Aung San Suu Kyi: nhà lãnh đạo dân chủ Miến Điện

Bà Aung San Suu Kyi được tạp chí Forbes xếp thứ 47 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

0:00 / 0:00
Lãnh tụ dân chủ bà Aung San Suu Kyi
Lãnh tụ dân chủ bà Aung San Suu Kyi (Photo courtesy campaingforburma.org)

Tuy nhiên, bà cũng được xem là một trong những tù nhân bị canh chừng cẩn mật nhất thế giới vì những họat động dân chủ ôn hòa nổi tiếng của bà là mối đe dọa hàng đầu cho phe Quân nhân đương quyền tại Miến Điện hiện nay.

Thân thế

Bà Aung San Suu Kyi sinh năm 1945, là con gái của tướng Aung San, người đã lãnh đạo thành công cuộc chiến giành độc lập cho Miến Điện từ tay người Anh vào năm 1947. Nhưng ông bị ám sát ngay trong năm đó, khi cô con gái mới được 2 tuổi.

Tướng Aung San trở thành một huyền thọai anh hùng ở đất nước Miến Điện. Người ta tạc tượng ông, lập bảo tàng, đặt tên đường và để hình ông trên tờ tiền giấy 1 kyat trước đây.

Tuy nhiên, từ khi chính phủ quân nhân, tức Ủy ban Quốc gia Vãn hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) lên cầm quyền, đồng tiền này không được được lưu hành nữa.

Tên của Aung San Suu Kyi được kết hợp từ tên Aung San của cha, Kyi của mẹ và Suu của bà nội. Mẹ của Aung San Suu Kyi, bà Ma Khin Kyi, vốn là một nữ y tá trong bệnh viện cao cấp nơi tướng Aung San dưỡng thương sau một cuộc hành quân.

Hai người kết hôn và có 3 người con. Aung San Suu Kyi là con gái út, trước bà có 2 người anh. Người anh kế bị chết đuối khi Aung San Suu Kyi còn nhỏ. Anh cả hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

Sau khi chồng mất, mẹ bà Khin Kyi tham gia chính trường và trở thành đại sứởẤn Độ. Aung San Suy Kyi theo mẹ sang học ở New Delhi. Sau đó, bà học cử nhân triết, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford ở Anh. Rồi bà tiếp tục sang New York học và làm việc cho Liên Hiệp Quốc.

Bà kết hôn với ông Michael Aris, người dạy tiếng Anh cho hoàng gia Bhutan và là trưởng phòng phiên dịch vào năm 1972. Hai vợ chồng trở về Anh một năm sau đó và có hai cậu con trai.

Trong thời gian ở nhà nuôi con nhỏ, Aung San Suu Kyi viết sách, nghiên cứu về người cha anh hùng và giúp chồng khảo cứu về văn hóa Tây Tạng.

Năm 1988, Aung San Suu Kyi trở về Miến Điện để chăm sóc người mẹ bị tai biến mạch máu não. Lúc này, tình hình chính trịở Miến Điện đang có nhiều biến động.

Nhiều cuộc biểu tình xảy ra khắp nơi chống đối chế độ độc tài quân phiệt đã khiến cho Miến Điện trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Chính phủ quân đội dùng vũ lực để trấn áp các cuộc biểu tình, khiến cho nhiều người thiệt mạng và bị thương.

Vũ khí đã trở thành quyền lực thời đại này nên con người ngày càng trở nên lệ thuộc vào chúng. Thế nhưng chúng tôi lại chọn con đường đấu tranh bất bạo động mặc dù con đường đó có thể có nhiều khó khăn và cần thời gian lâu dài hơn.

Aung San Suu Kyi<br/>

Sự nghiệp

Tháng 9-1988, Liên đòan Tòan quốc Đấu tranh cho Dân chủ được thành lập, do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu, với chủ trương bất bạo động. Bà và các thành viên đi khắp nơi diễn thuyết, cổ động mọi người ủng hộ phong trào đòi tự do, dân chủ, mặc cho những cấm đoán, đe dọa của nhà cầm quyền.

Trong bài diễn thuyết nổi tiếng “Freedom From Fear”, tạm dịch là “Thóat khỏi Sợ hãi”, được xuất bản năm 1991, bà Aung San Suu Kyi đã đề cập rất nhiều đến sự cần thiết thay đổi từ mỗi cá nhân để tạo nên sự thay đổi xã hội thực sự.

Bà giải thích sự chọn lựa đấu tranh bất bạo động của mình như sau:

"Vũ khí đã tr ở thành quy ền l ực th ời đ ại này nên con ng ười ngày càng tr ở nên l ệ thu ộc vào chúng. Th ế nh ưng chúng tôi l ại ch ọn con đ ường đ ấu tranh b ất b ạo đ ộng m ặc dù con đ ường đó có th ể có nhi ều khó khăn và c ần th ời gian lâu dài h ơn.

Chúng tôi th ấy r ằng có m ột kho ảng cách khác bi ệt gi ữa m ột ng ười c ầm súng và m ột ng ười ch ẳng có gì trong tay. Ng ười không có gì s ẽ s ử d ụng đ ầu óc, trí thông minh và tìm m ọi cách đ ể v ượt ra kh ỏi hoàn c ảnh khó khăn. Còn ng ười có súng đ ương nhiên s ẽ dùng súng.

Và nh ư v ậy, s ự ph ụ thu ộc c ủa anh ta vào ph ương ti ện s ẽ r ất l ớn và kh ả năng s ử d ụng đ ầu óc, trí tu ệ s ẽ gi ảm đi. Vì v ậy, chúng tôi ch ọn ph ương pháp đ ấu tranh b ất b ạo đ ộng."

Dưới sự cai trị của chính quyền quân đội, đại đa số dân chúng Miến Điện có mức sống dưới 1 USD/ngày, tức là dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, trong khi gần một nửa ngân sách quốc gia tiêu tốn cho quân đội.

Người dân bị đẩy ra đường làm hành khất. Tệ nạn mại dâm tăng nhanh. Mỗi ngày có đến 360 trẻ em chết vì bệnh tật vì chính phủ quân phiệt chỉ chi có 3% ngân sách cho y tế.

Trước tình cảnh ấy, bà Aung San Suu Kyi quyết tìm một sự thay đổi, vì theo bà “chính quyền quân sự không có gì cả ngòai súng ống”.

Biểu tượng dân chủ

Sau khi mẹ mất vào cuối năm 1988, bà Aung San Suu Kyi thề sẽ theo gương cha mẹ phục vụ đồng bào Miến Điện cho đến hết cuộc đời.

Chỉ trong vòng một năm, bà đã giành được sựủng hộ to lớn của dân chúng Miến Điện trong chiến dịch đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền từ 1988-1989.

Cũng trong chiến dịch này, hàng ngàn người đã bị chính quyền quân đội tàn sát đẫm máu. Có lần, bà còn hiên ngang đi thẳng trước mũi súng quân đội đang chĩa vào mình. Bà trở thành biểu tượng dân chủ của dân chúng.

Chính quyền quân phiệt sợ hãi, buộc phải giam giữ Suu Kyi tại nhà và cấm không cho bà ra tranh cử. Tuy vậy, năm 1990, Liên đòan Tòan quốc Đấu tranh cho Dân chủ của bà vẫn thắng cử với 82% số phiếu nhưng cuộc bầu cử không được chính quyền chấp nhận.

Chính vì thế mà cho đến nay, bà vẫn được xưng tụng là thủ tướng đắc cử của Miến Điện. Cũng trong năm đó, bà được trao giải thưởng nhân quyền Rafto. Năm sau, bà được các quốc gia Âu châu trao tặng giải thưởng nhân quyền Shakarov và giải Nobel hòa bình trong cùng năm.

Sự can đảm và những bài viết của bà đã khơi dậy sức sống cho hàng triệu người và đồng thời cũng chính là mối đe dọa lớn cho chính quyền quân nhân Miến Điện.

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã nói về bà như sau:

"Trong su ốt nh ững năm tháng dài b ị c ầm tù, Aung San Suu Kyi v ẫn không b ị khu ất ph ục. S ự can đ ảm và nh ững bài vi ết c ủa bà đã kh ơi d ậy s ức s ống cho hàng tri ệu ng ười và đ ồng th ời cũng chính là m ối đe d ọa l ớn cho chính quy ền quân nhân Mi ến Đi ện."

Cũng chính bà Aung San Suu Kyi là một mối đe dọa lớn nên chính quyền Miến Điện liên tục giam giữ bà trong suốt 19 năm.

Bà Aung San Suu Kyi được miêu tả là một người nhỏ nhắn, lịch lãm và có tài diễn thuyết. Mặc dù liên tục bị giam cầm, nhưng bất cứ khi nào có cơ hội, người dân Miến Điện cũng tụ tập lại trước cửa nhà bà để nghe diễn thuyết hoặc hỏi ý kiến về những vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Nổi tiếng về sự can đảm, không hãi sợ cường quyền. Thế nhưng, trong một lần trả lời phòng vấn, bà nói bà vẫn có một nỗi sợ hãi:

"Nỗi s ợ hãi l ớn nh ất c ủa tôi là làm cho nh ững ng ười đ ặt ni ềm tin vào mình ph ải th ất v ọng. Tôi không nghĩ mình có th ể làm nh ư th ế đ ược. Tôi thà ch ịu kh ổ h ơn là đ ể h ọ (ng ười dân Mi ến Đi ện) th ất v ọng.

Dĩ nhiên là tôi không th ể làm đ ược t ất c ả m ọi th ứ h ọ mu ốn. Nh ưng tôi ch ưa bao gi ờ h ứa s ẽ đem l ại t ất c ả. Tôi ch ỉ h ứa s ẽ c ố g ắng h ết s ức mình mà thôi. Và tôi s ẽ gi ữ l ời h ứa đó."

Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là làm cho những người đặt niềm tin vào mình phải thất vọng. Tôi không nghĩ mình có thể làm như thế được. Tôi thà chịu khổ hơn là để họ thất vọng.

Aung San Suu Kyi<br/>

Được nhiều ngưỡng mộ

Con đường đấu tranh cho dân chủ đã khiến bà Aung San Suu Kyi phải sống xa những người thân yêu ròng rã suốt gần 20 năm. Ngay cả khi chồng bà bị ung thư và qua đời, bà cũng không được gặp mặt chồng.

Chính phủ Miến lúc ấy thúc bà quay về Anh và từ bỏ ý định đấu tranh. Nhưng bà không dám đi vì e ngại một khi đã ra khỏi Miến Điện, bà sẽ không bao giờ có cơ hội quay lại để tiếp tục thực hiện lý tưởng vì tự do, dân chủ nữa. Bà là một trường hợp đặc biệt vắng mặt trong lễ trao giải Nobel.

Rất nhiều viên chức chính phủ và các cơ quan quốc tế muốn được gặp mặt bà, nhưng chính phủ Miến đều từ chối. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự thất vọng đối với chính phủ về việc giam giữ nhằm ngăn cản bà Aung San Suu Kyi không được tham gia tranh cử vào năm 2010. Ông nói:

"Tôi nh ấn m ạnh r ằng n ếu không có s ự tham gia tranh c ử c ủa bà Aung San Suu Kyi, không có s ự t ự do v ận đ ộng, không có s ự tham gia c ủa các đ ảng phái đ ối l ập thì tôi e r ằng cu ộc b ầu c ử s ẽ không đ ược xem là h ợp pháp."

Hỏi bà có sợ hãi sự cô độc khi bị giam giữ suốt một thời gian dài như thế, bà trả lời: "S ự cô đ ơn đ ến t ừ bên trong. Nhi ều ng ười t ự do và s ống trong nh ững thành ph ố l ớn v ẫn c ảm th ấy cô đ ơn đ ấy thôi, b ởi vì nó đ ến t ừ bên trong."

Bà tận dụng thời gian bị giam giữ để đọc sách, nghiên cứu:

"Đi ều t ốt nh ất khi b ị giam gi ữ là tôi có nhi ều th ời gian đ ọc sách. Tôi đ ọc b ất c ứ sách gì có đ ược. Trong đó có r ất nhi ều cu ốn sách thú v ị mà ch ồng tôi đã g ửi cho tôi, v ề nhi ều lĩnh v ực nh ư khác nhau nh ư: ti ểu s ử nhân v ật, tri ết h ọc, chính tr ị, văn h ọc.... B ởi vì tôi không mu ốn bi ến thành m ột sinh v ật s ống trong nhà tù."

Có phóng viên hỏi bà rằng bà có lo lắng vì bị cột vào một thế bí không, bà cứng rắn nói:

"Tôi không đ ồng ý nh ư th ế. Ng ười dân v ẫn bi ểu tình ngoài ph ố. Nh ư v ậy không ph ải là bí. Nhi ều dân t ộc thi ểu s ố v ẫn đang đ ấu tranh. Đó cũng không ph ải là th ế bí. S ự kháng c ự c ủa ng ười dân di ễn ra trong chính cu ộc s ống c ủa h ọ, m ỗi ngày.

B ạn bi ết là ngay khi m ọi th ứ tĩnh l ặng ở b ề m ặt, v ẫn luôn có m ột s ự chuy ển đ ộng bên d ưới. M ặc cho chính ph ủ có quy ền l ực v ề m ặt th ể lý, h ọ không th ể d ập t ắt con ng ười, không th ể d ập t ắt t ự do. Chúng tôi có c ả kh ối th ời gian phía tr ước."

Cũng chính vì sự quả cảm, nghị lực, hết lòng vì tự do, dân chủ cho dân tộc mà bà được các thế hệ trong và ngòai nước yêu mến. Họ tìm mọi cách chia sẻ với những đau khổ bà phải chịu, như rất nhiều bài hát mà người dân đã tặng bà – người nữ lãnh đạo nhân ái của họ.