Tình trạng hiện nay của 12 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ

Đã gần nửa tháng sau khi bị phía Trung Quốc bắt giữ, 12 ngư dân Việt Nam vẫn chưa được thả ra.

Gia Minh hỏi chuyện ông Nguyễn Dự, Chủ Tịch Xã An Hải (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là nơi quê quán của các ngư dân đó, xem chính quyền đang có nỗ lực ra sao để đưa họ trở về với gia đình.

Ông Chủ Tịch Xã cho biết tin tức:

Còn lại 12 ngư dân còn ở bên đó, trong đó có 3 thuyền trưởng; trong 3 thuyền trưởng đó thì cách đây 4 ngày thì ở gia đình có liên lạc được với những người đó, bởi vì họ có (điện thoại) di động đó; nhưng mà tới bây giờ thì liên lạc không được.

Các anh đó người Trung Quốc nói tiếng Việt và người ta buộc phải đem 30 ngàn nhân dân tệ để nộp thì các anh sẽ cho về, còn không thì thôi. Nhưng mà lý do là ngư dân đánh bắt (trong) vùng biển của Việt Nam chớ không phải là đánh bắt (trong) vùng biển của Trung Quốc, và tất cả các đảo của Trung Quốc ở lân cận đó thì họ (ngư dân) không có xâm phạm.

Ngư dân đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam chớ không phải là của Trung Quốc. Oan nhứt là người ta ở toạ độ, vĩ độ của họ là họ đang đánh bắt tại vùng biển Việt Nam.

Ô. Nguyễn Dự<br/>

Oan nhứt là người ta ở toạ độ, vĩ độ của họ là họ đang đánh bắt tại vùng biển Việt Nam, cộng với cơn bão họ tìm chỗ núp và họ neo ở vùng biển đó. Họ có làm đơn kiến nghị với xã và họ kiên quyết là không thể nộp tiền được (một cách) vô lý như thế này. Ngừơi Trung Quốc có thể lấn lần từng bước ở vùng biển Việt Nam cho nên họ (ngư dân) không nộp.

Mất liên lạc…

Gia Minh: Sau khi có đ ơn c ủa nh ững ng ười tr ở v ề cũng nh ư thông tin c ủa nh ững thuy ền tr ưởng mà cho bi ết nh ư v ậy thì xã đã có tr ợ giúp cho h ọ ra sao?

Ông Nguy ễn D ự : Ở xã thì nói chung về kinh phí trong khoản trợ giúp này thì chưa có trợ giúp gì, chỉ trợ giúp tinh thần là động viên gia đình là không buồn, lo làm ăn, còn vợ con thì làm ăn học hành.

Nói vậy thôi chớ nhà nước có quan tâm đột xuất gì đó thì xã bắt đầu xuất, hoặc gia đình nào thật sự tắt lửa hết gạo thì bắt đầu xã mới vận động dân cư để giúp, chớ còn trước mắt thì chưa có giúp gì đâu anh.

Gia Minh: Xã đã đ ệ trình lên c ấp trên là huy ện ra sao đ ể r ồi có nh ững bi ện pháp h ữu hi ệu h ơn, th ưa ông?

Ông Nguy ễn D ự: Chúng tôi có trình cộng với đơn của ngư dân đó. Xã cũng soạn công văn trình lên UBND Huyện, rồi kiến nghị lên Sở Nội Vụ, Sở Ngoại Vụ với đề nghị là các cấp ở bộ - ngành liên quan với đại sứ quán can thiệp về vấn đề này vì ngư dân mình đánh bắt ở vùng biển mình chớ không đánh bắt ở vùng biển của họ, cho nên nhờở trên can thiệp vào đó thôi, chớ còn thực tế bây giờ không biết ở tỉnh, ở Sở Nội Vụ, rồi ở các Bộ chuyên ngành, các anh bên phía Việt Nam làm như thế nào thì chưa có trả lời dứt khoát.

Gia Minh: Ch ưa có tr ả l ời cho xã à?

Ông Nguy ễn D ự: Chưa có trả lời gì.

Gia Minh: Bây gi ờ cách th ức giúp cho nh ững ng ười đang còn b ị gi ữ, tr ước h ết nh ư ông nói là cũng có làm đ ơn lên các c ơ quan ch ức năng r ồi, nh ưng mà còn cách gì n ữa không đ ể có th ể nhanh đ ưa h ọ v ề?

Không biết ở tỉnh, ở Sở Nội Vụ, rồi ở các Bộ chuyên ngành, các anh bên phía Việt Nam làm như thế nào thì chưa có trả lời dứt khoát.

Ô. Nguyễn Dự<br/>

Ông Nguy ễn D ự: Chắc có lẽ Đại Sứ Quán mình can thiệp cũng với Đại Sứ Quán Trung Quốc rồi làm cho rõ việc, đưa các đơn và các chứng từ khi bị bắt họ đánh cá ở toạ độ- vĩ độ - kinh độ mấy thì họ báo cáo lại thì sau này mình có đề nghị can thiệp.

Chúng tôi cũng có điện thoại với tỉnh thì tỉnh chắc có lẽ họ đề nghị với chính phủ can thiệp thôi chớ bây giờ làm sao? Bọn tôi ở cấp xã cũng như con người mà kêu Ông Trời thôi chớ bây giờ đâu có biết trực tiếp được.

Gia Minh: Vi ệc liên l ạc th ường xuyên hàng ngày thì đ ến nay đã b ị gián đo ạn r ồi ph ải không ông? Không liên l ạc đ ược à?

Ông Nguy ễn D ự: Liên lạc được thì được đó nhưng mà họ (Trung Quốc) không cho gặp người nhà. Có liên lạc được nhưng mà họ chỉ có cho biết là có ở đây nhưng mà họ không cho gặp.

Gia Minh: Và h ọ d ứt khoát là ph ải g ửi ti ền, nh ưng mà cách g ửi ti ền nh ư th ế nào, th ưa ông?

Ông Nguy ễn D ự: Gửi tiền thì ở đây một là gửi tiền qua đường bưu điện, qua chỗ ngân hàng cũng được, Ngân Hàng Nhà Nước cũng được, nhưng mà y vào chỗ Đà Nẵng cơ. Đà Nẵng hình như có đường dây nào đó, người ta gửi ra được.

Giải pháp cho ngư dân?

Gia Minh: T ừ tr ước t ới nay ng ư dân c ủa xã đã b ị b ắt nh ư th ế này bao nhiêu l ần r ồi, th ưa ông?

Ông Nguy ễn D ự: Bắt cỡ này có thể tương đương gần chục chiếc tàu như thế này, nhưng mà có lần thì thực sự ngư dân họ có khi đi vào cái chỗ của Trung Quốc đóng để đánh bắt cá thì có, cho nên họ chấp nhận là họ nộp.

Họ có thiếu thì họ cũng đi vô họ mượn của chủ nợ, cái chỗ mà họ bán cá đó, để họ nộp, rồi về thì họ có thể làm hai ba phiên để họ trả. Nhưng mà lần này thì họ đánh bắt ở vùng biển Việt Nam cho nên họ kiến nghị các cấp can thiệp chớ họ không có vi phạm.

Còn ở đây quê hương con em mọi người làm ở đây họp thật thà lắm, hễ mà họ vi phạm thì họ chấp nhận thôi, họ về họ báo cáo cho xã biết là họ đánh bắt ở vùng nào như thế nào, có tàu thuyền Trung Quốc hay là tàu thuyền Thái Lan, hễ mà có gặp là họ vẫn báo cáo lại hết thôi.

Gia Minh: V ấn đ ề h ướng d ẫn cho ng ư dân v ề các khu v ức lãnh h ải thì nh ư th ế nào, th ưa ông?

Ông Nguy ễn D ự: Thì cũng tuyên truyền cho dân là vùng biển của mình thì mình đánh bắt, không xâm phạm vũng biển của các nước, không những là của Trung Quốc mà là còn của Indo(nesia), Malaysia, Phillipnes thì mình không nên vi phạm, thì ngư dân họ cũng kiên quyết không vi phạm, họ chỉ đánh bắt ở vùng biển của Việt Nam chớ họ không vi phạm gì.

Sở Thuỷ Sản thường xuyên cũng cho các sơ đồ, bản vẽ các vùng nước, vùng biển của Việt Nam, vùng biển của các nước lân cận, cũng tuyên truyền cho dân thông suốt thôi. Vùng nào là vùng mình đánh bắt ở trong nước, vùng nào là vùng ngoài nước, vùng nào là vũng lãnh hải biên giới chung, vùng nào là vùng lãnh hải của Việt Nam, thì đều tuyên truyền hết, học tập hết.

Hoàng Sa đúng là một quần đảo rất là nhiều đảo; đảo thì có đảo trước kia ông bà cha mẹở từ trước với các loại giấy tờ là của Việt Nam.

Ô. Nguyễn Dự<br/>

Gia Minh: Ch ưa bao gi ờ có tr ưòng h ợp h ọ gi ữ lâu nh ư l ần này ph ải không ạ?

Ông Nguy ễn D ự: Trong các lần khác thì họ cũng thông báo, ví dụ thông báo mà chính xác dân mình vi phạm thì họ có khi họ cũng giữ lâu như lần này cũng có chớ. Nhưng mà đó là vì điều kiện là ở xã theo tình hình họ về báo cáo là họ (ngư dân) vi phạm thì cái quyền của họ (Trung Quốc) họ giữ bao nhiêu họ giữ.

Còn lần này là mình không có vi phạm nên nhờ can thiệp, còn các lần vi phạm thì cũng can thiệp, nhưng can thiệp bằng cách là hai bên cũng thoả thuận với nhau và giữa gia đình cũng như nhà nước can thiệp cho nó nhanh chóng mau lẹ. Còn cái này thì không có vi phạm cho nên cũng can thiệp nhưng mà can thiệp này không phải là buộc phải chồng tiền được.

Gia Minh: Cái ch ỗ Hoàng Sa đó là cái ch ỗ đang tranh ch ấp thì không bi ết là ở đó có nh ững thông tin nh ư th ế không, th ưa ông?

Ông Nguy ễn D ự: Hoàng Sa đúng là một quần đảo rất là nhiều đảo; đảo thì có đảo trước kia ông bà cha mẹở từ trước với các loại giấy tờ là của Việt Nam, nhưng mà khi chiến tranh từ lúc với Mỹ đó thì đâu vào năm 68 thì anh Trung Quốc có bước vào giứp đỡ Việt Nam mình.

Ảnh giúp đỡ Việt Nam mình thì ảnh có chiếm một số đảo, sau này khi mà khởi nghĩa năm 75 thì ảnh cũng không trả, ảnh chiếm giữ. Thì những đảo ảnh đang chiếm giữ, ngư dân tránh ra đó. Còn giờ tranh chấp như thế nào thì không rõ, nhưng mà các đảo của Việt Nam đóng thì ngư dân mình có quyền khai thác.

Gia Minh: C ảm ơn ông đã dành cho chúng tôi nh ững thông tin v ừa r ồi.

Ông Nguy ễn D ự: Dạ, không có chi. Cảm ơn anh nhiều.