Với cộng đồng người Việt tại Đông Âu những thay đổi đó có ảnh hưởng tới đời sống như thế nào? Đâu là những bài học rút ra từ những thay đổi đó?
Bức phá....
Cách đây đúng 20 năm vào ngày 9 tháng 11 năm 89, trong số gần 200 ngàn nguời Việt đang du học và làm việc tại Liên Xô và các nước Đông Âu không ai có thể ngờ rằng sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã làm thay đổi đời sống trong sự “bức phá” về thông tin như qua lời anh Trần Văn Minh từ Tiệp Khắc.
Tôi ngạc nhiên là vì chúng tôi đã từng sinh sống và lớn lên dưới chế độ miền Bắc xã hội chủ nghĩa nên những thông tin về Bức tường Berlin tôi hoàn toàn không biết gì.
Anh Trần Văn Minh
Anh Trần Văn Minh: Vào thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ lúc đó tôi đang ở Tiệp Khắc. 20 năm qua rồi nhưng tôi vẫn nhớ rõ cảm tưởng rất vui mừng và ngạc nhiên…
Tôi vui mừng về sự sụp đổ này vì Bức tường Berlin được dựng lên phi tự nhiên không phù hợp với quy luật cuộc sống và tất yếu nó phải sụp đổ. Tôi ngạc nhiên là vì chúng tôi đã từng sinh sống và lớn lên dưới chế độ miền Bắc xã hội chủ nghĩa nên những thông tin về Bức tường Berlin tôi hoàn toàn không biết gì. Chỉ biết là có bức tường đó thôi cho nên tôi rất ngạc nhiên tại sao Bức tường Berlin đó lại đổ được trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu đang “vững mạnh” như thế. Về sau tôi mới hiểu tại sao nó lại đổ. Có thể nói nhờ Bức tường Berlin đổ mà tôi mới hiểu được chính mình…
Với trường hợp khác là anh Đinh Trung Nghệ từng du học tại Ba Lan từ đầu thập kỷ 70 (thế kỷ trước), sau khi tốt nghiệp trở về làm việc tại Viện thiết kế, Bộ Điện lực. Đầu thập niên 90 có dịp trở lại và hiện đang định cư tại Ba Lan cho biết cảm tưởng vào thời điểm khi Bức tường Berlin đổ.
Anh Đinh Trung Nghệ: Vào thời điểm ngày 9 tháng 11 năm 89 lúc đó tôi đang làm việc ở Việt Nam. Trong thời gian ở Việt Nam thì thiếu thông tin. Chúng tôi nghe được tin Bức tường Berlin bị phá bỏ là qua đài BBC. Trong những năm 70 học tại Ba Lan tôi có dịp may mắn được sang thăm Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR) vào năm 1973. Tôi có dịp được đi dọc theo con đường xe lửa chạy từ Posdam – Berlin. Tôi thấy con tàu bị bịt kín khi chạy qua phần Tây Berlin.
Có lẽ lúc đó chúng tôi thiếu thông tin nên nghĩ rằng có lẽ phải như thế. Nhưng chính vì đã được thăm Bức tường đó cho nên khi nghe tin Bức tường đó sụp đổ tôi rất ngỡ ngàng vì nghĩ lịch sử đã tạo nên nó rồi thì khó có thể thay đổi. Thực ra vào thời điểm lúc đó là do mình thiếu thông tin…
<b> Anh Đinh Trung Nghệ</b>
Sau đó tôi có dịp đi thăm thành phố Đông Berlin, đi dọc theo Bức tường đó. Khi đi thăm, cứ cách mấy chục mét lại có lính biên phòng Đông Đức và những chó săn Béc-giê rất dữ canh gác và chúng tôi không được đến gần. Lúc đó mình cũng không biết tại sao phải như thế. Có lẽ lúc đó chúng tôi thiếu thông tin nên nghĩ rằng có lẽ phải như thế. Nhưng chính vì đã được thăm Bức tường đó cho nên khi nghe tin Bức tường đó sụp đổ tôi rất ngỡ ngàng vì nghĩ lịch sử đã tạo nên nó rồi thì khó có thể thay đổi. Thực ra vào thời điểm lúc đó là do mình thiếu thông tin…
Cho đến nay dù chưa có con số chính thức, nhưng qua thăm dò dư luận khi được hỏi, phải chăng sự sụp đổ của Bức tường Berlin đồng nghĩa với sự thay đổi trong “ý thức hệ” của người Việt tại Đông Âu? Anh Đinh Trung Nghệ đưa ra nhận định.
Nhiều đổi thay
Anh Đinh Trung Nghệ: Việc thay đổi chế độ ở Đông Âu đã làm thay đổi cách suy nghĩ của những người Việt Nam đang học tập và sinh sống tại Đông Âu. Như chúng ta đã biết xã hội Đông Âu (truớc năm 89) nếu so với Việt Nam thì Đông Âu là một xã hội phát triển, vì vậy mà những người Việt Nam học tập, làm ăn sinh sống ở Đông Âu đều có mong muốn xây dựng một xã hội Việt Nam ít nhất cũng phát triển như Đông Âu thì cũng đã tốt lắm rồi. Thành ra khi xã hội Đông Âu thay đổi làm cho nhận thức của những người Việt Nam đang học tập và sống tại Đông Âu theo đó mà thay đổi.
Thứ nhất là mình thiếu thông tin, thứ hai là mình được giáo dục “xã hội chủ nghĩa” là tốt nhất rồi, không có gì hơn được, thế nhưng khi xã hội Đông Âu sụp đổ thì mình thấy những suy nghĩ của mình phải thay đổi.
Anh Đinh Trung Nghệ
Trước đây chúng tôi cũng thấy xã hội Đông Âu cũng có những nhược điểm mang nhiều màu sắc như ở Việt Nam. Mình thấy cần phải thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào thì mình cũng chưa có phương hướng? Thứ nhất là mình thiếu thông tin, thứ hai là mình được giáo dục "xã hội chủ nghĩa" là tốt nhất rồi, không có gì hơn được, thế nhưng khi xã hội Đông Âu sụp đổ thì mình thấy những suy nghĩ của mình phải thay đổi. Và chính vì những thay đổi ở Đông Âu đã tác động vào cách suy nghĩ của mình cho nên mình cũng nghĩ xa hơn là trong xã hội Việt Nam chắc cũng phải có "một cái gì" đó phải thay đổi.
Với anh Đinh Trung Nghệ từ Ba Lan và bao người Việt Đông Âu khác, sự sụp đổ của Bức tường Berlin đồng nghĩa với sự sụp đổ trong “ý thức hệ”. Trong khi với anh Trần Văn Minh, một “tường nhân” thì sự sụp đổ của Bức tường Berlin đồng nghĩa với việc “đổi đời”.
Với tôi chữ “đổi đời” thoạt nhiên nghe thì có thể nghĩ là xáo ngữ…, nhưng đối với tôi chữ đó rất chính xác, bởi vì sự thay đổi gần như “đổi đời” như thế.
Anh Trần Văn Minh
Anh Trần Văn Minh: Với tôi chữ "đổi đời" thoạt nhiên nghe thì có thể nghĩ là xáo ngữ…, nhưng đối với tôi chữ đó rất chính xác, bởi vì sự thay đổi gần như "đổi đời" như thế. Khi tôi vượt tường sang Tây Berlin, tôi nghĩ có thể thời gian đầu sẽ bấp bênh, nhưng với tư cách của một "tường nhân" ra đi như thế thì cũng chẳng biết tương lai rõ ràng như thế nào. Tuy nhiên đối với tôi chuyện đó không quan trọng lắm vì mình đã quyết định "đổi đời" thì mình phải chọn lựa sự mạo hiểm.
Bức tường Đông Âu sụp đổ 1989, mỗi người mỗi cảnh, tâm trạng khác nhau, nhưng có lẽ mẫu số chung của gần 200 ngàn người Việt tại Liên Xô và Đông Âu vào thời điểm đó là một sự thay đổi tốt.
Bài học Berlin?
Anh Đinh Trung Nghệ: Sự thay đổi thưa anh Việt Hùng và thưa quý vị thính giả, cuộc cách mạng ở Ba Lan và Đông Âu đã làm cho nhận thức của chúng tôi hoàn toàn thay đổi bởi vì xã hội chủ nghĩa không giải quyết được những vấn đề thay đổi cơ bản nhất của con người. Và chính xã hội Ba Lan và Đông Âu phải thay đổi để đáp ứng với những mưu cầu, những mong muốn để phục vụ của con người.
Đối với đất nước Việt Nam nhiều người tưởng sau khi Bức tường Berlin đổ sẽ có nhiều thay đổi cũng như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc hay Liên Xô…, tuy nhiên sau 20 năm bài học dân chủ đối với Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn,
Anh Trần Văn Minh
20 năm, biên giới Đông – Tây đã liền một dải, vết thương lòng phần nào đã nguôi…, nhưng bài học Đông Âu vẫn còn đó. Những gì xảy ra ở Đông Âu cách nay 20 năm đã ảnh hưởng tới tâm tư , những trăn trở của người Việt Đông Âu ra sao khi nhìn về quê hương Việt Nam, câu trả lời của anh Trần Văn Minh và anh Đinh Văn Nghệ cũng như lời kết cho loạt bài 20 năm ngày tàn của Bức tường Berlin.
Anh Trần Văn Minh : Đối với đất nước Việt Nam nhiều người tưởng sau khi Bức tường Berlin đổ sẽ có nhiều thay đổi cũng như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc hay Liên Xô…, tuy nhiên sau 20 năm bài học dân chủ đối với Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn, dân chủ của một dân tộc, dân chủ của một quốc gia Việt Nam của chúng ta vẫn còn nóng bỏng.
Nói riêng Ba Lan chúng tôi được chứng kiến những thay đổi rất cụ thể. Ba Lan từ một quốc gia thiếu thốn mọi thứ thì hiện nay Ba Lan đã trở thành một quốc gia phát triển đứng hàng thứ 7 trên tổng số 27 quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU). Đời sống của người dân Ba Lan dã được cải thiện rất nhiều.
Anh Trần Văn Minh
Đối với cá nhân tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cũng như nhiều người khác tôi nhận thấy, ngay sau sự đổ của Bức tường Berlin có thể hiểu được chủ nghĩa cộng sản như thế nào, hiểu được cuộc chiến tranh lạnh, hiểu được giá trị của tự do…, nhưng tôi vẫn thấy 20 năm qua, bài học về tự do của một con người như vẫn còn nóng bỏng…
Anh Đinh Trung Nghệ: Tôi cũng đồng ý với anh Ba Lan không phải Việt Nam. Đông Âu cũng không phải là Việt Nam, nhưng chúng tôi nghĩ con người dù ở đâu con người và xã hội cũng cần những điểm chung. Tất cả những bài học lịch sử dù xảy ra ở đâu, ở Ba Lan hay Đông Âu hay các nước khác thì cũng để cho chúng ta tìm hiểu, sàng lọc, suy nghĩ cho bài học lịch sử Việt Nam. Con đường tất yếu chúng tôi nghĩ Việt Nam cũng phải thay đổi để trở thành một xã hội dân chủ.
Tại sao lại nói như vậy? Trong thế giới thì rất rộng, nhưng nói riêng Ba Lan chúng tôi được chứng kiến những thay đổi rất cụ thể. Ba Lan từ một quốc gia thiếu thốn mọi thứ thì hiện nay Ba Lan đã trở thành một quốc gia phát triển đứng hàng thứ 7 trên tổng số 27 quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU). Đời sống của người dân Ba Lan dã được cải thiện rất nhiều. Xã hội Đông Âu bây giờ là một xã hội phục vụ con người.
20 năm so với lịch sử không phải là thời gian dài, nhưng với chúng tôi, những người được chứng kiến trước và sau cuộc cách mạng Đông Âu chúng tôi thấy rằng, lịch sử Đông Âu 20 năm đã bước một bước rất dài. Từ một xã hội Đông Âu thiếu dân chủ, nền kinh tế tập trung thì hiện nay tất cả các nước Đông Âu đã chuyển sang nền chính trị đa nguyên dân chủ. Nền chính trị đa nguyên dân chủ này đã đem lại lợi ích cho người dân và thực sự người dân đã được làm chủ trên đất nước của mình. Con đường Đông Âu đã đi qua cũng mở ra cho Việt Nam chúng ta những suy nghĩ và những trăn trở cho xã hội Việt Nam sau này…