Bãi thị đòi công bằng ở Chợ Việt lớn nhất Ba Lan

Từ ngày 24/7, hàng trăm thương nhân người Việt đã bãi thị phản đối các đại gia người Việt chủ nhân Trung Tâm Thương mại ASG ở ngoại ô Vác-Sa-Va (Warsaw) Ba Lan, liên quan đến điều gọi là sự bất minh trong việc lập bản hợp đồng mới.
Nam Nguyên/ Tôn Vân Anh, RFA
2012.07.26
Biểu tình tại trung tâm ASG - Wólka Kosowska, Ba Lan Biểu tình bãi thị tại trung tâm ASG - Wólka Kosowska, Ba Lan 24-7-2012.
Nguồn: danchimviet

Cuộc biểu tình bãi thị phản đối của tiểu thương người Việt tại ngôi chợ Việt lớn nhất Ba Lan ở Wolka Kosowska cách Thủ đô Warsaw 20km về phía Nam đã kéo dài hai ngày 24-25/7 và có khả năng còn tiếp tục.

Vì lợi ích quên tình đồng hương?

Cảnh sát địa phương đã xuất hiện bên trong khu Trung Tâm vốn đã được ban lãnh đạo ASG cho đóng cửa vì biết trước hành động của cộng đồng tiểu thương. Xô đẩy đã diễn ra nhưng không có ai bị thương hoặc bị tạm giữ, tiểu thương biểu tình đã đập vỡ một số cửa kính của văn phòng điều hành.

Trung tâm Thương mại ASG được 4 nhà đầu tư Việt Nam sống lâu năm ở Ba Lan thiết lập từ đầu những năm 2.000. Ngày nay nơi đây là một thương xá với con số ngàn tiểu thương Việt Nam hoạt động kinh doanh và làm việc. Ở bước khởi đầu của Trung Tâm này, để vào chợ tiểu thương đã phải trả 25.000 USD cho quầy hàng 50m2 và 12.500 USD cho quầy 25m2. Lúc đầu khoản tiền này được gọi là góp vốn xây chợ hợp đồng 10 năm có gia hạn, ngoài ra tiểu thương vẫn phải trả tiền thuê hàng tháng.

Theo thông tin từ Đàn Chim Việt.info, giới tiểu thương ở Trung Tâm ASG cáo giác là sắp hết hạn hợp đồng 10 năm, ban lãnh đạo ASG đã đưa ra một bản hợp đồng mới với nhiều điều kiện mới và không nhắc gì tới khoản tiền đóng góp hàng chục ngàn đô la mà các tiểu thương đã phải chi khi thành lập chợ hoặc để được vào chợ mở cửa hàng. Những điều kiện mới mà ban lãnh đạo ASG đưa ra gây bất

Biểu tình tại trung tâm ASG - Wólka Kosowska, Ba Lan 24-7-2012. Nguồn: danchimviet
Biểu tình tại trung tâm ASG - Wólka Kosowska, Ba Lan 24-7-2012. Nguồn: danchimviet
Nguồn: danchimviet
bình, đó là mỗi quầy phải đặt cọc 3 tháng tiền thuê và giá thuê cũng tăng lên, mọi tiểu thương được xem như người mới thuê quầy lần đầu tiên.

Trước kia hợp đồng 10 năm nhưng số tiền mình đưa cho người ta 30 ngàn đô la thì người ta chỉ viết giấy chớ không ghi trong hợp đồng, trả quầy lại thì mình không đòi được số tiền đấy.

một tiểu thương tại TTTM/ASG

Chúng tôi đã điện thoại cho văn phòng ASG-PL theo chỉ dẫn trên trang mạng của công ty với mục đích phối kiểm thông tin nhưng rất tiếc không có ai bốc máy.

Tiếp xúc với Nam Nguyên qua điện thoại một người có cửa hàng tại Trung Tâm Thương mại ASG phát biểu:

“ Cuộc đấu tranh này đòi không tăng tiền thuê hàng tháng và không đặt cọc lại, trước là 60 zloty một tháng bây giờ họ tăng lên 90 zloty. Trước kia hợp đồng 10 năm nhưng số tiền mình đưa cho người ta 30 ngàn đô la thì người ta chỉ viết giấy chớ không ghi trong hợp đồng, trả quầy lại thì mình không đòi được số tiền đấy.

Ngày mai sẽ biểu tình tiếp lúc 12g, đến bây giờ chưa có kết quả gì, bà con họp để đi biểu tình tiếp vì lãnh đạo của Trung Tâm vẫn chưa chịu gặp mặt hoặc trả lời, mọi việc chưa có kết quả gì. Thực tế gần một năm nay chúng tôi bán hàng không có lãi bên Ba Lan Châu âu đang khủng hoảng quá…Họ có tiền có nhiều tiền thì người ta mua được hết, họ sống ở đất nước tư bản nhưng lại mang kiểu của chính quyền trong nước sang để trị dân…họ dọa nếu ai biểu tình hoặc có hành vi gây hấn thì sẽ thu lại quầy không cho kinh doanh nữa, chủ Trung Tâm phát giấy là nếu ai kích động thì sẽ thu quầy họ dọa như thế chúng tôi đã đưa cho nhà báo xem.”

Kinh doanh không minh bạch

Thông tín viên Tôn Vân Anh nói với chúng tôi là có khoảng 30.000 người Việt Nam nhập cư tại Ba Lan phần lớn qui tụ ở vùng thủ đô Vác-Sa-Va. Kinh doanh là sinh kế chủ yếu của người Việt ở Ba Lan, giới tiểu thương bên trong Trung Tâm Thương Mại ASG thường có qui mô hàng hóa từ 10.000 tới 100.000 USD với các mặt hàng quần áo giày dép, cũng như thực phẩm Việt Nam. Cô Tôn Vân Anh nhận xét:

...mặc dù đông đảo người Ba Lan biết được là số tiền 25.000 đô là một số tiền không rõ nguồn gốc được trao đổi không qua sự kiểm soát của chính quyền. Nhưng đó không phải là đề tài người Ba Lan chú ý mà họ chú ý rằng, tại sao một CĐ người Việt lớn như vậy mà lại phải chấp nhận trong một thời gian dài nguyên tắc hoạt động không lành mạnh như vậy

Cô Tôn Vân Anh

Trung tâm thương mại ASG của người Việt tại Warsaw.TTHCM.
Trung tâm thương mại ASG của người Việt tại Warsaw.TTHCM.
TTHCM.
“Nhiều nhà quan sát nhìn nhận là việc kinh doanh của người Việt không đầy đủ thuế má, nhà nước Ba Lan bị thiệt thòi vì phương pháp kinh doanh của người Việt bởi vì người Việt tự đặt ra một thị trường riêng, tự nâng giá cổ phần với nhau mà không có sự tham gia của chính quyền, hàng hóa kinh doanh trong đó hiếm khi bị đánh thuế và đó cũng là một sự cạnh tranh không lành mạnh với thị trường Ba Lan, điều này chắc chắn có xảy ra. Một số người Việt không có giấy tờ hợp pháp, giấy tờ không đảm bảo thì họ cũng không được kinh doanh đàng hoàng vì thế có nhiều khoản thu chi như khoản đặt cọc 25 nghìn đô để vào được Trung Tâm Thương Mại như thế đã không được ghi chép biên nhận hay kế toán đầy đủ. Nhưng sự thay đổi đang diễn ra trong cộng đồng Việt Nam, mọi người bắt đầu không ngần ngại nói tới những tệ nạn đó và họ có kỳ vọng thay đổi hiện trạng để bảo vệ quyền lợi tốt hơn.”

Trong bối cảnh như vậy thì ai sẽ bảo vệ cộng đồng người Việt ở Ba Lan, theo lời cô Tôn Vân Anh mặc dù có tệ nạn buôn bán không được lành mạnh, nhưng người Việt vẫn có được sự ủng hộ nhất định của người Ba Lan. Đất nước này trước đây từng diễn ra cảnh vượt biên bất hợp pháp vì cuộc sống trong chế độ cộng sản, người Ba Lan ngày nay có sự cảm thông khá rõ ràng đối với người Việt và vì thế người Việt có thể kinh doanh một cách tạm yên ổn. Thông tín viên Tôn Vân Anh tiếp lời:

“Trong cuộc biểu tình như vừa qua mặc dù đông đảo người Ba Lan biết được là số tiền 25.000 đô là một số tiền không rõ nguồn gốc được trao đổi qua lại không qua sự kiểm soát của chính quyền. Nhưng đó không phải là đề tài người Ba Lan chú ý mà họ chú ý rằng, tại sao một cộng đồng người Việt lớn như vậy mà lại phải chấp nhận trong một thời gian dài nguyên tắc hoạt động không lành mạnh như vậy.”

Cuộc tranh đấu của hàng trăm tiểu thương với những đại gia đồng hương chủ nhân Trung Tâm Thương Mại ASG ngoại ô Vác-Sa-Va, đòi làm sáng tỏ những khoản vào cửa hàng chục ngàn USD cũng như giá thuê hợp lý, được mô tả là hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ quyết tâm của tập thể này.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.