Công nhân Trung Quốc đã hiện diện ở Tây Nguyên

Tại xã Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, một người tự nhận là công nhân Trung Quốc sang đó làm việc trả lời: "Tôi thuê nhà chú Kiểng, tôi là người Trung Quốc sang làm công trường khai thác bô xít."
Gia Minh, phóng viên RFA
2009.04.03
Môi trường sống của vùng Tây Nguyên có thể hủy hoại Môi trường sống của vùng Tây Nguyên có thể hủy hoại khi tiến hành những dự án khai thác quẳng mỏ bô-xít.
Photo courtesy Wikipedia

Vào khi dư luận chưa thông về chủ trương khai thác bô xít tại Tây Nguyên của chính phủ Việt Nam, thì tin tức về lượng công nhân Trung Quốc có mặt tại một số địa phương ở hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông tham gia quá trình chuẩn bị cho việc khai khoáng sắp tới khiến dư luận càng thêm quan ngại.

Vậy thực tế về nguồn tin đã có công nhân Trung Quốc sang làm việc tại Tây Nguyên ra sao?

Vào ngày 27 tháng ba vừa qua, tại buổi tọa đàm do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức, thông tin về việc công nhân Trung Quốc đang theo các nhà thầu nước họ đưa vào Việt Nam với số luợng nhiều được chính các công ty xây dựng trong nước loan đi.

Các nhà thầu Việt Nam đều cho rằng hầu như các dự án lớn khi đem ra đấu thầu thì đều rơi vào phía nước ngoài, mà chủ yếu là Trung Quốc. Và một khi các công ty Trung Quốc thắng thầu thì họ đưa máy móc, thiết bị, hàng hoá và công nhân của họ sang để thực hiện công trình.

Theo ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam thì những máy móc thiết bị được đưa vào phục vụ công trình là những lọai Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được.

Riêng về công nhân lao động chân tay tại các công trường thì hẳn nhiều người đều nhận thấy là lực lượng đó ở Việt Nam hiện nay không hề thiếu.

Tôi thuê nhà chú Kiểng, tôi là người Trung Quốc sang làm công trường khai thác bô xít.

Công nhân Trung Quốc ở Tây Nguyên

Một người tham dự buổi tọa đàm hôm 27 tháng ba tại Hà Nội, là ông Nguyễn Công Lục, Vụ trưởng Kinh tế ngành, của Văn phòng chính phủ cho biết thực tế sau một chuyến thăm một công trình xây dựng nhiệt điện ở Quảng Ninh, là riêng tại công trình đó có hơn 2000 công nhân Trung Quốc.

Một nhân vật khác là ông Trần Văn Huynh, chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam còn cho biết thêm hiện Trung Quốc đang đảm nhận hơn chục công trình xây dựng nhà máy xi xăng, nhiều dự án nhà máy điện lớn ở Việt Nam, và như vậy con số công nhân Trung Quốc được đưa sang phải gấp nhiều lần.

Người Trung Quốc đã đến Tây Nguyên

Riêng ở Tây Nguyên, trong khi dư luận vẫn chưa thông về chủ trương khai thác bô xít mà chính phủ đưa ra thì tại hai khu đang triển khai dự án san ủi mặt bằng chuẩn bị xây dựng nhà máy phục vụ công việc khai thác khoáng sản là tại Tân Rai của Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đak Nông, công nhân Trung Quốc cũng đã có mặt.

Trong một cuộc điện thọai đến một nhà người dân tại xã Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm thì chúng tôi được một người tự nhận là công nhân Trung Quốc sang đó làm việc trả lời: "Tôi thuê nhà chú Kiểng, tôi là người Trung Quốc sang làm công trường khai thác bô xít."

Đang xây nhà ở, nhà máy thì đang đào móng và người ta đưa công nhân Trung Quốc sang nhiều lắm. Có một số thuê nhà dân ở trọ và có người thuê dân mình nấu ăn…Họ ở độ tuổi từ hai mấy, ba mấy, bốn mấy… Nhiều người không biết tiếng Việt.
Một thanh nữTân Rai

Thông tin về sự hiện diện của công nhân Trung Quốc sang làm việc cho nhà máy bô xít đang được xây dựng tại địa phuơng Tân Rai được chính người dân ở địa phương xác nhận. Một thanh nữ trẻ cho biết:

Đang xây nhà ở, nhà máy thì đang đào móng và người ta đưa công nhân Trung Quốc sang nhiều lắm. Có một số thuê nhà dân ở trọ và có người thuê dân mình nấu ăn…Họ ở độ tuổi từ hai mấy, ba mấy, bốn mấy… Nhiều người không biết tiếng Việt.

Và một phụ nữ lớn tuổi cũng nói:

Thấy ở gần đây ngoài huyện thì thuê nhà ở gần chợ, một số làm trong kia thì cách xa đây bảy cây. Công nhân Việt thì đi làm cho họ như thợ hồ…

Nguyên tắc tuyển lao động nước ngoài

Chúng tôi nêu vấn đề tuyển dụng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với một chuyên viên pháp luật của ngành lao động thì được người này giải thích:

Tuyển người lao động nước ngoài vào làm việc là tuyển quản lý, chuyên gia. Công nhân bình thường thì không đuợc cấp phép, không đựợc đăng ký theo Nghị định 34 của chính phủ.

Sở Lao động- Thương binh- Xã hội tại Lộc Thắng

Theo qui định của nhà nước thì người nước ngoài vào VN làm việc thì phải có giấy phép do Sở Lao động- Thương binh- Xã hội cấp phép, đây là cơ quan quản  lý trực tiếp cấp phép. Nguời lao động nước ngoài thì có yêu cầu nghiêm nhặt về chuyên môn trình độ, nhiều thứ khác.

Và Sở Lao động- Thương binh- Xã hội tại Lộc Thắng, trả lời:

Tuyển người lao động nước ngoài vào làm việc là tuyển quản lý, chuyên gia. Công nhân bình thường thì không đuợc cấp phép, không đựợc đăng ký theo Nghị định 34 của chính phủ. Chỉ những trường hợp mang tính ngành nghề truyền thống mà không thay thế đuợc thì nước sở tại của họ phải xác nhận có kinh nghịêm 5 năm.

Việt Nam lâu nay phải đưa một số lao động không có kỹ năng sang làm công tác giúp việc nhà hay công nhân lao động tại nhiều nước như Malaysia, Đài Loan hay một số nước ở khu vực Trung Đông để giải quyết tình trạng thiếu công ăn việc làm tại Việt Nam. Trong khi đó thì nay chính các công ty trong nước phải lên tiếng về tình trạng công nhân lao động phổ thông nước ngoài đang vào Việt Nam gây khó khăn cho chính doanh giới trong nước.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
01/10/2011 12:58

những chiến binh tiên phong của Trung Quốc không cần vũ khí cũng đã vượt biên giới vào việt Nam và họ đã hiện diện ngay tận mảnh đất cuối cùng của Việt Nam,quả là những kẻ có trách nhiệm quản lý đã thông đồng vời giặc rồi.