Buổi điều trần tại Washington: "Rọi Ánh Sáng Vào Tình Trạng Nhân Quyền ĐNÁ"

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014.07.10
Buổi điều trần hôm 9 tháng Bảy, với tựa đề “Rọi Ánh Sáng Vào Tình Trạng Nhân Quyền  Đông Nam Á” tại Washington DC Buổi điều trần hôm 9 tháng Bảy, với tựa đề “Rọi Ánh Sáng Vào Tình Trạng Nhân Quyền Đông Nam Á” tại Washington DC
RFA

Tại buổi điều trần hôm qua, 9 tháng Bảy, với tựa đề “Rọi Ánh Sáng Vào Tình Trạng Nhân Quyền  Đông Nam Á”, chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu  Edward Royce  cùng một số đồng viện hai đảng chỉ trích vấn đề nhân quyền Việt Nam dậm chân tại chỗ hay đúng hơn là càng ngày càng tệ với những trường hợp bắt bớ trấn áp  ghi nhận hồi gần đây.

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do ngay sau buổi điều trần, dân biểu liên bang Ed Royce cho biết:

Như chúng ta thấy nhiều chuyện đang diễn biến tồi tệ, chính Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch đã nói rằng đây là một đất nước mà sự đàn áp tự do tôn giáo và tự do phát biểu đang trở nên càng lúc càng khắc nghiệt. Đó là lý do mà mọi người ở đây phải lên tiếng.

Đây là chuyện khó hiểu vào khi mà ai cũng nghĩ giữa Hoa Kỳ và Việt nam có mối liên hệ khả dĩ để có thể tạo sự thay đổi cho Việt Nam về mặt nhân quyền. Mặt khác, Mỹ cũng được sự cam kết từ phía Việt Nam là họ sẽ cải thiện vấn đề tự do tôn giáo và tự do phát biểu cho người dân trong nước họ. Thế nhưng ngược lại chừng như họ đang đi trên con đường ngược chiều với tự do tôn giáo và tự do phát biểu. Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng thời đại, đây là sự quan ngại đáng kể của các dân biểu Cộng Hòa cũng như Dân Chủ trong ủy ban đối ngoại do tôi làm chủ tịch, vì thế chúng tôi phải lên tiếng hôm nay.

Tự do tôn giáo và tự do phát biểu bị cấm đoán là những trường hợp đang gia tăng, Việt Nam nên thay đổi theo chiều hướng đúng đắn, nên cố gắng chấp nhận và tôn trọng luật pháp quốc tế, điển hình là nên trả tự do cho tất cả mọi tù nhân lương tâm đang bị giam giữ.

DB Ed Royce

Thanh Trúc: Thưa ông dân biểu, điều gì khiến ông nghĩ tình trạng quyền con người ở Việt Nam thay đổi theo chiều hướng xấu, điều gì khiến ông cho là  có sự bế tắc nào đó trong việc cải thiện nhân quyền mà Việt Nam không muốn thực hiện?

DB Ed Royce: Tự do tôn giáo và tự do phát biểu bị cấm đoán là những trường hợp đang gia tăng,Việt Nam nên thay đổi theo chiều hướng đúng đắn, nên cố gắng chấp nhận và tôn trọng luật pháp quốc tế, điển hình là nên trả tự do cho tất cả mọi tù nhân lương tâm đang bị giam giữ.

Buổi điều trần hôm 9 tháng Bảy, với tựa đề “Rọi Ánh Sáng Vào Tình Trạng Nhân Quyền  Đông Nam Á”. RFA
Buổi điều trần hôm 9 tháng Bảy, với tựa đề “Rọi Ánh Sáng Vào Tình Trạng Nhân Quyền Đông Nam Á”. RFA

Thanh Trúc: Theo ông, những vòng đối thoại nhân quyền hàng năm giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ ít nhiều có giúp gì được cho những yêu cầu mà ông vừa nêu ra?

DB Ed Royce: Tôi cũng hy vọng như vậy nhưng rồi mọi người phải tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền ra thôi. Thực tế cho thấy Việt Nam hứa mà không làm, chính vì thế chúng tôi nêu vấn đề nhân quyền Việt Nam lên ở quốc hội hôm nay bởi nói thẳng ra thì Việt Nam cần biết tuân thủ qui luật quốc tế, những qui luật buộc con người kính trọng từng quyền căn bản hợp pháp của từng con người. Đó là lý do mà tôi và các đồng viện trao đổi và khẳng định với nhau trong buổi điều trần hôm nay.

Thanh Trúc: Thưa ông, trong buổi điều trần vừa nãy dân biểu Chris Smith, tác giả Dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam mà nhiều lần gặp trở ngại tại thượng viện, khẳng định phải đưa Việt Nam trở lại CPC các nước cần quan tâm đặc biệt, cũng như phải xếp hạng Việt Nam trở lại bậc 3 có vấn đề xấu về buôn người, ông có đồng ý với đòi hỏi đó của ông Chris Smith?

DB ED Royce: Đương nhiên là tôi đồng ý vì tôi cũng là người soạn thảo dự luật đó. Tôi soạn thảo dự luật với đồng viện để  đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo, gần như hầu hết đồng viện của tôi bỏ phiếu thuận cho đề nghị đó. Hiện chúng tôi vẫn liên lạc với bên hành pháp để nói rằng trừ khi nào Washington có thể tạo áp lực để Việt Nam chịu cải thiện và chịu thay đổi như đã hứa, còn không thì hai  điều cô hỏi vẫn là những cái chính xác chúng tôi ở quốc hội cần làm.

Thanh Trúc: Có thể nói hạ viện, đặc biệt các vị dân biểu quan tâm đến Việt Nam, đã nỗ lực nhiều để vận động cho Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam nhưng cũng bao lần dự luật này bị chận ở thượng viện. Phải chăng vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng là một trở ngại đáng chú ý giữa hạ viện và thượng viện?

Thực tế cho thấy VN hứa mà không làm, chính vì thế chúng tôi nêu vấn đề nhân quyền VN lên ở quốc hội hôm nay bởi nói thẳng ra thì Việt Nam cần biết tuân thủ qui luật quốc tế, những qui luật buộc con người kính trọng từng quyền căn bản hợp pháp của từng con người.

DB Ed Royce

DB Ed Royce: Đúng, dự luật nhiều lần bị bác ở thượng viện và bản thân tôi không hài lòng vì chuyện đó. Chúng tôi vẫn cố gắng nêu vấn đề bất cứ lúc nào có thể, và cùng lúc phải triệu tập những buổi điều trần như thế này ở hạ viện. Vấn đề nhân quyền tồi tệ của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tề quan tâm theo dõi.

Cái mà chúng tôi cố thực hiện và lôi kéo sự chú ý của lập pháp lúc này không có gì khác ngoài việc  tập trung sự quan tâm của lập pháp cũng như hành pháp Mỹ đối với quyền con người ở Việt Nam trong hy vọng hai bên có thể cùng hợp tác làm việc trên vấn đề ấy.

Xin hãy nhớ là người dân Hoa Kỳ muốn hợp tác chặt chẽ với người dân Việt Nam nhưng giữa hai bên còn một chướng ngại mà quí vị đã biết. Người dân Mỹ cũng như các vị đại diện dân cử Dân Chủ và Cộng Hòa của họ trong quốc hội Hoa Kỳ không bao giờ đồng lòng với Việt Nam khi mà nhà cầm quyền nước này còn muốn tước bỏ mọi quyền căn bản đương nhiên của người dân trong nước họ. Chúng tôi kêu gọi Việt Nam thay đổi thái độ thù nghịch,  tôn trọng quyền chính đáng của con người để công dân hai nước có thể hợp tác trong hữu nghị với nhau.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn dân biểu liên bang Ed Royce.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.