và rào cản HK xung quanh Hoa lục.

Anonymous
22/12/2011 10:08

Như vậy, chuyến đi của pctTQ TCB nhân cơ hội giải quyết tìm được lối giải vây của HK ,làm rào cản hay bài xích HK, bịt miệng thiên hạ su tai tiếng dưới HCĐ ,thị uy cho TCB hay củng cố lại cán cân CT,KT,QS...với HK, hớt tay trên hay làm chấm dứt CNDC mới hé nở cũng như ngăn làn sóng CM "Hoa lài"từ Miến điện và cũng thấy một người tên Bình này không "bình"một chút nào cũng như tài cán hay mưu lược không kém gì ctnTQ(Đặng Tiểu)Bình xưa kia.

Anonymous
25/12/2011 12:53

Trung cong dang thuc hien chinh sach ngoai giao moi mot cach khon ngoan vi qua thoi gian vua roi khi toan tinh nuoc co su dung suc manh quan su de ran de hong chiem doat toan bo bien dong, khieu khich pha tau khoan tham do dau khi cua Vietnam thi da nhan duoc mot chuoi nhung phan ung sau rong tu Vietnam, Philipin, Indonesia cho den Hoa Ky, Uc, Nhat..etc. Dieu do cho thay phep thu suc manh cua TQ hoan toan pha san. Do vay buoc di sua doi chien luoc, sac luoc cua TQ la co the hieu duoc. Voi Vietnam, mot nuoc cong san la " dong chi " cung chung ly tuong, lai la lang gieng thi tot nhat la nen lien minh neu khong se bi co lap. Tuy nhien qua thoi gian gan 1 nam vua qua voi biet bao song gio, chinh quyen CS Vietnam can phai biet rut kinh nghiem ve " cuong, nhu " trong moi quan he voi TQ cung nhu biet cach ung xu tu te voi nguoi dan yeu nuoc Vietnam, neu khong khi khung hoang xay ra, khong ai ung ho che do CS nay dau.