Quốc tế kêu gọi Việt Nam nới lỏng tự do

Các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế IPA, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ kêu gọi Việt Nam thay đổi.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA Bangkok
Miến Điện trả tư do cho 650 tù nhân chính trị, hình trên các thân nhân chờ đón trước trại tù Insein ở Rangoon hồi đầu tháng giêng 2012. Miến Điện trả tư do cho 650 tù nhân chính trị, hình trên các thân nhân chờ đón trước trại tù Insein ở Rangoon hồi đầu tháng giêng 2012.
AFP

Quyền tự do xuất bản


Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế IPA, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ vừa cho ra bản báo cáo đầu tiên của tổ chức này về tự do xuất bản ở Việt Nam.

Bản báo cáo dài 16 trang, có tên "Freedom to Publish in Vietnam: Between Kafka and the Thang Bom Logic" (tạm dịch “Tự do xuất bản ở Việt Nam: Logic giữa Kafka và Thằng Bờm”). Cũng cần nói thêm Franz Kafka là một trong những cây bút có sức ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 và hình ảnh Thằng Bờm là một nhân vật tượng trưng cho sự kém cõi về học thức tại Việt Nam.  

Bản báo cáo này dựa trên những thực tế mà tổ chức này ghi nhận được tại Việt Nam từ hồi cuối năm ngoái mà đưa ra những khuyến nghị để chính phủ Hà Nội hướng đến một nền xuất bản tự do hơn.
Chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích chính quyền Việt Nam bãi bỏ quá trình kiểm duyệt nhiêu khê, không rõ ràng, không hợp lý, quan liêu mà tất cả các tác phẩm phải trải qua trước và sau xuất bản.
  Ô. Bjorn Smith-Simonsen, IPA

IPA, HRW và CPJ.
IPA, HRW và CPJ.
RFA file
Thông cáo báo chí IPA ra ngày thứ Ba cho biết báo cáo này sẽ được tung ra cùng ngày trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Geneva, nơi mà nhiều tổ chức LHQ đặt trụ sở.

IPA cũng nói rằng việc cộng đồng quốc tế và những tổ chức ủng hộ tự do ngôn luận, cụ thể là Hội đồng Nhân quyền LHQ hay ASEAN, gia tăng kiểm soát tự do xuất bản và tự do ngôn luận là rất quan trọng. Trong thông cáo của mình, IPA cũng “thúc giục giới chức Việt Nam hướng đến những cải cách”.   

Thông cáo báo chí cũng trích lời ông Bjorn Smith-Simonsen, Chủ tịch Ủy ban Tự do Xuất bản của IPA, nói rằng sau sự kiện nhà thơ Bùi Chát bị bắt trên đường nhận giải Quyền Tự do Xuất bản vào năm ngoái, IPA quyết định tìm hiểu điều kiện xuất bản tại Việt Nam.

Ông Bjorn Smith-Simonsen còn nhấn mạnh “Chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích chính quyền Việt Nam bãi bỏ quá trình kiểm duyệt nhiêu khê, không rõ ràng, không hợp lý, quan liêu mà tất cả các tác phẩm phải trải qua trước và sau xuất bản”.

Ông này nói thêm: “Chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấp nhận xuất bản tư nhân”.

Tự do để phát triển


Cùng ngày, tại Bangkok, Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ cũng cho ra một thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger và nhà báo khác đang bị giam cầm.

Phát biểu với đài RFA, ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp khu vực Đông Nam Á của tổ chức CPJ cho biết “Việt Nam đã thả ông Phạm Minh Hoàng, người được biết đến với hơn 30 bài viết trên mạng, thì cũng nên thả những cây bút khác và cho phép tự do viết lách”.

Ông Shawn Crispin còn cho biết thêm, việc tự do viết lách có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Ông nói:
Tại Việt Nam, truyền thông bị nhà nước kiểm duyệt rất gắt gao. Những nhà báo ở đây rất khó để kiểm tra những hoạt động của nhà nước. Tôi lấy ví dụ như việc nhà báo Hoàng Khương chẳng hạn. Ông này đang bị giam sau khi viết bài phanh phui sự tham nhũng của một số cán bộ công an.
Ô. Shawn Crispin, CPJ

Nhà dân chủ đối lập nổi tiếng Kyaw Min Yu cũng được chính phủ Miến trả tự do. AFP
Nhà dân chủ đối lập nổi tiếng Kyaw Min Yu cũng được chính phủ Miến trả tự do. AFP
AFP
“Tại Việt Nam, truyền thông bị nhà nước kiểm duyệt rất gắt gao. Những nhà báo ở đây rất khó để kiểm tra những hoạt động của nhà nước. Tôi lấy ví dụ như việc nhà báo Hoàng Khương chẳng hạn. Ông này đang bị giam sau khi viết bài phanh phui sự tham nhũng của một số cán bộ công an. Cho nên, nếu nhà báo hay blogger được tự do viết thì người dân sẽ kiểm tra được những việc làm của chính phủ”.


Theo ghi nhận của CPJ, Việt Nam hiện đang giam giữ 9 cây bút, là những blogger hoặc những nhà báo chuyên nghiệp. Và blogger Điếu Cày là trường hợp được tổ chức CPJ quan tâm nhiều nhất. Ông nói:

“Chúng tôi có lẽ quan ngại nhất về trường hợp của blogger Nguyễn Văn Hải, ông này bị bắt từ năm 2008 vì tội trốn thuế. Sau khi mãn hạn tù ông lại bị giam tiếp mà không cho gặp mặt gia đình”.

Trong khi đó, cũng trong ngày thứ Ba, ông Phil Robertson, phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW phát biểu trên hãng tin DPA, Đức, rằng Việt Nam nên noi gương Myanmar. Ngay sau khi bản tin được truyền đi, ông Phil Robertson đã cho RFA biết lý do của việc kêu gọi này. Ông nói:

“Tuần trước, Myanmar thả 302 tù nhân chính trị bao gồm cả những nhân vật đối lập quan trọng. Chúng tôi cho rằng tại sao Việt Nam không làm giống như thế trong khi Việt Nam cũng có nhiều tù nhân chính trị? Họ là những người bị bắt vì lý do chính trị”.
Chúng tôi có lẽ quan ngại nhất về trường hợp của blogger Nguyễn Văn Hải, ông này bị bắt từ năm 2008 vì tội trốn thuế. Sau khi mãn hạn tù ông lại bị giam tiếp mà không cho gặp mặt gia đình

Hãy noi gương Miến Điện!


Ông Phil Robertson còn nói thêm, trước khi cuộc bầu cử ở Myanmar diễn ra vào năm 2010, với cương vị là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Myanmar tổ chức một cuộc bầu cử tự do. Tuy nhiên, theo ông Phil Robertson, lý do chính để HRW kêu gọi Việt Nam noi gương Myanmar không phải vì những phát biểu của Thủ tướng mà là vì Việt Nam cần tiến đến một “tiêu chuẩn nhân
Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Với cương vị là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Myanmar cần tổ chức bầu cử công bằng, có sự tham gia của nhiều đảng phái. Nguồn chinhphu.vn
Nguồn chinhphu.vn
quyền quốc tế”. Ông nói:

“Việt Nam nên làm theo Myanmar vì tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế là việc làm đúng. Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (nêu ra các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân);

và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 1948 (liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng) thì phải tôn trọng những thỏa thuận đó. Đâu là sự tôn trọng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam? Tại sao giới lãnh đạo lại nói về dân chủ ở Myanmar nhưng không nói như thế ở Việt Nam?”

Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 ; và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 1948 thì phải tôn trọng những thỏa thuận đó.
Ô. Phil Robertson, HRW

Trong phiên họp báo sau khi kết thúc kỳ họp thượng đỉnh thứ 16 Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Myanmar cần tổ chức bầu cử công bằng, có sự tham gia của nhiều đảng phái.

Và cũng cần nói thêm, cách đây một tuần, báo Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN, cũng có bài viết ca ngợi sự dân chủ hóa ở Myanmar.

Xin được nhắc lại, Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế IPA, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ đều là những tổ chức quốc tế, làm việc với nhiều quốc gia nhằm đảm bảo những vấn đề liên quan đến các quyền cơ bản của con người.

Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế IPA ra đời năm 1896 với nhiệm vụ chính là ủng hộ và bảo vệ việc xuất bản, cũng như quảng bá về việc xuất bản như một cách thúc đẩy văn hóa và chính trị trên thế giới.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã ra đời được hơn 30 năm, với nhiệm vụ chính là bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ thành lập năm 1981, với phương châm chính là ủng hộ tự do báo chí.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
05/07/2013 02:00

mình rất buồn vì đến giờ dân vn đã bị nhồi sọ quá nhiều,ko thể hiểu dc những gì bọn CS nói và làm là vi phạm nhân quyền và dối trá

Anonymous
19/01/2012 12:03

nguoi vn chi co mot uoc mo la mau mau tro thanh mien dien,vi sao mien dien lam duoc ma vn chua thay co chuyen bien gi

Anonymous
19/01/2012 00:38

Một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự là niềm mơ ước của nhân dân Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Đó là cách duy nhất để đoàn kết toàn dân kiến tạo đất nước và tránh nạn Hán hóa, một âm mưu thâm độc của Trung cộng.

Anonymous
17/01/2012 23:46

CHXHCNVN-Độc lập-Tự Do-Hạnh Phúc. Chỉ là khẩu hiệu sáo rỗng. Nhân dân VN bị đảng dùng còng 88 tước đoạt mất quyền tự do diễn đạt ý kiến. Độc quyền xuất bản làm thui chột con mắt nhân dân thấy những ngược đãi, bất công, và tham nhũng trong xã hội tệ nạn Cộng Sản tràn lan.

Anonymous
18/01/2012 12:46

Nguyễn Tấn Dũng đại diện Công Sản Việt Nam cho thấy lối nói dối gạt cả thế giới. Khuyên người khác làm việc phải nhưng chính nó và đồng bọn đã làm gì với dân Việt? Hèn với giặc, ác với dân. Đâu là bầu cử tự do, đa đảng?