Tác giả Nghị quyết của Nghị viên Châu Âu phản biện quan điểm của Bộ ngoại giao VN
2008.10.29
Phản hồi của những người ra Nghị Quyết ra sao? Trà Mi ghi nhận qua cuộc phỏng vấn ông Marco Cappato, thành viên Quốc Hội Châu Âu, là tác giả chính của Nghị Quyết vừa được Nghị Viện Châu Âu thông qua hôm 22/10/2008.
Tôi cho rằng với chúng tôi, điều quan trọng là mối quan hệ đối với người Việt Nam. Nói thẳng ra, những gì quốc tế đang kêu gọi là vì quyền lợi của chính nhân dân Việt Nam, dĩ nhiên nó có thể trái ý với bộ máy cầm quyền Hà Nội.
Ông Marco Cappato
Trước tiên, ông Cappato trình bày nguyên nhân của Nghị Quyết:
Tầm quan trọng của Nghị Quyết
Ông Marco
Cappato:
Mọi việc bắt đầu khi tôi và ông Marco Pannella thuộc đảng Cấp Tiến chủ trương bất bạo động của Italy yêu
cầu Tiểu Ban về Nhân Quyền trong Quốc Hội Châu Âu trình bày các đánh giá của họ
về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, vào khi một hiệp ước mới về hợp tác mậu
dịch giữa Liên Minh Châu Âu với Việt Nam sắp được ký kết.
Đáng tiếc rằng chúng
tôi nhận được nhiều nguồn thông tin về vi phạm nhân quyền của chính phủ Hà Nội
trong khi Liên Minh Châu Âu ngày càng ít lưu tâm đến thực trạng nhân quyền tại
Việt Nam, mà tình hình thực tế lại không có dấu hiệu nào cải thiện, ngược lại,
còn có chiều hướng tệ hơn, cụ thể như các quyền tự do tôn giáo, tự do bày tỏ
quan điểm của người dân tại Việt Nam.
Trong phiên họp toàn thể của Nghị Viện
Châu Âu, đảng cực hữu chúng tôi cũng đã yêu cầu Ủy Ban Châu Âu và nước chủ tịch
luân phiên của Hội Đồng Châu Âu hiện giờ là Pháp cập nhật thông tin về tiến
trình của các cuộc thương thuyết ký kết Hiệp Ước Hợp Tác với Việt Nam.
Dựa trên tất cả các cơ sở đó, chúng tôi quyết định soạn thảo Nghị Quyết về quan hệ giữa EU và Việt Nam, trình ra trước Nghị Viện, và đã được thông qua với tỷ lệ áp đảo là 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 4 phiếu trắng.
Trà Mi: Xin ông cho biết tầm quan trọng của Nghị Quyết này ra sao, thưa ông?
Ông Marco
Cappato:
Trong nội dung các Hiệp Ước Hợp Tác Kinh Tế và Mậu Dịch giữa Liên Minh Châu Âu
với các nước, luôn luôn có điều khoản về nhân quyền, ghi rõ rằng các thỏa thuận
có thể bị đình hoãn hoặc thậm chí bị hủy bỏ, nếu có các vi phạm về nhân quyền.
Đáng tiếc là chưa có một cơ chế giúp bảo đảm điều khoản này được thi hành cụ thể
trong thực tế.
Vì vậy, nhân tiến trình các cuộc thương lượng ký kết Hiệp Ước Hợp
Tác mới giữa EU và Việt Nam đang diễn ra, chúng tôi đề nghị với Hội Đồng và Ủy Ban
Châu Âu nên áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi muốn hoàn tất việc
ký kết này.
Ý nghĩa quan trọng của Nghị Quyết này chính là Nghị Viện Châu Âu đã chính thức lên tiếng rõ ràng, đặt điều kiện với đôi bên tham gia ký kết phải xem xét đến việc cải thiện nhân quyền của Hà Nội trước khi bàn đến sự hợp tác.
Sẽ rất thú vị nếu như họ đưa ra được những thông tin hoặc những bằng chứng xác thực chứng minh điều ngược lại. Những gì chúng tôi nêu lên trong Nghị Quyết dựa trên các thông tin từ giới ngoại giao quốc tế, các tổ chức NGO trên thế giới, và cả từ các nhân chứng trực tiếp.
Ông Marco Cappato
Những yêu cầu cụ thể được liệt kê trong Nghị Quyết bao gồm nhà nước Việt Nam phải hợp tác tích cực với các cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bằng cách cho phép các đặc sứ vào quan sát thực trạng, cho phép các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các sinh hoạt tín ngưỡng mà không bị sự can thiệp, điều khiển của nhà nước, hủy bỏ các luật định hình sự hóa những ý kiến bất đồng, cũng như phóng thích các tù nhân chính trị và tôn giáo.
Vai trò của Nghị Viện Châu Âu
Trà Mi: Để những yêu cầu này là điều không thể chối cãi đối với chính quyền Hà Nội thì Nghị Viện Châu Âu đóng vai trò ra sao, thưa ông?
Ông Marco Cappato: Quốc Hội Châu Âu về mặt nào đó, có vai trò độc lập hơn Ủy Ban và Hội Đồng Châu Âu, dù chúng tôi không có quyền khiến những điều trong Nghị Quyết này được thi hành vào thực tế, nhưng điều đáng nói là khi các thành viên trong Quốc Hội Châu Âu được thông tin đầy đủ, thì đa số đã nhận rõ được thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, mà bằng chứng là số phiếu ủng hộ thông qua Nghị Quyết này áp đảo gấp mấy chục lần số phiếu chống.
Trà Mi: Ngay khi Nghị Quyết này được thông qua, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng tố cáo đó là một việc làm sai trái, đặt ra với những điều kiện không có căn cứ làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu. Ý kiến của ông ra sao?
Ông Marco
Cappato:
Tôi cho rằng với chúng tôi, điều quan trọng là mối quan hệ đối với người Việt Nam.
Nói thẳng ra, những gì quốc tế đang kêu gọi là vì quyền lợi của chính nhân dân
Việt Nam, dĩ nhiên nó có thể trái ý với bộ máy cầm quyền Hà Nội, nhưng những gì
chúng tôi làm không hề mang mục đích như cái gọi là chống đối “kẻ thù”, mà là
giúp họ cải thiện. Và nếu như họ thật sự cải thiện thì chúng tôi sẽ là những quốc
gia tiên phong công nhận những thành tích ấy và thay đổi cách nhìn đối với nhà
cầm quyền Việt Nam.
Dĩ nhiên thái độ phản ứng của chính quyền Hà Nội là điều chúng ta có thể đoán biết trước, nhưng tôi thật lòng hy vọng rằng sau phản ứng tức thời này, họ sẽ suy ngẫm lại kết quả mà toàn bộ Nghị Viện chúng tôi đã bỏ phiếu thông qua, hoặc chí ít là đáp ứng một vài những mối quan tâm chính yếu của chúng tôi. Còn như ngược lại, tôi cho rằng quan điểm và cách nhìn của quốc tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ chẳng thể thay đổi được.
Thực trạng nhân quyền tại Việt Nam
Trà Mi: Thế nhưng Bộ Ngoại Giao cho rằng những lời tố cáo này không phản ánh đúng tình hình ở Việt Nam. Vậy làm thế nào có thể chứng minh sự lên án đó là dựa trên các căn cứ thực tế đáng tin cậy?
Ông Marco
Cappato:
Sẽ rất thú vị nếu như họ đưa ra được những thông tin hoặc những bằng chứng xác
thực chứng minh điều ngược lại. Những gì chúng tôi nêu lên trong Nghị Quyết dựa
trên các thông tin từ giới ngoại giao quốc tế, các tổ chức NGO trên thế giới,
và cả từ các nhân chứng trực tiếp.
Ví dụ như, nhà cầm quyền Hà Nội chỉ đưa ra lời
nói phủ nhận các vấn đề nhân quyền tại Tây Nguyên, nhưng tại sao họ lại không
cho phép quốc tế được tự do tiếp cận khu vực để đánh giá và tìm hiểu tình hình?
Hoặc khi các trường hợp bị đàn áp, với đầy đủ chi tiết về tên tuổi nạn nhân,
ngày giờ bắt bớ được nêu rõ, tại sao nhà nước Việt Nam không đưa ra các bằng chứng
thuyết phục để phản hồi, để lý giải cụ thể, nếu cho rằng thông tin đó không xác
thực?
Tóm lại, lời tuyên bố của Bộ Ngoại Giao chỉ là luận điệu tuyên truyền của nhà nước Việt Nam, những lý luận hoàn toàn không có cơ sở thuyết phục.
Khi một nhà nước đàn áp quyền của người dân, cầm tù những tiếng nói bất đồng thì họ giải thích như thế nào đây? Đấy có phải là văn hóa, là lối sống của người Việt Nam chăng? Tôi không nghĩ vậy, mà theo tôi, đó đơn giản chỉ là những hành động của giới cầm quyền đàn áp, sách nhiễu nhân quyền của người dân Việt Nam mà thôi.
Ông Marco Cappato
Trà Mi: Ngược lại, Hà Nội tố cáo các nước phương Tây đang lợi dụng chiêu bài “nhân quyền” để can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam, đồng thời khẳng định rằng không một quốc gia nào có quyền áp đặt cái gọi là “khuôn mẫu nhân quyền” của họ lên nước khác. Ông sẽ phản hồi như thế nào?
Ông Marco
Cappato:
Điều này có thể đúng cách đây hàng trăm năm trước, khi nhân loại chưa có những
tiêu chí toàn cầu về quyền con người. Đồng ý rằng không có gì tuyệt đối, không
có dân chủ tuyệt đối mà cũng không có độc tài tuyệt đối. Ở nước Ý của tôi cũng
có thể có vài vấn đề về nhân quyền và luật pháp.
Cho nên chẳng bao giờ có chuyện
rằng quốc gia nào đưa ra một khuôn mẫu làm bài học cho quốc gia nào cả, nhưng ở
Việt Nam có những sự vi phạm nhân quyền và dân chủ nghiêm trọng một cách có hệ
thống, những quyền căn bản của con người được cả thế giới công nhận qua các Hiệp
Ước Quốc Tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Khi một nhà nước đàn áp quyền của người dân, cầm tù những tiếng nói bất đồng thì họ giải thích như thế nào đây? Đấy có phải là văn hóa, là lối sống của người Việt Nam chăng? Tôi không nghĩ vậy, mà theo tôi, đó đơn giản chỉ là những hành động của giới cầm quyền đàn áp, sách nhiễu nhân quyền của người dân Việt Nam mà thôi.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Marco Cappato đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn đặc biệt này.