Đi bộ phạm luật có thể bị án đến 15 năm

TTTVN
2018.01.04
IMG_0961.MOV.jpg Hình ảnh người dân đang đi qua đường tại góc ngã tư ở Sài Gòn.
RFA

Theo quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 về tội ‘vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ’,  nếu người đi bộ vi phạm luật dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như làm chết người, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Nhận xét và ý kiến về mức phạt

Nhiều người dân bất ngờ với mức phạt như thế và cho rằng quá nặng.

Thế thì cao quá chứ! Xe máy đi ngược chiều thì phạt bao nhiêu, người đi bộ thì phạt bao nhiêu.

Mức phạt thì cao quá, quá cao!

Thấy khá là nặng

Hậu quả của mấy người đi xe máy hoặc ô tô mới gây ra hậu quả lớn như chết người này nọ nên mức này khá cao.”

Có ý kiến cho rằng cần phân biệt rõ ràng các mức phạt đối với từng loại phương tiện như người đi bộ, người đi xe máy hoặc ô tô:

Thì mình nên cảnh cáo khoảng 500 đổ lại thì được, tại vì người ta băng nhiều lần, mỗi lần 500 thì cũng khá là nặng rồi.

Một số người dân chỉ ra rằng điều kiện dành cho người đi bộ tham gia giao thông ở VN chưa được đảm bảo. Họ nói các vỉa hè bị lấn chiếm, các điểm sang đường tại nhiều nơi vẫn còn ít, hoặc bố trí không hợp lý. Như đoạn đường này, người dân muốn sang đường thì phải đi hơn 500 mét mới có chỗ để băng qua. Hầu hết ai cũng phàn nàn về điều đó. Quốc Nghĩa, một sinh viên cho biết ý kiến.

Vì em nghĩ nếu người đi bộ đi thì ý thức gây ra nguy hiểm cho chính bản thân họ chứ họ không gây ra hâu quả cho những người khác. Em nghĩ mức phạt 15 năm tù là hơi bị nặng với lại ví dụ yêu cầu người ta đi qua vỉa hè đi theo đúng làn đường thì cái đặt ra là nhà nước vẫn đâu đảm bảo vỉa hè hay làn đường đúng các kiểu cho người ta áp dụng được mà phải bắt người ta, công dân phải thực hiện theo thì nó bị hà khắc quá nên cái này thì phải coi xem xét lại.

Đồng quan điểm trên, anh Huy và một số người khác cũng cho rằng các điều kiện dành cho người đi bộ chấp hành đúng luật còn rất nhiều hạn chế.

Có những nơi như ở đây thì được. Một số nơi khác thì nó không có vỉa hè để đi đâu. Người ta lấn hết rồi chứ không có để đi được. Do vậy những nơi mà người ta lấn tạo thành cho người khác một cái thói quen băng xuống lòng đường.

Vi phạm như vậy 15 năm còn gia đình con cái nữa. Nhiều lúc giao thông  VN mình thực ra về cơ cấu hạ tầng đường đi bộ thì bị chiếm đóng. Vỉa hè bị xe chiếm đồ rất là nhiều.

Người đi bộ ý thức của người ta nếu mà tuân thủ theo luật giao thông thì càng tốt mà còn ý thức người ta không tốt ví dụ người ta đi qua vạch không có đúng như quy định thì thực ra cái phương tiện như hai bánh hoặc bốn bánh vẫn có thể né được. Như mình đang làm đường hay chỗ đèn xanh đèn đỏ có những công trình hố cát người ta không đi được thì làm sao? Không lẽ giờ di bộ lên cả cây số tới vạch tiếp theo?

Những người dân mà chúng tôi tiếp xúc cho rằng luật được làm ra nhằm duy trì ổn định xã hội. Tuy nhiên luật phải luật hợp lý, có tính khả thi; nếu không thì lại rơi vào tình trạng ‘có một rừng luật’ mà khi xử lại theo ‘luật rừng’.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.