Vũ Hoàng: Trước khi mời 2 bạn Kính Hòa và Nguyễn Khanh góp ý kiến cho Câu Chuyện Bóng Đá 2014 hôm nay, Vũ Hoàng xin thưa ngay một số chuyện liên quan đến 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết.
Điều đầu tiên là Brazil, Argentina và Đức đều từng đoạt cúp vô địch bóng đá thế giới, chỉ mỗi mình Hà Lan cũng nhiều lần vào đến chung kết nhưng chưa bao giờ thành công. Điều thứ nhì là các đội đã từng gặp nhau ở những trận quan trọng nhất của làng bóng đá, chẳng hạn như Đức và Brazil từng so giày ở chung kết World Cup 2002 tổ chức tại Nhật Bản với kết quả Brazil chiến thắng khá dễ dàng, Argentina cũng thành công khi gặp Hà Lan trong trận chung kết ngay ở sân nhà hồi 1978, thắng 3-1 ở hiệp phụ. Nhưng cũng phài nói ngày là cả Brazil lẫn Argentina đều biết những chiến thắng đó đã thuộc về quá khứ, bây giờ là một trang sử hoàn toàn mới, thành công ở quá khứ có thể giúp cho đội tuyển vững tin hơn, nhưng không có gì đảm bảo sẽ chiến thắng trong 2 trận bán kết sẽ diễn ra vào ngày mai, thứ Ba, và ngày kế tiếp là ngày thứ Tư.
Nhìn vào những đội tuyển có mặt ở hai trận bán kết của Giải năm nay, chúng ta thấy ngay 2 đội đại diện cho làng banh Nam Mỹ và 2 đội tiêu biểu cho nghệ thuật nhồi bóng của Châu Âu. Một điều thú vị khác là nếu nhìn lại bảng dự đoán được các nhà bình luận thể nthao cũng như các công ty cá cược ở Châu Âu và Châu Á đưa ra ngày từ ngày đầu, chúng ta thấy ngay cả Brazil, Argentina, Đức và Hà Lan đều ở trong danh sách những đội được xem là mạnh nhất và có nhiều triển vọng đoạt cúp vô địch nhiều nhất. Thành thử ra dù World Cup 2014 được xem là Giải có quá nhiều bất ngờ, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn nhìn thấy 4 đội tuyển lẫy lừng nhất của Vương Quốc Bóng Đá Thế Giới gặp nhau ở bán kết và theo Vũ Hoàng hiểu thì đó chính là mong ước của Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới FIFA và cũng là mong ước của dân ghiền bóng đá kháp nơi. Anh Nguyễn Khanh có nghĩ như vậy không?
Nguyễn Khanh: Tôi cũng nghĩ như bạn Vũ Hoàng. Bán kết mà có chủ nhà là Brazil đứng bên cạnh Đức, Hà Lan và ông bạn cùng khu vực là Argentina thì quả là quá rôm rả, không thể đòi hỏi gì hơn được nữa. Cũng phải kể cho 2 bạn nghe là chiều thứ Sáu tuần trước, ngay sau khi biết được danh sách những đội tuyển sẽ có mặt ở tứ kết, các nhà báo có mặt ở Brazil làm một cuộc bỏ phiếu xem đội tuyển nào được chọn là đội tuyển có nhiều khả năng thành công nhất ở bán kết, kết quả là mỗi đội được 25% số phiếu, có nghĩa là anh chị em nhà báo chúng tôi cũng phân vân, không biết giữa Brazil và Đức, ai hơn ai, giữa Argentina và Hà Lan, đội tuyển nào sẽ lấy được chiếc vé vào chúng kết.
Tôi có dịp nói chuyện với một số đồng nghiệp cũng như người dân Brazil về trận so giày sẽ diễn ra ngày mai với Đức, tất cả đều nói với đại ý rằng họ chỉ phải chờ có 180 phút đồng hồ nữa là sẽ lấy được chiếc cúp vô địch, ý muốn nói là chỉ cần vượt qua cửa bán kết và chung kết là đi đến thánh công. Nhưng cũng chính những người tôi có dịp nói chuyện đều bảo mỗi ngày họ một thấy con đường đi đến chiến thắng trở thành khó khăn hơn, lý do là vì ngày mai Brazil sẽ ra sân mà không có 2 cầu thủ rất quan trọng là khẩu thần công Neymar và anh thủ quân Thiago Silva. Ai Ai cũng biết kể cả có Neymar và Silva chăng nữa thì chuyện phải qua cửa ải Đức để vào chung kết cũng là điều không dễ làm.
Kính Hòa: Nghe anh Nguyễn Khanh nói đến những cầu thủ quan trọng của đội chủ nhà sẽ vắng mặt trong trận bán kết, tôi nhớ ngay đến một trong những bảng xếp hạng mà tôi nhìn thấy hồi chiều hôm qua, trong đó chọn Hà Lan đứng đầu, kế đến là Đức, thứ ba là Argentina và cuối bảng là ông chủ nhà Brazil. Theo tôi nghĩ, bảng xếp hạng này đặt Brazil ở cuối cùng vì mất đi Neyma lẫn Silva, Argentina bị xếp hạng kế chót cũng vì không có Di Maria. Tôi thấy lối xếp hạng đó không hợp lý cho lắm, đồng ý là mỗi đội tuyển đều có những cầu thủ mà tôi xin tạm gọi là "cột trụ", nhưng đó không phải là điều duy nhất để đưa đến chiến thắng.
Bóng đá là môn thể thao toàn đội, 11 cầu thủ giữ những vị trí khác nhau, vai trò khác nhau, và trách nhiệm của họ là phải kết hợp làm một để thành công. Tôi đồng ý là không có Neymar, đội tuyển Brazil chắc chắn phải thay đổi chiến thuật, cũng như đội Argentina khi không có Di Maria. Trách nhiệm dàn dựng sao cho hợp lý là trách nhiệm của dàn huấn luyện viên, trách nhiệm khi ra sân là trách nhiệm của cầu thủ. Các bạn cứ yên trí, cả 2 ông huấn luyện viên Scholari của Brazil lẫn ông Sabella của Argentina đều là những ông phủ thủy của sân cỏ, mất một vài cầu thủ không phải là điều đáng ngại đối với họ đâu. Đó là ý kiến của tôi.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh và anh Kính Hòa về những chia sẻ vửa rồi. Vũ Hoàng đồng ý với 2 anh là banh chưa lăn, chưa biết chuyện gì xảy ra, không thể đoán trước kết quả thắng bại như thế nào. Vũ Hoàng đồng ý với anh Nguyễn Khanh là đội tuyển nào cũng có khả năng để giật Giải, đồng ý với anh Kinh Hòa là các ông huấn luyện viên thay đổi cầu thủ tài tình lắm, không có một vài siêu sao không có nghĩa là họ chịu thua ngay đâu.
Ngày mai, trận bán kết đầu tiên sẽ diễn ra giữa Brazil và Đức. Đã biết trọng tài của trận này là ai chưa, anh Nguyễn Khanh?
Nguyễn Khanh: Người được chọn cầm còi của trận banh ngày mai là ông Marco Rodrriguez người Mexico. Trước World Cup 2014, ông này nổi tiếng khắp nơi vì thổi 79 trận, giơ thẻ đỏ đuổi 51 cầu thủ. Trên sân Brazil, ông đã được chọn cầm còi 2 trận và đã giơ thẻ đỏ đuổi cầu thủ Italy là anh Claudio Marchisio trong trận giữa Italy và Uraguay trong trận banh mà chắc chắn không ai có thể quên được....
Kính Hòa: Ồ tôi nhớ ông trọng tài này rồi. Đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao ông ta lại không giơ thẻ đỏ đuổi anh cầu thủ nổi tiếng Suarez, sau khi anh này giở đòn "cẩu xực xí quách" cắn vào vai cầu thủ Chiellini của Italy.
Vũ Hoàng: Vũ Hoàng cũng nhớ ông trọng tài này, nhưng đã đến lúc chúng mình phải chia tay, hẹn gặp lại 2 anh trong chương trình ngày mai, cũng trong Câu Chuyện Bóng Đá World Cup Brazil 2014.