Xuất khẩu dệt may 2012 nhiều ẩn số

Mặc dù Châu Âu bị đe dọa vỡ nợ công, kinh tế Hoa Kỳ còn khó khăn nhưng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn hy vọng tăng trưởng 15% cho năm 2012. Nam Nguyên trình bày vấn đề này:
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011.12.01
Cửa hàng bán áo quần trong một thương xá ở Hà Nội Cửa hàng bán áo quần trong một thương xá ở Hà Nội
RFA

Hiệp hội Dệt may Việt Nam loan báo mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dệt may 13 tỷ USD của năm 2011 đã nằm trong tầm tay, dù những tháng cuối năm đơn hàng giảm một cách rõ rệt.

Ngành dệt may với những dấu hiêu lạc quan

Các nhà xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vẫn đầy lạc quan cho kế hoạch năm tới với kim ngạch dự kiến đạt 15 tỷ USD. Dự báo này có vẻ mâu thuẫn với bản tin ngày 29/11 trên trang mạng chính thức của Bộ Công Thương Việt Nam, theo đó năm 2012 có nguy cơ giảm 30% đơn hàng xuất khẩu dệt may, da giày.
Theo ông Diệp Thành Kiệt phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM phát biểu với chúng tôi:
dự báo của Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng có một phần cơ sở nhất định. Thứ nhất hồi 2008, 2010 những dự báo đưa ra là khá xấu cho cả nền kinh tế trong đó có dệt may, thế nhưng năm 2008 dệt may vẫn có mức tăng trưởng tương đối cao so với các ngành khác, tăng trưởng xấp xỉ 20%. Năm 2010 vừa qua nhiều ngành kinh tế sút giảm và ngành dệt may cũng có nhiều lo lắng, nhưng cuối cùng vẫn có tăng trưởng gần 20%. Còn năm 2011, đến giờ phút này tăng trưởng vẫn là 25%-26%, do đó cả năm 2011 kim ngạch 13 tỷ USD là nằm
Công nhân xưởng Dệt 10 đang sản xuất quần áo may sẵn để xuất khẩu ra nước ngoài. AFP photo
Công nhân xưởng Dệt 10 đang sản xuất quần áo may sẵn để xuất khẩu ra nước ngoài. AFP photo
AFP
trong tầm tay. Ông Diệp Thành Kiệt nhấn mạnh:
Năm 2010 vừa qua nhiều ngành kinh tế sút giảm và ngành dệt may cũng có nhiều lo lắng, nhưng cuối cùng vẫn có tăng trưởng gần 20%. Còn năm 2011, đến giờ phút này tăng trưởng vẫn là 25%-26%, do đó cả năm 2011 kim ngạch 13 tỷ USD là nằm trong tầm tay
“Nhưng ý kiến khác cho rằng, năm 2008-2010 thị trường thế giới có suy giảm nhưng mức độ khủng hoảng của các thị trường đó không lớn. Năm 2011 đặc biệt những tháng cuối năm này mức độ khủng hoảng phải nói là đi vào đỉnh cao rồi (EU) nó có thể dắt dây theo hàng loạt thị trường khác. Chúng tôi cho rằng đây là một dấu hỏi lớn cho việc dự báo năng lực của ngành dệt may Việt Nam.”
Ông Diệp Thành Kiệt phân tích, những năm trước dệt may tăng trưởng lớn một phần do nền kinh tế Trung Quốc có sự chuyển dịch, nhiều đơn hàng dệt may được chuyển sang Việt Nam. Bên cạnh đấy xuất khẩu dệt may Việt Nam có xuất phát điểm thấp, thí dụ các năm trước từ 5 tỷ USD lên hơn 6 tỷ thì đã tạo ra một tỷ lệ 20% rồi… Nhưng khi đã đạt đến mức 13 tỷ-14 tỷ USD mà vẫn kỳ vọng mức tăng liên tiếp thì quả là rất khó. Ông Kiệt trình bày ý kiến cá nhân, nếu năm nay đạt 13 tỷ thì sang năm dự báo 14 tỷ tới dưới 14,5 tỷ USD thì hợp lý hơn, còn nếu xây dựng 15 tỷ USD thì dự dự báo đó có vẻ hơi lạc quan.

Ưu tiên vẫn cho thị trường quốc tế

Được biết Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu tới hơn 50% tổng lượng hàng dệt may Việt Nam, thứ đến là các nước EU với khoảng từ 16%-19%. Sự kiện các thị trường nhập khẩu chủ yếu có thể gặp khó khăn khiến người ta nói tới vấn đề tìm thị trường thay thế. Ông Lê Quốc Ân, nguyên chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam phát biểu từ Hà Nội:
theo các chuyên gia tổng trị giá tiêu thụ nội địa hàng may mặc ở trong khoảng dưới 3 tỷ USD/năm và khó phát triển hơn nữa.
“Việc mở rộng thị trường mới hay phát triển tiêu thụ nội địa thì các doanh nghiệp đã và đang làm.”         
Không có thông tin chính thức và số liệu loan báo khó chính xác thậm chí khác biệt rất lớn, nhưng theo các chuyên gia tổng trị giá tiêu thụ nội địa hàng may mặc ở trong khoảng dưới 3 tỷ USD/năm và khó phát triển
Công nhân trong xưởng may quần áo xuất khẩu. AFP
Công nhân trong xưởng may quần áo xuất khẩu. AFP
AFP
hơn nữa. Nguyên do là không nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có thể quay về với người tiêu dùng trong nước. Những khó khăn bao gồm vấn đề tự thiết kế và sản xuất, chủ động marketing và đặc biệt là kênh phân phối tiêu thụ.  
Trong khi đó, ông Diệp Thành Kiệt cho rằng những ý tưởng mở rộng thị trường mới mang tính động viên hoặc chỉ giải quyết riêng lẻ cho một vài doanh nghiệp. Trên bình diện toàn ngành ông Kiệt phân tích:
“ Thị trường tiêu thụ dệt may lớn nhất trên thế giới vẫn là Mỹ và kế đó là Liên minh Châu Âu. Những thị trường khác nếu đứng ở tầm doanh nghiệp thì điều này có ý nghĩa, một doanh nghiệp có thể tìm ở đâu đó một thị trường vài trăm ngàn cái áo sơ mi, họ có thể gom vài thị trường như vậy. Nếu xét về mặt chiến lược toàn ngành, chúng tôi cho là phải xác định rõ ràng mục tiêu là tập trung vào những thị trường lớn. Lý do thứ nhất là những thị trường đó đã làm quen với sản phẩm của mình, thứ hai là mình cũng hiểu được các qui định của các thị trường đó và thứ ba là chi phí để đầu tư thêm để mở rộng ở một thị trường đã biết thì vẫn tốt hơn là bỏ chi phí vào một thị trường mà mình hoàn toàn chưa biết gì.”
về mặt chiến lược toàn ngành, chúng tôi cho là phải xác định rõ ràng mục tiêu là tập trung vào những thị trường lớn. Lý do thứ nhất là những thị trường đó đã làm quen với sản phẩm của mình, thứ hai là mình cũng hiểu được các qui định của các thị trường đó ...
ông Diệp Thành Kiệt
Giảm giá để thu hút khách hàng. AFP
Giảm giá để thu hút khách hàng. AFP
AFP
Ông Diệp Thành Kiệt nói rằng, một cách khái quát nhất hai thị trường Mỹ và EU trừ trường hợp xảy ra sự cố gì lớn, còn trong điều kiện hiện tại dù có khủng hoảng nhưng sức tiêu thụ không giảm hoặc chỉ giảm ở một số thị phần, theo quan sát trong một vài năm gần đây thị phần của sản phẩm dệt may Việt Nam có khuynh hướng tăng lên còn tăng nhiều hay ít là tùy thuộc mức độ khó khăn, nhưng là vẫn có tăng.
Như vậy đứng về mặt chung cần có sự cân nhắc giữa lợi và hại, một bên là tập trung vào thị trường với chi phí bỏ ra thêm không lớn lắm và việc mở thêm thị trường để tránh rủi ro do hai thị trường kia (Hoa Kỳ-EU). Hai giải pháp này có thể song hành thực hiện nhưng cũng cần có sự qui hoạch ở cấp cao, thử đặt câu hỏi nếu tất cả tập trung vào một thị trường thì có rủi ro chung, và nếu tất cả cùng đi vào thị trường ngách hết thì rõ ràng chi phí cho ngành dệt may rất lớn.
chi phí để đầu tư thêm để mở rộng ở một thị trường đã biết thì vẫn tốt hơn là bỏ chi phí vào một thị trường mà mình hoàn toàn chưa biết gì
ông Diệp Thành Kiệt
Ngành dệt may Việt Nam đem lại công việc làm cho hơn 2 triệu công nhân, thực lãi của ngành dệt may được cho là không nhiều vì nặng về gia công trong khi tỷ lệ nội địa hóa thấp. Nhưng nếu chỉ so sánh trị giá tổng nhập khẩu nguyên liệu và tổng xuất khẩu sản phẩm dệt may thì vài năm gần đây đã có sự chuyển biến rõ rệt, thí dụ cứ 10 tỷ USD kim ngạch thì ngành dệt may đem về khoảng 4 tỷ USD.

Theo dòng thời sự:


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.