Tiếng nói nạn nhân thời ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng

Một nạn nhân của thế đấu tranh trong nội bộ đảng cộng sản dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt ca tụng đức tính của người lãnh đạo năng nổ, đi sát thực tế.
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
2008.06.13

vovankiet_VietnamNet.jpg
Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tiếp xúc với báo chí những năm sau khi đã nghỉ hưu,
Hình VietnamNet
Thu nhận ý kiến từ trong nước trước sự ra đi của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ những người từng là nạn nhân trong những toan tính chính trị trong hậu trường khi  ông Kiệt đương nhiệm những năm 1991-1997, phóng viên Việt Hùng  đài RFA trao đổi với ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An từ Hà Nội :

Ông Lê Hồng Hà: Anh Võ Văn Kiệt hơn tôi độ 3-4 tuổi. Tôi có một số ấn tượng sâu sắc đối với anh Kiệt. Ông Võ Văn Kiệt là một trong 7 vị thủ tướng của chính quyền  Việt Nam từ ông Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Đồng, ông Phạm Hùng, ông Đỗ Mười, ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải cho đến ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy văn hóa anh ấy thấp nhưng trong quá trình hoạt động và đảm nhiệm các cương vị công tá và khi tiếp xúc với các tầng lớp trí thức, ông được anh em trí  thức trong Nam ngoài Bắc, trong nước ngoài nước rất quí trọng, rất thông cảm, đấy là một con người khá đặc biệt.

Ý kiến thứ nhất là tôi không đặt vấn đề so sánh ông Hồ Chí Minh ở trong này, nhưng trong 6 ông thủ tướng còn lại thì ông Võ Văn Kiệt là người năng nổ nhất, đi các địa phương nhiều nhất, là vị thủ tướng làm được nhiều việc nhất so với các ông thủ tướng khác.

Đứng về mặt văn hóa theo chỗ tôi biết thì anh ấy chưa học hết cấp 1, tức Tiểu học, gia đình rất nghèo. Ông Võ Văn Kiệt là người con thứ 9 trong gia đình. Hồi nhỏ anh ấy phải đi làm thuê, ở đợ rất nghèo khổ. Tuy văn hóa anh ấy thấp nhưng trong quá trình hoạt động và đảm nhiệm các cương vị công tá và khi tiếp xúc với các tầng lớp trí thức, ông được anh em trí  thức trong Nam ngoài Bắc, trong nước ngoài nước rất quí trọng, rất thông cảm, đấy là một con người khá đặc biệt.

Đặc điểm tôi rất thích về tính cách của anh ấy là khi nào địa phương hay phong trào gặp khó khăn, như một số người chạy đi tìm cấp trên để hỏi, nhưng ông Võ Văn Kiệt thấy đâu có khó khăn, lúc nào khó khăn là ông xông vào tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, tiếp xúc với cán bộ địa phương để tìm lời giải cho những vấn đề khó khăn.

Thứ  ba, nhiều ông cán bộ lãnh đạo cấp cao khi về nghỉ hưu phần lớn là nghỉ luôn. Tuy là đất nước bê bối biết bao nhiêu việc, các ông ấy từng ở cương vị lãnh đạo các ông ấy hiểu tình hình đáng lẽ ra các ông ấy có thể đóng góp ý kiến này ý kiến kia, nhưng mà tôi thấy nhiều ông về nghỉ là nghỉ luôn và chỉ chơi thôi, một thái độ tôi thấy rất vô trách nhiệm.

Lê Hong Ha- RFA_150.jpg
Ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An cho đến năm 1995
RFA PHOTO
Còn ông Võ Văn Kiệt có cái hay là ông ấy theo dõi tình hình rất sát và khi thấy có thể tham gia được là ông ấy phát biểu luôn. Những ưu điểm của ông ấy tồn tại cho đến những tháng ngày gần đây nhất.  Hai nữa là ông Kiệt rất có dũng khí, ông ấy biết nhiều vấn đề cơ quan lãnh đạo không chấp nhận và không bằng lòng đâu, nhưng dũng khí của Võ Văn Kiệt là phát biểu không cần biết ai đồng tình hay không đồng tình.

Việt Hùng: Liên quan đến ông Võ Văn Kiệt và lá thư ông ấy gửi Bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam , người ta còn nhớ chính cá nhân ông Hà từng là một trong ba nạn nhân , Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu và Nguyễn Kiến Gian,  trong vụ tiết tộ bí mật quốc gia vào năm 1995.

Ông Lê Hồng Hà: Trong năm 1995 việc ấy mang một tính chất khác, tài liệu của ông Võ Văn Kiệt là một bản tham luận trong Hội nghị Bộ chính trị về Đại hội 8.

Lê Đức Anh là ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Chủ tịch nước phụ trách về an ninh quốc phòng trị mình thì người ta không dám xông vào can thiệp. Mặc dù việc này dính đến tài liệu của ông Võ Văn Kiệt nhưng tôi lại không trách ông Võ Văn Kiệt.

Nếu căn cứ theo Pháp lệnh Bí mật Nhà nước thì tài liệu của ông Võ Văn Kiệt không phải là tài liệu tối mật, nhưng lúc bấy giờ một số lãnh đạo muốn trừng trị tôi, ông Hà Sĩ Phu và ông Nguyễn Kiến Giang nên họ đã lấy cái đó chuyển thành tài liệu tối mật quốc gia. Mình dính đến tài liệu tối mật thì họ lấy cái đó để trừng trị mình.

Dạo ấy ông Võ Văn Kiệt biết vì tài liệu ấy mà chúng tôi bị xử lý mà ông ấy không can thiệp, không phát biểu ý kiến. Nhưng lúc bấy giờ đó là thái độ không đúng trong đảng . Đứng đầu là Lê Đức Anh muốn trị tôi và được Đỗ Mười và một số người khác đồng tình. Lúc đó ông Võ Văn Kiệt cũng đang bị phê phán về quan điểm.

Vào thời điểm đó ông Võ Văn Kiệt không can thiệp thì chúng tôi không bằng lòng, nhưng mà thôi việc này lúc đó là một thế đấu tranh trong đảng này lúc bấy giờ như thế.  Chứ còn Bộ trưởng Công An lúc đó là Bùi Thiện Ngộ, từng là cán bộ ở Trường do tôi phụ trách. Ông ấy cũng thấy rằng việc trị tôi như vậy cũng không ổn, nhưng Lê Đức Anh là ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Chủ tịch nước phụ trách về an ninh quốc phòng trị mình thì người ta không dám xông vào can thiệp. Mặc dù việc này dính đến tài liệu của ông Võ Văn Kiệt nhưng tôi lại không trách ông Võ Văn Kiệt.

Việt Hùng: Nhưng mà đến nay không ít các nhà dân chủ cho vẫn còn than phiền về Nghị định 31 CP.

Ông Lê Hồng Hà: Vâng cái đó đúng, trách ông Võ Văn Kiệt nhưng riêng tôi suy nghĩ có thể còn trách ông Kiệt trong một vài vấn đề cụ thể, riêng 31 CP thì vì ông ấy ký nên ông ấy phải chịu trách nhiệm, nhưng đó là không khí chuyên chính của một chính quyền chuyên chính vô sản. Thành ra kỳ này ông Kiệt mất nên tôi không đặt vấn đề truy vấn mà tôi muốn nói một số ấn tượng tốt thôi, chứ còn lúc này đây không phải là lúc mình lên một bản thanh toán nợ nần.

Việt Hùng: Sở dĩ chúng tôi đặt câu hỏi này vì chính ông là nạn nhân.

Ông Lê Hồng Hà: Vâng đúng, tôi từng là một nạn nhân, nhưng là nạn nhân của một thế lực đang chi phối trong Bộ chính trị, thế còn trách nhiệm của ông Võ Văn Kiệt về vấn đề này không phải là chính.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.