Phiên toà xử lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi

Chánh quyền quân nhân Miến Điện hôm qua cho phép giới ngoại giao và báo chí tham dự phiên toà xử lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi, như một hình thức để xoa dịu sự bất bình của công luận thế giới, đối với sự việc đang bị quốc tế lên án mạnh mẽ và xem là điều vô lý, khó chấp nhận.

0:00 / 0:00

Ngoại giao và báo chí nước ngoài cũng được tham dự

Lãnh tụ dân chủ bà Aung San Suu Kyi
Lãnh tụ dân chủ bà Aung San Suu Kyi (Photo courtesy campaingforburma.org)

Phiên toà diễn ra trong trại tù Insein, có tiếng là khắc nghiệt và theo nhà chức trách Rangoon thì mỗi nhiệm sở ngoại giao có thể cử một đại diện đến dự khán.

Một số ít nhà báo trong và ngoài nước cũng được phép tường thuật diễn tiến phiên xử này.

Phiên toà diễn ra trong trại tù Insein, có tiếng là khắc nghiệt và theo nhà chức trách Rangoon thì mỗi nhiệm sở ngoại giao có thể cử một đại diện đến dự khán.

Một số ít nhà báo trong và ngoài nước cũng được phép tường thuật diễn tiến phiên xử này.

Nữ phát thanh viên đài truyền hình trung ương Miến Điện loan báo quyết định vừa nói trong bản tin thời sự tối thứ ba, tính theo giờ địa phương và cho biết có 29 đại sứ, tham tán và chuyên gia liên hiệp quốc hịên diện, trong đó có đại diện sứ quán Việt Nam:

Lúc khai mạc phiên xử này, hôm thứ hai vừa qua, nhà cầm quyền Rangoon triệt để ngăn cấm sự có mặt của giới ngoại giao và truyền thông nước ngoài.

Trước hành động phi dân chủ đó, bộ trưởng ngoại giao Pháp Bernard Kouchner tức khắc phản đối và cho rằng, đây là một sự “thách thức quá đáng” từ giới tướng lãnh Miến Điện.

Bà Aung San Suu Kyi bị cáo buộc tội vi phạm lệnh quản chế, sau khi có một công dân Mỹ bí mật bơi qua hồ Inya, bao quanh tư gia của bà, cách đây 2 tuần.

Đương sự tên là John Yettaw, 53 tuổi, cựu quân nhân Mỹ, nguyên quán ở bang Missouri, khai là y muốn tìm gặp bà Suu Kyi, vì bà có thể lâm nguy.

Bà khuyên ông ấy nên rút lui tức khắc , tuy nhiên Yettaw cứ ở nán lại 2 hôm. Khi bơi trở ra, y đã bị công an chặn bắt.

Với tội danh này, bà có thể bị kêu án thêm 5 năm tù, khi lệnh quản chế sẽ mãn hạn vào ngày 27 tháng 5 tới. Bà Suu Kyi cũng khẳng định là bà không hề mời hay muốn gặp ông John Yettaw, nhưng bà cũng không báo cáo với an ninh về sự có mặt của ông này, vì sợ đương sự sẽ gặp rắc rối.<br/>

Với tội danh này, bà có thể bị kêu án thêm 5 năm tù, khi lệnh quản chế sẽ mãn hạn vào ngày 27 tháng 5 tới. Bà Suu Kyi cũng khẳng định là bà không hề mời hay muốn gặp ông John Yettaw, nhưng bà cũng không báo cáo với an ninh về sự có mặt của ông này, vì sợ đương sự sẽ gặp rắc rối.

Hiện giờ ông Yettaw vẫn bị câu lưu với tội danh là vi phạm luật di trú, vượt qua khu vực cấm và toan liên hệ với thành phần nguy hại đối với chánh quyền. Ông có thể bị kêu án 6 năm tù.

Hai phụ nữ giúp vịêc cho bà Suu Kyi cũng bị buộc tội vi phạm luật an ninh nội chính , tán trợ cho ông John Yettaw.

Ngăn chặn tham gia cuộc tổng tuyển cử ?

Lên tiếng với báo chí, ông Nyan Win, người phát ngôn liên đoàn toàn quốc đấu tranh vì dân chủ Miến Điện cho biết bà Suu Kyi hiện đang bị tạm giam trong nhà khách của nhà tù Insein, và nhà chức trách sẽ căn cứ vào lời khai của 22 nhân chứng để kết thúc phiên xử này vào tuần tới.

Lên tiếng với báo chí, ông Nyan Win, người phát ngôn liên đoàn toàn quốc đấu tranh vì dân chủ Miến Điện cho biết bà Suu Kyi hiện đang bị tạm giam trong nhà khách của nhà tù Insein, và nhà chức trách sẽ căn cứ vào lời khai của 22 nhân chứng để kết thúc phiên xử này vào tuần tới.<br/>

Tin tức truyền đi từ phiên xử nói , bà Suu Kyi tươi cười khi nhìn về hướng các nhà ngoại giao, cùng báo chí có mặt tại pháp đình, cử chỉ này được ngầm hiểu là bà bày tỏ lời cám ơn đối với những quan khách đặc biệt này.

Lúc được một nhóm nữ công an dẫn đi , bà Suu Kyi nhắn vói, là bà cám ơn sự hiện diện, lòng ủng hộ của giới ngoại giao và làng báo. Bà hy vọng rồi đây sẽ có ngày gặp được đông đủ mọi người.

Tuy hơi gầy, nhưng bà trông có vẻ mạnh khỏe, dù phải trải qua nhiều hôm bị chứng huyết áp thấp, cơ thể mất nước và được bác sĩ chăm sóc sức khỏe tận tình.

Dư luận Tây Phương bày tỏ mạnh mẻ sự công phẩn trước việc Rangoon kết án bà Suu Kyi, nhiều quốc gia dọa sẽ áp dụng những hình thức trừng phạt mới, đối với Miến Điện, vì cho rằng chuyện đưa bà Suu Kyi ra toà xử phạt thêm nhiều năm tù chính là để ngăn cản không cho bà tham gia vào cuộc tổng tuyển cử, dự trù tổ chức vào năm tới. <br/>

Trước toà, ông John William Yettaw, ngồi bên trái bà Suu Kyi, còn hai phụ nữ giúp việc cho bà, ngồi bên phải bà.

Bên lề phiên toà, ông Kyi Win, một trong các luật sư biện hộ cho bà Suu Kyi nhấn mạnh rằng, có nhiều điều sai lệch trong quyết định buộc tội thân chủ ông, thủ tục xét xử không phù hợp với luật lệ hiện hành tại Miến Điện.

Dư luận Tây Phương bày tỏ mạnh mẻ sự công phẩn trước việc Rangoon kết án bà Suu Kyi, nhiều quốc gia dọa sẽ áp dụng những hình thức trừng phạt mới, đối với Miến Điện, vì cho rằng chuyện đưa bà Suu Kyi ra toà xử phạt thêm nhiều năm tù chính là để ngăn cản không cho bà tham gia vào cuộc tổng tuyển cử, dự trù tổ chức vào năm tới.

Dù hứa hẹn trao quyền cho chánh phủ dân sự, nhưng các tướng lãnh cầm quyền vẫn tìm mọi cách để kéo dài sự thống trị của họ, đối với đất nước có 54 triệu dân này.

Hoa Kỳ chưa đặt vấn đề tháo gỡ cấm vận đối với Rangoon, Châu Âu thì yêu cầu thế giới làm áp lực mạnh mẽ hơn nửa , cho đến khi nào Miến Điện tái lập dân chủ và trả tự do cho hơn 2100 tù nhân chính trị bị giam cầm tại hàng trăm nhà tù khắp nước, trong đó có bà Aung San Suu Kyi.

Trong một thỉnh nguyện thư có trên 300 ngàn chữ ký, được chuyển tới ông Ban Ki Moon, tổng thư ký liên hiệp quốc, dư luận yêu cầu ông làm áp lực để Rangoon thả toàn bộ chính trị phạm, bị họ cầm tù lâu nay.