Đời sống công nhân ngành may chưa được quan tâm thỏa đáng

Kỹ nghệ dệt may Việt Nam phát triển khả quan, thế nhưng đời sống công nhân ngành này có được chủ nhân và giới hữu trách quan tâm thỏa đáng hay không?
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2008.10.06
cong-nhan-may-mac-305.jpg Công nhân Việt Nam làm việc ở một xưởng sản xuất áo quần thể thao cho hãng Nike ở TP. HCM.
Photo AFP

Tổng hợp thông tin và ghi ý kiến liên hệ, Thanh Quang trình bày vấn đề như sau:

Giữa lúc cuộc sống công nhân ở Việt Nam ngày càng gặp nhiều khó khăn thì những cuộc khảo sát trong nước cho biết là công nhân ngành may mặc thuộc giới lao động có nguồn thu nhập thấp nhứt, thấp về đồng lương căn bản và cả những khoản phụ cấp.

Thu nhập thấp, lạm phát cao

Qua bài tựa đề “Nhọc nhằn đời sống công nhân” được báo Thanh Niên Online phổ biến mới đây, một nữ công nhân may mặc, quê ở Thanh Hoá, kể lại rằng cộng tất cả các khoản như lương căn bản, tiền làm thêm giờ và một vài khoản phụ khác thì mổi tháng chỉ vỏn vẹn trên dưới 1 triệu một trăm ngàn đồng để trang trải cho cuộc sống hàng ngày với một loạt các khoản cần phải chi tiêu. Bài báo đề cập tới tình trạng khó khăn hiện đang đè nặng trên đôi vai của đa số công nhân vào khi nhiều người lao động không để dành được đồng nào, hay phải tằn tiện mới đủ sống với những bữa cơm không còn dễ nuốt.

Mặt thứ nhứt của vấn đề, tức là cái tác động khách quan mà chúng ta thấy rõ ràng là với tình hình lạm phát như vậy thì đồng lương của người lao động ngay tức thời họ đã mất đi khoảng chừng 20 đến 30% cái giá trị thực tế rồi, đẩy đời sống người lao động ra những chỗ khó khăn hơn. Đó là điều thứ nhứt. Điểm thứ hai thì thực sự cũng có nhiều doanh nghiệp quá chú trọng lợi nhuận mà quên cái chuyện cải thiện đời sống của người lao động và họ yên tâm với việc họ trả lương đúng theo pháp luật quy định.

Ông Diệp Thành Kiệt

Khi được hỏi về tình cảnh này của công nhân, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ Tịch Hội Thêu Đan-Dệt May TP.HCM, nhận xét:

Ông Diệp Thành Kiệt: Thật ra thì người lao động hiện nay họ gặp khó khăn cũng do một mặt khách quan, và chúng tôi phải nhìn nhận cái vấn đề này tương đối nó đầy đủ, chúng tôi cũng đã có những nghiên cứu. Chúng tôi phụ trách Uỷ Ban Về Lao Động của Việt Nam thì chúng tôi phải thấy hai mặt của vấn đề. Mặt thứ nhứt của vấn đề, tức là cái tác động khách quan mà chúng ta thấy rõ ràng là với tình hình lạm phát như vậy thì đồng lương của người lao động ngay tức thời họ đã mất đi khoảng chừng 20 đến 30% cái giá trị thực tế rồi, đẩy đời sống người lao động ra những chỗ khó khăn hơn. Đó là điều thứ nhứt. Điểm thứ hai thì thực sự cũng có nhiều doanh nghiệp quá chú trọng lợi nhuận mà quên cái chuyện cải thiện đời sống của người lao động và họ yên tâm với việc họ trả lương đúng theo pháp luật quy định.

Nhưng về phía Hiệp Hội chúng tôi đưa ra những quan điểm, tức là trước hết anh phải chăm lo cho đời sống của người lao động. Và chính vì vậy cho nên đặc biệt là ở TP.HCM chúng tôi thường xuyên tổ chức những buổi họp để qua đó mà các doanh nghiệp trao đổi với nhau những biện pháp và đồng thời cũng trao đổi với nhau những kinh nghiệm mà qua đó mình có thể giúp cho người lao động cải thiện đời sống của họ, và qua sự cải thiện đó thì họ có sự đóng góp nhứt định.

Qua báo Sài Gòn Giải Phóng Online, do thu nhập thấp cộng thêm chậm được tăng lương, rồi hàng loạt vi phạm của doanh nghiệp đã dẫn đến những cuộc đình công ngày càng gia tăng của người lao động.

Trong thời gian gần đây có từ hàng chục tới hàng chục ngàn công nhân đình công hầu như liên tục ở khu vực phía Nam, trong khi nhiều vụ gọi là “ngưng làm việc” cũng diễn ra đáng ngại ở Miền Trung và Miền Bắc. Nguyên nhân chủ yếu của những vụ đình công xoay quanh điều mà báo Hà Nội Mới Online gọi là “Vẫn chuyện cơm áo gạo tiền” mà phía chủ nhân không đáp ứng, trong khi công đoàn thì vắng bóng.

Giữa lúc tình cảnh của người lao động ngày càng gặp khó khăn chồng chất thì phía công ty ra sao?

Trong lãnh vực dệt may, ông Diệp Thành Kiệt cho biết:

Ông Diệp Thành Kiệt: Hiện nay khoảng 70% doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp may Việt Nam làm theo phương thức gia công cho nên với tiền công như vậy mà nếu bây giờ đầu vào cũng tăng, mỗi thứ đều tăng hết, rồi cộng thêm thị trường suy thoái thì khách hàng cũng không trả thêm tiền, thì rõ ràng doanh nghiệp đứng trước những khó khăn. Và đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài cũng đang gặp khó khăn, một mặt là do văn hoá của họ có sự khác biệt, mặt khác là chính bản thân họ cũng có những khó khăn nhứt định.

Giải pháp cộng hưởng

Có nhiều doanh nghiệp thì chúng tôi cũng thấy là họ cũng tạo điều kiện, thay vì bây giờ buổi chiều người lao động tự họ phải về nấu ăn thì như vậy chi phí rất đắt, thì doanh nghiệp người ta tổ chức chung và họ ăn buổi chiều xong thì họ về. Như vậy thì cái chi phí của họ cũng được giảm. Nói tóm lại là nếu mà chúng ta có tấm lòng thì tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có rất nhiều giải pháp để thực hiện.

Ông Diệp Thành Kiệt

Theo Phó Chủ Tịch Hội Thêu Đan-Dệt May này, cho dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, vấn đề là giới chủ nhân thật sự có tấm lòng đối với giới lao động hay không. Ông Diệp Thành Kiệt cho biết :

Ông Diệp Thành Kiệt: Có nhiều doanh nghiệp thì chúng tôi cũng thấy là họ cũng tạo điều kiện, thay vì bây giờ buổi chiều người lao động tự họ phải về nấu ăn thì như vậy chi phí rất đắt, thì doanh nghiệp người ta tổ chức chung và họ ăn buổi chiều xong thì họ về. Như vậy thì cái chi phí của họ cũng được giảm. Nói tóm lại là nếu mà chúng ta có tấm lòng thì tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có rất nhiều giải pháp để thực hiện.

Và ông Diệp Thành Kiệt đề cập tới những giải pháp này, từ phúc lợi, ban thưởng cho tới việc thường xuyên trao đổi với công nhân để thật sự hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ.

Ông Diệp Thành Kiệt: Cái giải pháp mà chúng tôi dùng cái từ, tức là có một sự “cộng hưởng”, sự chung sức giữa một bên là giới chủ và một bên là người làm công, thì chúng tôi cũng đã trao đổi với nhau, dùng những giải pháp để qua đó có hai giải pháp: một giải pháp về phúc lợi, tức là mình sẽ cho đồng đều. Ví dụ như hỗ trợ cho các công nhân mỗi một tháng tiền nhà, hoặc là thêm tiền gạo, hoặc là họ mua bằng hiện vật (gạo) và giúp cho công nhân. Đó là về mặt phúc lợi. Nhưng mặt khác thì cũng phải dùng những giải pháp để tiếp tục kích thích điều hành, tăng trưởng, và sản xuất tốt hơn, tức là dùng giải pháp thưởng năng suất, hoặc là dùng một số những biện pháp về mặt quản lý. Thì hiện nay chúng tôi đang cho làm hai cái xưởng thí điểm về cái phương pháp gọi là phương pháp sản xuất tỉnh gọn. Với phương pháp này nó có thể giúp cho doanh nghiệp tăng được năng suất từ 5 cho đến 15%, nó làm giảm cho hàng tồn… Bên cạnh đó thì cũng phải thường xuyên đối thoại, trao đổi với người lao động để họ có những chia xẻ với khó khăn.

Vẫn theo ông Diệp Thành Kiệt, nếu giới chủ nhân có thiện chí chia xẻ với người lao động qua việc chiết bớt phần lợi nhuận để chăm lo người làm việc cho mình thì sẽ giữ được công nhân có tay nghề cao, và để đáp lại họ sẽ giúp công ty duy trì lợi nhuận.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.