Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Đài Á Châu Tự Do là một đài điền thế, nghĩa là cung cấp thông tin đến với ngừơi dân trong các quốc gia mà họ không có được thông tin đầy đủ và trung thực vì truyền thông tại đó hoàn toàn do Nhà nước quản lý.
Cũng xin nhắc lại rằng Đài Á Châu Tự Do được thành lập với mục đích cổ vũ cho quyền tự do bày tỏ ý kiến và quan điểm, đồng thời tạo dựng một diễn đàn cho những tiếng nói khác nhau tại các quốc gia bao gồm Miến điện, Campuchia, Trung quốc, Lào, Bắc Triều Tiên, Tây Tạng và Việt Nam. Trọng tâm chương trình phát thanh của chúng tôi là tin tức và các diễn biến liên quan đến Á châu để phản ánh càng nhiều càng tốt văn hoá và nếp sống của ngừơi dân.
Chủ trương của đài Á Châu Tự Do là phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích, không tuyên truyền, không bè phái, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào. Đài Á Châu Tự Do không phải là tiếng nói chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
“Sử dụng từ ngữ” là vấn đề mà RFA cũng như các đài phát thanh quốc tế khác phải họp bàn thường xuyên, và bị “nhức đầu” không ít. Riêng về RFA Việt ngữ thì dĩ nhiên là chúng tôi phục vụ tất cả quý vị thính giả tuy thế, ưu tiên phải là với thành phần không được thông tin, hay là có nhưng không đầy đủ. Hầu hết, đó là những người dân ở trong nước.
Đã hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày 30 tháng Tư 1975. Trong thời gian dài đó, từ ngữ mà người dân trong nước sử dụng, nhất là về nói chuyện, đã thay đổi rất nhiều. Theo tài liệu của UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) thì trong dân số Việt Nam hiện nay, 60% ra đời sau chiến tranh, tức là sau năm 1975. Lớp tuổi này từng phát biểu là từ ngữ mà người thuộc chế độ cũ sử dụng ở miền Nam, đối với họ thì nay đã hơi xa lạ.
Người làm truyền thông như chúng tôi, chỉ hoàn thành công việc khi truyền đạt được thông tin đến với người nghe. Trên làn sóng phát thanh thì vấn đề tiếp nhận lại có phần khó hơn là đọc trên trang báo.
Do đó, có các lúc chúng tôi sử dụng từ ngữ hiện đang được dùng tại Việt Nam để người trong nước, nhất là giới trẻ, hiểu được ngay.
Cũng xin nhắc lại rằng Đài Á Châu Tự Do được thành lập với mục đích cổ vũ cho quyền tự do bày tỏ ý kiến và quan điểm, đồng thời tạo dựng một diễn đàn cho những tiếng nói khác nhau tại các quốc gia bao gồm Miến điện, Campuchia, Trung quốc, Lào, Bắc Triều Tiên, Tây Tạng và Việt Nam. Trọng tâm chương trình phát thanh của chúng tôi là tin tức và các diễn biến liên quan đến Á châu để phản ánh càng nhiều càng tốt văn hoá và nếp sống của ngừơi dân.
Chủ trương của đài Á Châu Tự Do là phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích, không tuyên truyền, không bè phái, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào. Đài Á Châu Tự Do không phải là tiếng nói chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
“Sử dụng từ ngữ” là vấn đề mà RFA cũng như các đài phát thanh quốc tế khác phải họp bàn thường xuyên, và bị “nhức đầu” không ít. Riêng về RFA Việt ngữ thì dĩ nhiên là chúng tôi phục vụ tất cả quý vị thính giả tuy thế, ưu tiên phải là với thành phần không được thông tin, hay là có nhưng không đầy đủ. Hầu hết, đó là những người dân ở trong nước.
Đã hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày 30 tháng Tư 1975. Trong thời gian dài đó, từ ngữ mà người dân trong nước sử dụng, nhất là về nói chuyện, đã thay đổi rất nhiều. Theo tài liệu của UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) thì trong dân số Việt Nam hiện nay, 60% ra đời sau chiến tranh, tức là sau năm 1975. Lớp tuổi này từng phát biểu là từ ngữ mà người thuộc chế độ cũ sử dụng ở miền Nam, đối với họ thì nay đã hơi xa lạ.
Người làm truyền thông như chúng tôi, chỉ hoàn thành công việc khi truyền đạt được thông tin đến với người nghe. Trên làn sóng phát thanh thì vấn đề tiếp nhận lại có phần khó hơn là đọc trên trang báo.
Do đó, có các lúc chúng tôi sử dụng từ ngữ hiện đang được dùng tại Việt Nam để người trong nước, nhất là giới trẻ, hiểu được ngay.