Hơn 200 giáo viên hợp đồng ở Kỳ Anh kêu cứu

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015.09.04
truong-hoc-1-622.jpg Một trường học ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Courtesy photo

Hơn 200 giáo viên ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang làm đơn kêu cứu vì cơ quan chức năng địa phương sẽ chấm dứt hợp đồng giảng dạy đối với họ vào cuối tháng 9 này.

Phản ứng của các giáo viên

Một đơn kêu cứu của 214 giáo viên có hợp đồng giảng dạy tại thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh gửi đến Bộ Nội Vụ, Bộ Giáo dục - Đào Tạo và các cơ quan báo chí tại tỉnh này được báo mạng Tầm Nhìn của Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ Thuật Việt Nam công bố hôm ngày 3 tháng 9 vừa qua.

Đơn kêu cứu cho biết, ngày 25/8/2015, các giáo viên đã được triệu tập đến hội trường UBND huyện Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh để lắng nghe UBND huyện đọc quyết định của UBND tỉnh về việc yêu cầu xử lý giáo viên đôi dư, hợp đồng tại hai địa phương này. Tại cuộc họp, nhiều giáo viên đã đề xuất nguyện vọng muốn được tiếp tục công tác và ổn định đời sống nhưng phía lãnh đạo không có câu trả lời.

Khi nhận được quyết định cắt hợp đồng thì đa số các giáo viên rất bất ngờ và bức xúc trước quyết định đó, chia sẻ về vấn cô Đinh Thị Ngọc Yến một giáo viên cấp 2, trước đây cô dạy ở Sài Gòn nhưng mới chuyển về quê dạy được 3 năm, cô cho biết:

Em dạy cấp 1, em dạy nhạc công tác đội, khi nhận được quyết định thì em buồn, thực tế công việc của mình lương công chức hạn chế, nhưng cuộc sống vậy coi như là ổn định, đối với nhà em giờ có gia đình con nhỏ, nên khi nhận được quyết định không những buồn mà còn không hài lòng và bức xúc.
-Cô Ngọc Ánh

“Chị dạy 3 năm rồi, nhưng mà chị có làm ở trong Sài Gòn mấy năm rồi chị mới về quê, chị dạy trung học cơ sở, khi nhận bản hợp đồng thì cách đây 3 tháng thì họ có quyết định cắt hợp đồng thì rất bất ngờ và bức xúc. Thì năm 1 còn có những người 3 năm 1 cắt hợp đồng cả, có 1 số người thì thời chủ tịch trước ký hợp đồng dài hạn. Sau khi chủ tịch mới là ông Bỗng lên thì ký hợp đồng 3 năm 1, họ cắt lại là 3 năm 1, sau đó thì năm 1, năm 1, năm 1 thì không được đóng bảo hiểm.”

Cô Ngọc Ánh một giáo viên dạy 4 năm rồi tiếp lời:

“Em dạy cấp 1, em dạy nhạc công tác đội, khi nhận được quyết định thì em buồn, thực tế công việc của mình lương công chức hạn chế, nhưng cuộc sống vậy coi như là ổn định, đối với nhà em giờ có gia đình con nhỏ, nên khi nhận được quyết định không những buồn mà còn không hài lòng và bức xúc.”

Bên cạnh những giáo viên bất ngờ trước quyết định chấm dứt hợp đồng thì một cô giáo Mai Loan một giáo viên dạy cấp 2 chuyên nghành toàn lý cho biết lại không bất ngờ vì khi ký hợp đồng thì cô chỉ ký một năm một nên cô cho biết cứ dạy được ngày nào thì mình dạy thôi:

“Em dạy 3 năm rồi, chuyên ngành toán lý, hợp đồng ký là 1 năm 1, trước đó chỉ là nghe đồn, nhưng từ khi nhận quyết định ngày 23 mới biết là nghỉ luôn.”
Tuy nhiên nhiều giáo viên lại không được biết rõ lý do mà mình bị chấm dứt hợp đồng, dù hợp đồng mình ký là 1 năm một cô Mai Loan cho biết thêm:
“Em thấy khi người ta ký hợp đồng thì giáo viên thiếu nhưng tại sao giờ lại hủy tất cả những giáo viên đó, phải chăng là do không có kinh nghiệm dạy hay vì răng mà bị hủy.”

Cô Ngọc Yến giải thích:

Một giáo viên ở Kỳ Anh bị chấm dứt hợp đồng. Courtesy photo.
Một giáo viên ở Kỳ Anh bị chấm dứt hợp đồng. Courtesy photo.

“Chính quyền hôm 25/08 có 1 cuộc họp giữa UBND và 214 giáo viên hợp đồng. Họ chỉ nói là phải cắt vì là do các vị lãnh đạo trước đã làm sai cho nên giờ cắt. Không có 1 ý kiến gì nữa hết sai thì bây giờ sửa mà phải cắt. Chứ không có ngay cả giáo viên làm việc rất tốt thậm chí là tốt hơn cả giáo viên biên chế nữa. Nhưng mà cắt có nhiều người bồi dưỡng học sinh giỏi, rồi làm tổ phó kiêm tổ chuyên môn, công tác đoàn đội hay là các phong trào rất tốt nhưng mà họ chỉ nói dư là họ cắt thôi.”

Cô Ngọc Ánh cho biết đây là quyết định từ tỉnh về cho huyện:
“Chúng tôi không nói đến năng lực của các đống chí mà chúng tôi chỉ nói là huyện làm sai nên giờ tỉnh chỉ đạo về thì huyện phải thực hiện đúng.”

Không những là những giáo viên mới vào nghề mà bên cạnh đó có những giáo viên đã lâu ăn vẫn bị cắt hợp đồng:

“Có nhiều người 9 năm e ah thậm chí có người 12 năm luôn.”

Tuy lương của các giáo viên không cao, nhưng họ là những người đã nhiều năm gắn bó trong nghề nhiều năm, có tâm huyết với nghề năm bị cắt hợp đồng nhiều cô giáo sẽ không biết mình sẽ làm gì trong khi nhiều cô hoàn cảnh gia đình còn khó khăn lại còn có con nhỏ, có nhiều giáo viên hợp đồng 1 năm lại không được đóng bảo hiểm, trong khi chính quyền không hỗ trợ gì cho các cô, cô Ngọc Ánh chia sẻ thêm:

“Em giờ con nhỏ nên cũng chưa có hướng đi nào cả.”

Cô Ngọc Yến tiếp lời:

“Chị cũng chưa biết làm gì nữa.”

Đối với các giáo viên khi ra trường ở Việt Nam để được vào biên chế hay dạy hợp đồng thì các cô phải chạy tiền. Một cô giáo giấu tên cho biết:
“Em thì không nghe nói là phải có 80 đến 100 triệu để vào biên chế nhưng mà trong hợp đồng trong biên chế của bọn em đây, thực tế có rất nhiều người mất rất nhiều tiền bởi vì họ nghĩ rằng như vậy mới có chân vô công chức. Nên là mặc dù có những trường hợp như trong trường em, hợp đồng một năm nhưng chỉ được 85% lương chứ không được 100% lương nhưng mất đến 40 đến 50 triệu. Còn những trường hợp 3 năm thì em thấy có trường hợp chạy 100 triệu, có trường hợp là hơn.”

Ý kiến của chính quyền

Cái đó tôi không nắm được, vì cái đó liên quan đến phòng giáo dục Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh vì cái đó phân cấp quản lý cho họ vì chúng tôi không biết vì lý do gì cụ thể thế nào.
-Ông Dư Lý Trí

Trong cuộc họp ngày 25/08 giưa 214 giáo viên và chính quyền huyện, thì chính quyền huyện cho biết đây là chủ trương của tỉnh chúng tôi có liên lạc với ông Dư Lý Trí chánh văn phòng sở giáo dục đào tạo tỉnh Hà Tĩnh và ông có ý kiến.

“Cái đó tôi không nắm được, vì cái đó liên quan đến phòng giáo dục Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh vì cái đó phân cấp quản lý cho họ vì chúng tôi không biết vì lý do gì cụ thể thế nào.”

Chúng tôi liên lạc với ông Trần Đức Nhuận trưởng phòng giáo dục đào tạo huyện Kỳ Anh và ông lại cho biết:

“Cái đó tôi không thuộc quyền phát ngôn có gì anh gặp trực tiếp ủy ban huyện họ sẽ trả lời.”

Để có thể nắm rõ thông tin chúng tôi liên lạc với cô Nguyễn Thị Cẩm Linh chánh văn phòng ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh và cô có ý kiến:
“Cái đó anh liên hệ với phòng ban có liên quan chứ em không rõ.”

Xin được nhắc lại, ngày 23/04/2015, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh (huyện cũ) đã ký văn bản số 570/UBND-NV về việc thực hiện công tác đối với cán bộ hợp đồng. Trong đó, yêu cầu các trường lập danh sách đề nghị UBND huyện chấm dứt hợp đồng đối với các trường hợp là giáo viên, nhân viên đã được UBND huyện ký hợp đồng vào làm việc.
Theo đó, vào ngày 30/09 tới đây, 214 giáo viên của cả hai huyện sau khi chia tách sẽ chính thức bị chấm dứt hợp đồng.

Thị xã Kỳ Anh được thành lập vào sáng ngày 16 tháng 05 năm 2015 dựa trên huyện cũ Kỳ Anh, bao gồm thị trấn Kỳ Anh và 11 xã.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.