Đại diện đài Á châu tự do thăm Miến Điện

Những đổi mới về chính trị gần đây tại Miến Điện đã thu hút sự chú ý của thế giới.
Việt Hà, phóng viên RFA
2012.03.14
Hình ảnh của bà Ang San Suu Kyi được treo rất nhiều nơi tại Rangoon, Miến Điện. Hình ảnh của bà Ang San Suu Kyi được treo rất nhiều nơi tại Rangoon, Miến Điện.
AFP
Đài Á Châu Tự do luôn theo dõi rất chặt chẽ và liên tục đưa các tin cập nhật về tình hình Miến Điện. Bà Susan Lavery, Giám đốc đặc trách Đông Nam Á của đài Á châu tự do vừa có chuyến thăm và làm việc tại Miến Điện từ ngày 18 tháng 2 đến 27 tháng 2 vừa qua. Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn với bà Susan Lavery về chuyến thăm này của bà.
 

Những thay đổi lớn ở Miến Điện


Việt Hà: Xin chào bà

Susan Lavery: Xin chào.

Việt Hà:
Xin bà cho biết mục đích chuyến đi vừa rồi của bà đến Miến Điện là gì?

Susan Lavery: chúng tôi sang Miến Điện vì muốn tự mình nhìn thấy những gì đang diễn ra tại đất nước này và tất nhiên muốn đưa tin trực tiếp về các sự kiện này. Đài Á châu Tự do đã đưa tin về tình hình Miến Điện trong suốt 15 qua từ nước ngòai, và lần này chúng tôi có thể đưa tin trực tiếp từ Miến Điện

Việt Hà: Được biết bà đã đến Miến điện vào năm 1985, quay lại Miến Điện sau 27 năm, bà có ấn tượng gì về Miến Điện ngày nay?

Susan Lavery:
Khi tôi đến Miến Điện vào năm 1985, lúc đó Miến Điện còn thuộc chính quyền theo kiểu xã hội chủ nghĩa, cơ bản vẫn là độc tài, mọi người đều cảm thấy như vậy. Quay lại Miến Điện lúc này, tôi thất được sự lạc quan của người Miến. Họ đang chứng kiến những thay đổi lớn trong đất nước mình và họ hy vọng vào những thay đổi lớn hơn trong tương lai.
Quay lại Miến Điện lúc này, tôi thất được sự lạc quan của người Miến. Họ đang chứng kiến những thay đổi lớn trong đất nước mình và họ hy vọng vào những thay đổi lớn hơn trong tương lai.
Bà Susan Lavery

Việt Hà: Bà có gặp những quan chức chính phủ Miến và bà Aung San Suu Kyi trong chuyến đi này?

Susan Lavery: vâng, tất nhiên chúng tôi đã gặp bà Aung San Suu Kyi, chúng tôi đi cùng bà trong các chuyến đi vận động tranh cử. Thật tuyệt vời khi chứng kiến rất nhiều người đứng thành các hàng dài hàng cây số ở các vùng quê, bên cạnh các cánh đồng lúa chỉ để được thấy bà đi qua, có rất nhiều cờ với biểu tượng của đảng liên đoàn tòan quốc đấu tranh vì dân chủ Miến Điện của bà ở khắp nơi.

Chúng tôi gặp bà ở một tu viện nơi bà đến thăm những người cao tuổi ở làng, chúng tôi ăn trưa với bà. Bà nói chuyện với chúng tôi về chiến dịch tranh cử của mình. Bà có quan ngại là Miến Điện vẫn chưa thực sự có một sân chơi thực sự bình đẳng vì chính phủ không cung cấp được cho đảng của bà một nơi để tập trung mọi người, vì theo tôi thì  tất nhiên là đảng của bà là đảng duy nhất có thể tập hợp được đông đảo người ủng hộ
Bà Susan Lavery, Giám đốc đặc trách Đông Nam Á của đài Á châu tự do. RFA
Bà Susan Lavery, Giám đốc đặc trách Đông Nam Á của đài Á châu tự do. RFA
RFA
đến mức có thể phải cần đến cả một sân bóng đá.
Chúng tôi cũng gặp rất nhiều nhà báo ở Miến Điện, họ nói đã có nhiều thay đổi nhưng cũng còn nhiều điều vẫn chưa thay đổi. chính phủ vẫn kiểm duyệt báo chí , vẫn chưa có báo ngày mà chỉ có báo tuần.
Bà Susan Lavery

Chúng tôi cũng gặp một số quan chức chính phủ, chủ tịch quốc hội, những người mà chúng tôi gặp đều nói rõ là Miến Điện sẽ tiến lên, và đó sẽ là một con đường khó khăn và phức tạp nhưng họ kiên quyết theo đuổi con đường này. Chúng tôi cũng gặp rất nhiều nhà báo ở Miến Điện, họ nói đã có nhiều thay đổi nhưng cũng còn nhiều điều vẫn chưa thay đổi. chính phủ vẫn kiểm duyệt báo chí , vẫn chưa có báo ngày mà chỉ có báo tuần.

Lạc quan nhưng cần thận trọng


Việt Hà: Bà Aung San suu Kyi bày tỏ sự lạc quan của mình thế nào về những thay đổi ở đất nước mình khi nói chuyện với bà?

Susan Lavery: Bà lạc quan thận trọng, chúng ta có thể nhìn thấy sự lạc quan trên gương mặt bà, trong giọng nói của bà nhưng đồng thời, bà biết thực tế của chính phủ trước, bà biết là vẫn chưa có một đảm bảo chắc chắn cho tương lai.

Việt Hà: Việt Nam từ lâu nay vẫn được thế giới nhìn nhận là một hình mẫu đổi mới về kinh tế, nhưng không phải chính trị, trong khi Miến Điện trong nhiều năm vẫn bị coi là tụt hậu phía sau Việt Nam rất nhiều về kinh tế, và tất nhiên chính trị thì cũng tương tự. Những thay đổi gần đây ở Miến Điện theo bà có thể tạo sức ép nào lên Việt Nam để đổi mới?
một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với thay đổi đó là Miến Điện đã tụt dốc quá lâu. Đây đã từng là một trong những nước thịnh vượng nhất Đông Nam Á 50 năm về trước nhưng bây giờ là một trong những nước khó khăn, nghèo khổ nhất trong khu vực.
Bà Susan Lavery

Susan Lavery: Tôi nghĩ, một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với thay đổi đó là Miến Điện đã tụt dốc quá lâu. Đây đã từng là một trong những nước thịnh vượng nhất Đông Nam Á 50 năm về trước nhưng bây giờ là một trong những nước khó khăn, nghèo khổ nhất trong khu vực. Cho nên chúng ta hy vọng là những thay đổi này sẽ thúc đẩy sự phát triển về kinh tế.

Tôi biết là trong các năm qua có nhiều nước nhìn vào Việt Nam thấy Việt Nam đã mở cửa cho các cơ hội phát triển kinh tế, và cuộc sống của người dân được cải thiện. Nhưng rõ ràng là họ vẫn chưa có cải thiện nào về tự do. Ở Miến điện, họ làm khác, họ thực hiện các thay đổi về tự do cá nhân, tự do bày tỏ ý kiến, tự do tôn giáo, quyền con người, và theo thời gian những thay đổi này sẽ giúp kinh tế của họ phát triển hơn.

Việt Hà: Câu hỏi cuối cùng thưa bà, liệu đài RFA có xem xét việc sớm mở một văn phòng đại diện tại Miến Điện?

Susan Lavery:
Tôi hy vọng là chúng tôi sẽ mở được văn phòng tại đây vì đó là nơi tốt nhất để có thể đưa tin về những gì đang diễn ra ở đất nước này, và tôi hy vọng là chúng tôi có thể nhìn vào Campuchia như một hình mẫu vì RFA đã có văn phòng ở đó một thời gian dài và điều này đã giúp ích rất nhiều cho khả năng thu thập thông tin và đưa tin của đài Á châu tự do tại đó.

Việt Hà: Xin cảm ơn bà.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.