Vụ bà Bùi Hằng: những người biểu tình muốn dựa vào luật pháp

Sau 10 ngày không có tin tức, tuần trước gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng cho biết bà hiện đang bị giữ tại cơ sở giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011.12.11
bui-thi-minh-hang-27nov2011-305.jpg Chị Bùi Thị Minh Hằng tại khu vực Nhà Thờ Đức Bà, Sài Gòn với biểu ngữ cầm tay phản đối việc bắt giữ người biểu tình ủng hộ luật biểu tình và đeo khăn quàng Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam ngày 27/11/2011.
Photo courtesy of chuacuuthe.com

Giữa lúc có quan ngại cho rằng việc này sẽ là một “đòn răn” cho những người biểu tình, nhiều người vẫn kiên định việc “Sống và làm việc theo pháp luật”. Quỳnh Chi tường trình.

Quyết định 5225

Giấy thông báo tiếp nhận bà Bùi Thị Minh Hằng (Bùi Hằng) đóng dấu bưu điện ngày 1 tháng 12 và đến được nhà của bà tại Vũng Tàu vào ngày 7 tháng 12. Nội dung văn bản khá ngắn gọn, bao gồm ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú của bà Hằng cũng như địa chỉ CSGD Thanh Hà. Đại ý, văn bản này thông báo cho anh Bùi Trung Nhân, con trai út của bà Hằng rằng thời gian được giáo dục ở trại sẽ là 24 tháng, mức cao nhất đối với người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Đặc biệt, văn bản cho biết việc tiếp nhận này “theo Quyết định số 5225 ngày 08 tháng 11 của UBND thành phố Hà Nội”.

Theo anh Bùi Trung Nhân, anh hoàn toàn bất ngờ khi nhận thông báo này và sẽ tìm hiểu về mặt pháp lý:

Chính vì thế mà Nhân quyết định ra Hà Nội để tìm hiểu xem ai là người trực tiếp ký và quyết định ấy căn cứ vào cơ sở pháp lý nào.

Anh Lê Dũng

“Theo em được biết thì những người bị đưa vào những trại giáo dục như thế thường là những thành phần gây mất trật tự xã hội trong một thời gian dài, hoặc là những thành phần tệ nạn xã hội. Em không nghĩ mẹ em lại bị quy vào những thành phần như thế.

Em cũng chưa thực sự biết được mẹ có hành vi gì mà lại bị nhận quyết định ấy. Cho nên em cũng đang liên hệ với các luật sư để làm rõ việc này”.

Xét về hình thức, việc một văn bản chỉ mang số mà không kèm theo một mã số khác như ký tự mô tả văn bản và cơ quan ban hành văn bản là việc không thường xuyên xảy ra nếu không muốn nói là bất thường. Theo điều 13 của nghị định số 76/2003/NĐ-CP quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, quyết định phải nêu rõ người ký và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đưa vào CSGD. Anh Lê Dũng, người tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trong mùa hè vừa qua cho biết:

“Quyết định ấy mang số 5225 của UBND TP Hà Nội. Ngay cả Nhân và chúng tôi cũng chưa thấy ở đâu cả. Chính vì thế mà Nhân quyết định ra Hà Nội để tìm hiểu xem ai là người trực tiếp ký và quyết định ấy căn cứ vào cơ sở pháp lý nào”.

bui-hang-don-250.jpg
Giấy thông báo chính thức việc đưa Bùi Hắng vào CSGD 2 năm. Hình do thính giả RFA gởi.
Sau khi có thông tin chính thức của giấy thông báo gởi từ CSGD Thanh Hà cho gia đình bà Bùi Hằng, một số ý kiến cho rằng việc một người tham gia biểu tình bị bắt vào trại giáo dục nhân phẩm sẽ khiến giới biểu tình lo lắng bởi bất cứ ai trong số họ cũng có thể là nạn nhân kế tiếp của các trung tâm giáo dục nhân phẩm. Tuy nhiên, có lẽ đó chỉ là suy luận. Chia sẻ về quan ngại này, anh Lê Dũng cho biết.

“Thật ra chúng tôi cũng không ngại chuyện ấy bởi việc của chính quyền thì họ cứ làm thôi và cả thế giới biết việc ấy. Việc đưa chị Minh Hằng vào CSGD thì không đủ cơ sở pháp lý thuyết phục. Tuy nhiên, họ muốn làm gì là quyền của họ và chúng tôi cứ làm những gì mình suy nghĩ là đúng”.

Nội dung thông báo của CSGD Thanh Hà cũng có nhiều điểm đáng bàn cãi và cần được tìm hiểu xác đáng. Theo thông báo này, quyết định tiếp nhận bà Bùi Hằng được thực hiện theo văn bản ký ngày 8 tháng 11 của UBND TP Hà Nội. Bà Hằng bị bắt vào ngày 27 tháng 11. Nếu xem đây là hành động nhằm cưỡng chế thi hành quyết định này thì phải có cơ sở chứng minh bà Hằng không tự giác chấp hành quyết định.

UBND Hà Nội ra quyết định cho cư dân Bà Rịa

Một điểm đáng chú ý nữa là theo quy định, chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh là người trực tiếp ban hành quyết định hành chính để đưa một người vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hay trường giáo dưỡng. Việc bà Bùi Hằng, một cư dân tại Bà Rịa – Vũng Tàu bị UBND thành phố Hà Nội ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là một dấu hỏi.

Việc một quyết định của cơ quan chức năng không đủ cơ sở minh bạch khó lòng thu phục hoặc gây lo ngại cho dân chúng. Anh Nguyễn Tiến Nam, một nhân vật thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong thời gian qua cho biết:

Nếu muốn bắt ai thì phải theo đúng pháp luật, thông tư, nghị định nhà nước. Bây giờ không thể giấu được điều gì cả. Tất cả sẽ được đưa lên mạng và cả thế giới biết hết.

Anh Lê Dũng

“Việc chị Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và đưa vào CSGD Thanh Hà là hoàn toàn vô lý và sai trái. Nhất là sai về quy định quản chế tập trung cải tạo. Khi họ làm sai thì họ phải chịu trách nhiệm.

Mình không lo lắng cho việc mình sẽ bị bắt khi tham gia biểu tình vì nếu mình không làm gì sai thì không phải sợ”.

Đồng quan điểm với anh Nam, anh Lê Dũng cho biết:

“Chúng tôi không ngại gì cả, một nước mà “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật theo như khẩu hiệu của các lãnh đạo thì mình cứ theo pháp luật thôi. Nếu muốn bắt ai thì phải theo đúng pháp luật, thông tư, nghị định nhà nước. Bây giờ không thể giấu được điều gì cả. Tất cả sẽ được đưa lên mạng và cả thế giới biết hết”.

Không chỉ đối với những người biểu tình hay những tiếng nói của dân chủ và công bằng nói riêng, cẩm nang của trật tự toàn xã hội là nền pháp trị. Trong khi internet, đặc biệt là mạng xã hội trở nên khá phổ biến như hiện nay, thì sự đúng sai của bất kể một hành động nào cũng đều được thế giới biết đến và mang ra mổ xẻ. Chính vì thế mà nhiều người tin rằng, một khi “Sống và làm việc theo pháp luật”, thì lẽ phải luôn đứng về phía họ.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
12/12/2011 20:21

DANG CONG SAN là; DANG AN THIT NGUOI.

Anonymous
15/12/2011 11:28

Co cau noi la Dung tin nhung gi Dang va nha nuoc noi ma nen nhin nhung gi Dang va nha nuoc dang lam.

Anonymous
11/12/2011 15:13

UBND Hà-Nội đang có vấn đề lạm dụng những thông tư, văn bản, quyết định và thông báo hoàn toàn vi hiến và trái pháp Luật. Báo hiệu ngày cáo chung của chế độ sử dụng luật hè phố để quản lý an ninh trật tự trước giông bão lũ lụt thông tin.

Anonymous
14/12/2011 07:22

Tại VN hôm nay, các quyền tự do và nhân phẩm đã bị đảng bạo quyền làm cho mục nát, và nhân dân chỉ có cách biểu tình lên tiếng công khai, và đấu tranh thì mới có hi vọng giành lại được. Việc giam giữ 24 tháng không qua xét xử đối với bà Bùi Hằng, cho thế giới thấy đảng rất tùy tiện, bắt nhốt người bằng nhiều hình thức, dùng những danh từ trá hình che đậy sự vô chính phủ, vô luật pháp và kỷ cương trong xã hội VN. Đảng ị trên hiến pháp, và dẹp bỏ luật để cai trị bằng nhà tù.

Anonymous
11/12/2011 11:57

Tại sao cơ sở cải tạo lại thông báo tiếp nhận ngừoi đi cải tạo. Lẽ ra nơi ra ưuyeest định bắt cải tạo phải thông báo cho gia đình đương sư. Nhưng như thế phải lòi cái đuôi lý do bắt đi cải tạo - không thể ngụy biện được, và kẻ rq auyeest định - lòi mặt phạm pháp.
Tựa như ra thông báo không được biểu tình không co hiệu lực. Vì thông bao chỉ là thông tin. Vậy ai là người ra quyết định và lý do để ra quyết định - toàn những điều phi lý.
Bắt dân phải sống theo pháp luật, còn chinh quyền thực thi bất chấp luật.

Anonymous
17/12/2011 15:29

Bà Hằng đâu phải con nít mà bắt đi giáo dục ! Đây là hành động độc tài man rợ của bè lũ cộng sản Việt nam . Trên thế giới chỉ có Việt nam là nước mà người dân không được phép biểu lộ lòng yêu nước. Mang biểu ngữ Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam là có lỗi sao ? Vậy sao chính quyền Việt nam không thẳng thắn, công khai tuyên bố Hoàng sa, Trường sa là của Trung quốc đi ?!

Anonymous
12/12/2011 12:59

Tôi muốn trao đổi với anh Lê Dũng và các bạn: UBND HN quyết định như vậy là đúng vì chị Hằng không có nơi cư trú nhất định. Tôi thấy ở trang Tin tức Hàng ngày có bạn đọc Phan Hải Phong đã và đang tư vấn pháp luật về vụ chị Hằng. Ai có câu hỏi ở đó đều được giải đáp.

Anonymous
12/12/2011 21:06

Hoàng Sa bị Trung Quốc lấy mất đã 37 năm nay, lần đầu tiên mới thấy ông thủ tướng VN dám nhắc đến. Hèn hạ thì trong lịch sử xưa nay chưa có nước nào giống vậy, nhưng dân thường mà mở miệng thì bắt bỏ tù không cần xét xử, như vụ bà Bùi Hằng. Luật pháp thì vẻ ra cho có nhưng thực hành thì không bao giờ. Cái gì mà thượng tôn pháp luật chứ hả, chỉ có nhổ ra rồi liếm lại mà không thấy trơ trẻn. Có đáng gọi là một CHÍNH QUYỀN không nhỉ, tùy bà con suy nghỉ, tui xin hết ý