Nghệ thuật xếp kết trái cây

Xếp kết trái cây thành những tác phẩm nghệ thuật là một sắc thái khác nữa của văn hóa Việt, nhất là tại khu vực miền nam nơi phong phú nhiều loại hoa trái nhiệt đới.

0:00 / 0:00

Gia Minh trình bày đôi nét về loại hình nghệ thuật này.

Đối với hầu hết mọi gia đình Việt Nam, mỗi khi có cúng giỗ, cưới xin hay vào những dịp lễ lạc, trên bàn thờ ngoài hoa, hương, đèn, giấy vàng mã còn có một đĩa trái cây với những sắc màu khác nhau. Hầu hết phụ nữ trong gia đình và ngay cả những người nam cũng đều có thể xếp trái cây như thế một cách dễ dàng.

Nghệ thuật độc đáochưng mâm quả

Chị Kim Thanh, một người hiện đang sản xuất những sản phẩm từ gáo dừa, cho biết về thực hành thông thường trong đời sống như thế:

Không có những lớp học chính thức về xếp trái cây, chỉ có những lớp học cắm hoa và tỉa củ quả thôi. Do vậy việc sắp đặt trái cây trên mâm cúng thường do bản năng, năng khiếu. Ai có học cắm hoa thì thêm hoa lá vào chứ người ta chỉ sắp bình thường, không chú ý đế ý nghĩa của nó.

Trong những năm gần đây, ngoài việc xếp trái cây đơn giản để cúng kiến trong nhà, đã xuất hiện những tác phẩm trái cây được xếp kết một cách mỹ thuật theo nhiều chủ đề cụ thể, hay tạo thành hình dáng của những linh vật trong văn hóa Phương Đông như long, lân, qui, phụng… Những tác phẩm đó có đủ kích cở từ nhỏ đến lớn và theo chủ đề của lễ hội hay sinh hoạt đặc biệt nào đó.

Ông Trần Văn Làm, hiện là một nghệ nhân trong lĩnh vực kết trái cây thành tác phẩm nghệ thuật cho biết về cơ duyên đến với việc xếp hoa quả thành tác phẩm nghệ thuật:

Một tác phẩm nghệ thuật hoàn thành bằng trái cây của nghệ nhân Trần văn Làm.
Một tác phẩm nghệ thuật hoàn thành bằng trái cây của nghệ nhân Trần văn Làm. (Source báo longkhanh.gov)

Tôi theo nghề này từ năm 1978 như vậy đến nay hơn 30 năm rồi. Chủ yếu tôi học ‘lóm’ từ các nghệ nhân khác, trao đổi học qua lại, rồi trên sách báo, tranh ảnh, đình chùa; mỗi nơi học một chút.

Gốc cổ truyền không biết từ đời nào. Đầu tiên là việc chưng mâm quả, từ đó bắt chước các nghệ nhân khác; chứ không có trường lớp nào dạy cả. Ban đầu còn xấu và sửa từ từ đến nay tương đối hoàn thiện.

Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Làm thì vào dịp tết Nhâm Thìn này, ngoài cặp rồng ông kết cho lễ hội hoa tại Hà Nội vừa qua, ông còn được tỉnh Đồng Tháp đặt hàng với tác phẩm cho hội hoa xuân tại đó trị giá 130 triệu đồng.

Nghệ nhân Tràn Văn Làm cho biết về những loại trái cây thường được sử dụng để kết thành các tác phẩm và qui trình thực hiện một tác phẩm như thế:

<i>Gốc cổ truyền không biết từ đời nào. Đầu tiên là việc chưng mâm quả, từ đó bắt chước các nghệ nhân khác; chứ không có trường lớp nào dạy cả. Ban đầu còn xấu và sửa từ từ đến nay tương đối hoàn thiện.</i> <br/>

Để một tác phẩm đẹp và có hồn, đầu tiên mình phải hiểu. Từ ý tưởng, ý nghĩa sẽ áng chừng về bộ thế; sau đó phát họa ra giấy. Tiếp đó tạo khung sườn, theo bộ thế của con vật mà sẽ xếp… hổ vồ mồi, lân xuất hiện…

Tùy theo kích thước, rồi đi tìm nguyên liệu trái cây cho phù hợp. Nếu rồng nhỏ để trên bàn thờ ông bà thì dùng trái ớt làm vi, vỏ trái thơm, cau kiểng… Còn rồng lớn dài mấy chục mét, kỳ, vảy không thể làm bằng thơm, mà phải làm bằng trái dừa, cau ăn trầu. Trái cây được dùng theo mùa, tùy nghi thao tác.

Chị Kim Thanh cũng nói về đặc trưng xếp trái cây như việc làm của nghệ nhân Trần Văn Làm:

Việc sắp xếp trái cây để cúng ngày càng trang trọng hơn, như ông bà nói ‘phú quí sinh lễ nghĩa’. Đời sống của người Việt càng khá hơn nhiều nên hình thức cúng kiến trên bàn thờ tổ tiên phong phú hơn, đa dạng hơn.

<i>Tại thành phố này có chừng hơn 100, khoảng 200 trở lại những người làm nghề xếp kết trái cây như tôi, từ mới học cho đến cứng tay nghề. Tuy nhiên số có thể xếp kết tác phẩm cho có hồn chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi.</i> <br/>

Ông Trần Văn Làm năm nay đã lớn tuổi ngoài 70, nên mong muốn là truyền lại cho những thế hệ sau ông cách thức xếp kết trái cây thành tác phẩm nghệ thuật; tuy vậy có những khó khăn khiến cho mơ ước đó khó thành hiện thực:

Tại thành phố này có chừng hơn 100, khoảng 200 trở lại những người làm nghề xếp kết trái cây như tôi, từ mới học cho đến cứng tay nghề. Tuy nhiên số có thể xếp kết tác phẩm cho có hồn chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi. Từ trước đến nay tôi sẵn sàng giúp tận tình cho những cháu, những em muốn học nghề; nhưng làm nghề này giỏi mới có thể tạm sống được, còn nếu chưng không giỏi- không đẹp thì năm thì mười họa mới có người thuê làm. Một số cháu học chưa đến đâu, khi có việc mới thì bỏ theo làm việc khác.

Tận dụng những vật phẩm có sẵn trong cuộc sống để làm đẹp cuộc đời như sử dụng các loại cây trái có sẵn tạo nên những tác phẩm trái cây nghệ thuật của nghệ nhân Trần Văn Làm thực hiện lâu nay cho thấy lòng yêu cái đẹp của người dân Việt trong mọi lĩnh vực đời sống.