Lễ tết thầy cô: đúng hay sai?

“Văn hóa phong bì” tại học đường là đề tài những bài phóng sự vừa lên mặt báo để đặt một vấn đề đã trở thành thói quen trong xã hội Việt Nam từ lâu. Vậy trao phong bì cho thầy cô có phải là việc “lót tay”, “bôi trơn” không?
Đỗ Hiếu- RFA
2011.09.20
Nữ sinh tan học
AFP photo

Học sinh nhỏ băng qua đường- AFP photo
Học sinh nhỏ băng qua đường- AFP photo
AFP photo
Truyền thống tôn sư trọng đạo?

Lên tiếng với báo chí nhiều hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ở Hà Nội cho rằng rất khó ngăn cấm việc tặng quà cho các thầy cô, vì “văn hóa phong bì” đã phổ biến lâu nay trong cuộc sống người Việt, ngành giáo dục không thể tách ra khỏi thông lệ đã ăn sâu vào cội rễ này.

thấy ai cũng đến với thầy cô mà mình, con mình không đến thì cũng sợ có khó khăn về sau...

Thầy hiệu trưởng Văn Như Cương

Có những vị hiệu trưởng khác nói là dư luận nhiều khi thổi phồng quá đáng việc phụ huynh học sinh quan tâm đến các thầy cô, bằng tặng phẩm hay hiện kim vào các dịp lễ Tết.
Theo giải thích của một hiệu trưởng thì trong các khoản chi của quỹ phụ huynh, việc trích ra một phần tiền để mua quà tặng giáo viên là điều không thể thiếu, hơn nữa Bộ hay Sở Giáo dục không cấm tặng quà, người làm tốt công việc giảng dạy trẻ thì phải được khen thưởng.

Mặt khác, truyền thống ngàn xưa của người Việt là “tôn sư, trọng đạo” còn theo Khổng giáo thì “Quân, Sư, Phụ”, thầy chỉ đứng sau quân vương và trước cả phụ thân, vì thế đến thăm thầy cô, tặng quà là biểu hiện lòng biết ơn, tình cảm dành cho các nhà giáo.

Mỗi năm có nhiều dịp để phụ huynh đến thăm và tặng quà cho các thầy cô, đặc biệt là vào Tết nguyên đán hay ngày lễ vinh danh thầy cô 20 tháng 11. Giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trường trung học dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội trình bày với RFA quan điểm của ông về chuyện phụ huynh tặng quà cho các thầy cô:

“Tôi cho là không nên quá, nhưng đúng là hiện tượng phong bì không những chỉ trong ngành giáo dục mà cũng có ở các ngành khác nói chung. Tôi nghỉ là trong giáo dục, trước hết chúng ta nên thanh toán điều đó, phải công nhận rằng tình cảm của phụ huynh đối với thầy giáo khi đưa một món quà, nhân dịp Tết hay ngày 20 tháng 11, thì chúng ta rất tôn trọng vì thể hiện tấm lòng, dùng bông hoa hay món quà gì, nhỏ mọn thôi, điều đó thì mình không khắt khe gì. Người ta đưa đến để chứng tỏ tấm lòng của phụ huynh và học sinh, chứ không phải để xin xỏ điều gì, cái đó là được. Nhưng với động cơ không tốt, đưa phong bì, đưa tiền, với số tiền khá lớn, thì chắc chắn là nhằm mục đích khác.”

Lớp học tại Hà Nội- 2006- AFP photo
Lớp học tại Hà Nội- 2006- AFP photo
AFP photo
Với gần 50 năm kinh nghiệm trong nghề thầy giáo, hiệu trưởng Văn Như Cương giải thích thêm vì sao có chuyện “văn hóa phong bì” và làm cách nào để chấm dứt việc đó:

“Thấy ai cũng đến với thầy cô, mà con mình không đến, mình không đến, thì sợ rằng họ đánh giá con mình như thế nào? Có khó khăn chăng? Không xin gì nhưng mà sợ nếu mình không đến sẽ có khó khăn, đấy là một vấn đề rắc rối, cho nên cần phải có ngăn chặn, trước hết là ở trường, ví dụ như ông hiệu trưởng có quy định những ngày lễ Tết, Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Phụ huynh có quà cho thầy cô rồi, ai cũng có. Phụ huynh không nên đi đến thăm riêng lẻ, không nên xuất tiền túi của mình, nếu thực hiện đầy đủ quy định đó thì sẽ không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, trong phiên họp phụ huynh vào dịp đầu năm học được các trường tổ chức cuối tuần qua, nhiều phụ huynh nói là họ không hay biết gì về chỉ thị từ Bộ Giáo dục, Đào tạo yêu cầu chấn chỉnh việc lạm thu trong các cơ sở giáo dục, mà điểm cụ thể là yêu cầu các ban đại diện phụ huynh học sinh không dùng quỹ trường, quỹ lớp  để khen thưởng, tặng quà cho giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường.

Thực tế: thầy cô không đủ sống

nhiều khi đồng lương không được cao, thầy cô cũng nhờ cái đó mà sống, phải có sức khỏe mới dạy học trò được chứ

bà Minh Thu, thân mẫu học sinh

Một số phụ huynh khác tỏ ra cảm thông với việc tặng quà cho thầy cô vì các nhà giáo thường xuyên chăm sóc, quan tâm, chỉ dạy cho con em mình chu đáo. Khi nhận phong bì thì các thầy cô cũng không giàu, nếu không nhận được quà cáp thì cũng không nghèo, nhưng điều đó là cách xử sự chung trong cuộc sống, khó lòng mà thay đổi.

Bà Minh Thu, một phụ huynh học sinh ở Saigon, tỏ ra thông cảm với chuyện tặng quà, trao phong bì cho các thầy cô:         
Duy trì thì cũng có mức độ, nhiều khi đồng lương không được cao, thầy cô cũng nhờ cái đó mà sống, phải có sức khỏe mới dạy học trò được chứ, nhưng quà không phải là bắt buộc, đó là cái lệ, chỉ để tỏ lòng biết ơn thầy cô đối xử, dạy dỗ tốt cho con mình thôi, lối sống của mình, thầy cô không kiếm nhiều tiền, nếu đồng lương họ cao, có lẽ họ không cần sử dụng đến đồng tiền đó, cũng không cần ai quan tâm. Đây chỉ là sự thể hiện lòng biết ơn chứ chẳng phải mua chuộc gì các thầy cô.  Điều quan trọng là đạo đức của họ.”

Cô giáo với trò lớp 1- AFP photo
Cô giáo với trò lớp 1- AFP photo
AFP photo

Theo một số thầy cô thì ở nước ngoài hay tại các trường quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài không có chuyện quà cáp, trao phong bì cho giáo chức, vì nhà giáo được trả lương cao, đủ sống. Còn đồng lương giáo viên ở Việt Nam hiện còn quá thấp, không bảo đảm sinh hoạt bản thân và gia đình. Từ những khó khăn đó dễ nẩy sinh bao nhiêu hiện tượng tiêu cực Không chỉ riêng trong ngành giáo dục, mà đó còn là chuyện dài vô tận, được dư luận và báo giới gọi là tệ nạn tham nhũng tràn lan và  bất trị ở Việt Nam.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
20/09/2011 11:37

Đành rằng văn hoá Việt Nam đề cao sự tôn trọng nhà giáo dục, học trò phải kình trọng và biết ơn thầy cô, nhưng học đường lại là nơi đào tạo nhân cách và kiến thức con người trước khi bước vào đời, nếu học sinh được khuyến khích biếu xén quà cáp hay tiến bạc cho thầy cô thì đấy cũng là một cách giáo dục cho trẻ em khi ra đời vẫn quen với lề thói biếu xen hói lộ này. Nên theo tôi nhà trường và giáo chức nên tuyệt đối nói không với thói quen này nếu muốn con em mình sau này trờ thành những người hữu dụng cho xã hôi, tệ nạn tham nhũng mới có cơ hôi bài trừ nổi. Hãy can đảm lên người dân Việt Nam loại bỏ những hủ tục nếu muốn đất nước minh phát triển như Nhật Bản và các dân tộc Phương Tây

Anonymous
23/09/2011 13:12

Hiện tượng ngày Hiến chương Nhà giáo tại một số nơi gọi là Tết Nhà giáo đã thể hiện mất đi sự cao đẹp của nó. Chạy trường, biếu xén quà cáp là điều bức xúc của đa số phụ huynh nhưng không hiểu vì sao Ngành giáo dục vẫn cứ thờ ơ phải chăng là họ đã đồng tình. Thầy, cô buộc học sinh đến nhà riêng học thêm, ra giá quà cho Ngày Tết là chuyện thường xảy ra tại Thành phố là có thật - Đừng biện bạch gì cả anh Văn Như Cương mình ơi !!!

Anonymous
20/09/2011 20:41

Đồng ý rằng tặng quà nhân lễ , tết đối ói thầy cô giáo là thể hiện tấm lòng tôn trọng quý mến cũng như ghi nhận công lao dạy dỗ con em mình là một diều nên làm . Tuy nhiên trong chừng mực "tình cảm". Do một số người lắm tiền nhiều của có thể do lao động chân chính hoặc ngược lai đã làm xấu đi hình ảnh thầy cô và ý nghĩa của quà tặng . Như ở thôn quê chúng tôi chỉ tạng thầy cô nhngx đóa hồng nhân ngày 20/11 thế thội . Tất cả tại mình .

Anonymous
21/09/2011 08:43

khong fai tai phu huynh cung khong fai tai giao vien ma tai chinh phu tra luong qua thap ( xin vao youtube search "BAI CA PHONG BI cua CU TRONG XOAY"