Ai được hưởng lợi từ chính sách cái tổ xuất khẩu gạo?

Quản lý điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, báo chí đưa tin một dự thảo nghị định đang được xây dựng để chính phủ ban hành.

0:00 / 0:00

Cải tổ…

Những nội dung chính trong dự thảo nghị định kinh doanh và xuất khẩu gạo vừa được tiết lộ trên báo chí. Theo lời Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên thì Bộ Công Thương đã soạn thảo văn kiện này với sự hợp tác của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam VFA và đại diện các tỉnh sản xuất lúa gạo.

Mục tiêu đề ra được mô tả hết sức lý tưởng, như đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu gạo, đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất, gắn kết quyền lợi doanh nghiệp xuất khẩu với nghĩa vụ tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân. Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo còn có nghĩa vụ bình ổn thị trường khi cần thiết.

Tuy vậy doanh nhân lúa gạo lại nhìn sự cải tổ dưới góc độ khác. Trước đây xuất khẩu tự do không cần giấy phép, chỉ làm thủ tục đăng ký hợp đồng với VFA là đủ, dù có thời kỳ VFA dùng rào cản ngừng nhận đăng ký để hạn chế xuất khẩu.

Nay theo nội dung bản dự thảo nghị định, trong tương lai kinh doanh xuất khẩu gạo phải được Bộ Công Thương cấp phép kinh doanh với rất nhiều điều kiện khó khăn. Ngoài khả năng về vốn, doanh nghiệp phải chứng minh là có kho chứa gạo, có cơ sở xay xát.

Ông Nguyễn Hùng Linh, Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo có uy tín ở Kiên Giang đưa ra nhận định:

"Đi ều này th ấy là bó l ại ch ứ không ph ải là m ở ra. N ếu m ở ra thì các thành ph ần đ ược quy ền kinh doanh. Có nh ững ng ười ch ỉ qua trung gian mua c ủa các nhà máy ch ế bi ến đ ể xu ất kh ẩu, n ếu nh ững đi ều ki ện đ ưa ra nh ư th ế thì các doanh nghi ệp đó không đ ược quy ền xu ất."

Điều này thấy là bó lại chứ không phải là mở ra. Nếu những điều kiện đưa ra như thế thì các doanh nghiệp đó không được quyền xuất.<br/>

Ô. Nguyễn Hùng Linh, Kiên Giang<br/>

Phục vụ ai?

Hiện nay Việt nam có khoảng 160 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, nhưng thị phần lớn nhất nằm trong tay hai đại gia Nhà nước do được đảm nhận các hợp đồng tập trung của chính phủ.

Vinafood 1 tức Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc đảm trách thị trường Iraq, Cuba và Châu Phi. Vinafood 2 tức Tổng Công Ty Lương Thực miền Nam độc quyền dự thầu và xuất gạo sang Philippines, Malaysia, Indonesia, Philippines.

Hai ông lớn nhà nước và các doanh nghiệp phụ thuộc của mình chi phối khoảng phân nửa tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm.

Hồi tháng 8/2009, cơ quan hữu trách đã ra lệnh cấm các doanh nghiệp bán gạo cho một số quốc gia, những nơi mà Vinafood 1 và 2 đảm trách việc dự thầu các hợp đồng chính phủ. Thông tin nói rằng, các doanh nghiệp đã chào giá gạo thấp hơn các ông lớn quốc doanh, dù hai loại hợp đồng hoàn toàn khác nhau.

Hợp đồng thương mại giữa các công ty đều có số lượng nhỏ, trong khi hợp đồng chính phủ ít nhất vài trăm ngàn tấn.

Đặt ra thêm nhiều điều kiện về kinh doanh xuất khẩu gạo, khó có thể xem là đơn giản hóa thủ tục. Doanh nhân Nguyễn Hùng Linh nhận định thêm:

"H ọ mu ốn l ập l ại tr ật t ự xu ất kh ẩu, theo tôi th ấy qui đ ịnh ch ỉ là v ấn đ ề tr ật t ự thôi. Tôi cho là theo tinh th ần WTO thì v ấn đ ề này ch ưa phù h ợp, t ại vì các thành ph ần kinh t ế có quy ền mua bán, m ặt hàng g ạo không ph ải là m ặt hàng đ ộc quy ền Nhà n ước.

Theo tinh thần WTO thì vấn đề này chưa phù hợp, tại vì các thành phần kinh tế có quyền mua bán, mặt hàng gạo không phải là mặt hàng độc quyền Nhà nước.

Ô. Nguyễn Hùng Linh<br/>

Đi ều ki ện qui đ ịnh cũng t ương t ự nh ư đi ều ki ện VFA (Hi ệp h ội l ương th ực VN) đ ưa ra là doanh nghi ệp thành viên ph ải có nhà máy, năng l ực xu ất kh ẩu m ỗi năm ph ải t ừ 10 ngàn t ấn."

Cho tới nay điều hành xuất khẩu gạo được chính phủ giao cho Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam VFA. Mỗi năm VFA thường công bố đạt hay vượt chỉ tiêu về khối lượng gạo xuất khẩu nhà nước đề ra.

Tuy vậy khi nêu lên những con số 4 triệu tấn, 5 triệu tấn gạo xuất khẩu, kim ngạch 2 tỷ 3 tỷ USD, không có nghĩa nông dân được hưởng lợi nhuận một cách công bằng so với công sức bỏ ra trên đồng ruộng.

Khi đưa tin về cơ chế mới, Thông Tấn Xã Nhà nước nhận định rằng sự cải tổ sẽ giúp nâng giá gạo xuất khẩu và kéo theo giá lúa cho nông dân. Hy vọng là như vậy.