Một cơ hội cho giới chăn nuôi
2009.08.31

Sự kiện này ngoài vấn đề bảo vệ người tiêu dùng còn có thể tác động tới ngành chăn nuôi trong nước.
Nam Nguyên trao đổi với ông Phạm Văn Minh, Giám Đốc Công Ty Phú An Sinh TP.HCM, doanh nghiệp có trại chăn nuôi khép kín và nhà máy chế biến.
Gà ngoại chèn ép...
Nam Nguyên : Thưa ông, với tư cách là doanh nghiệp, ông nhận định gì về sự kiện một số doanh nghiệp tham lợi nhập khẩu thịt gà quá hạn, kém vệ sinh và cố ý đưa ra thị trường?
Ông Phạm
Văn Minh : Một số
doanh nghiệp đã lợi dụng cái quản lý cũng còn chưa có sâu sát chặt chẽ và đã
đưa về một số sản phẩm nhập khẩu mà đã tới hạn hoặc là những sản phẩm không đạt
những tiêu chuẩn vệ sinh, và làm cho thị trường thịt gà trong nước và thịt
trong nước nói chung đã giảm rất là nhiều trong thời gian vừa qua và gây khó
khăn cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Một số doanh nghiệp đã lợi dụng cái quản lý cũng còn chưa có sâu sát chặt chẽ và đã đưa về một số sản phẩm nhập khẩu mà đã tới hạn hoặc là những sản phẩm không đạt những tiêu chuẩn vệ sinh, và làm cho thị trường thịt gà trong nước và thịt trong nước nói chung giảm rất nhiều và gây khó khăn cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Ông Phạm Văn Minh
Cũng kịp thời các cơ quan chức
năng đã phát hiện và đồng thời là làm nghiêm ngặt về vấn đề này,
thì hy vọng là trong thời gian tới người tiêu dùng Việt Nam sẽ được
tiêu dùng những sản phẩm tốt hơn, qua những kiểm tra chặt chẽ hơn. Đồng thời
ngành chăn nuôi trong nước - hiện nay anh cũng biết rằng ngành chăn nuôi trong
nước đang hồi phục trở lại sau những năm bị cúm, và họ đã tạo ra những sản phẩm
rất tốt và giá cũng rất phù hợp với người tiêu dùng.
Thì hy vọng là như vậy thì có một sự cái sòng phẳng, một cái bình đẳng với nhau giữa cái chất lượng và cái chủng loại đối với người tiêu dùng. Như vậy thì nó cũng góp phần phục hồi ngành chăn nuôi trong nước và người tiêu dùng cũng được lợi hơn về cái sản phẩm mà mình tiêu dùng.
Nam Nguyên : Thưa ông, nếu không có lượng thịt gà đông lạnh nhập khẩu, theo ông, gia cầm nội địa có đủ cung cấp cho thị trường hay không ạ?
Phạm Văn Minh : Nếu mà mình ngưng ngay thì thị trường sẽ có thiếu hụt. Tuy nhiên, tôi nghĩ trong điều tiết của thị trường thì người chăn nuôi hiện nay năng lực của họ về con giống, về chuồng trại, về thức ăn cũng rất là dồi dào, và những người nông dân, những trang trại sẵn sàng đầu tư trong lãnh vực này nếu mà thiếu hụt nguồn cung từ nhà nhập khẩu. Và như từ trước tới giờ tôi cũng vẫn nhận định là nếu chăn nuôi trong nước làm tốt, chuẩn bị nguồn nguyên liệu về thức ăn chăn nuôi đầy đủ, rồi đầu tư những công nghệ, những chuồng trại tốt, đầu tư những công nghệ mới, những giống mới thì chắc chắn là chăn nuôi trong nước cũng đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước chứ không đến nỗi thiếu như trong thời gian vừa qua.
Nam Nguyên : Thưa ông, vụ bê bối thịt đông lạnh nhập khẩu như ông vừa nói thì có thể có tác động đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước, thì theo ông là có sự khuyến khích chăn nuôi nhưng trong lúc này giá thịt trên thị trường người ta nói là tháng 9 này sẽ tăng lên đó.
Phạm Văn
Minh : Vừa rồi đó
anh, giá thịt đã xuống quá thấp so với giá thành nên người nông dân vừa rồi
vẫn là bị lỗ do nguồn gà nhập khẩu không đủ tiêu chuẩn được tràn lan với
giá rẻ, do đó hiện nay việc tăng lên để bằng hoặc là phù hợp thì nó vẫn toàn hợp
lý.
Tôi nghĩ rằng nếu mà trong thời gian tới gà nhập khẩu hạn chế hoặc là không đủ điều kiện để về nữa, hiện nay thì một số trang trại cũng cũng đang tăng tổng đàn lên và cái lượng giống cũng đầy đủ dồi dào, do đó nguy cơ về khan hiếm hoặc tăng giá cũng rất là thấp, có đủ thời gian để mà chuẩn bị thay thế cho gà nhập khẩu.
Ông Phạm Văn Minh
Tăng lên ở đây có nghĩa là tăng so với giá thấp, chứ còn hiện nay mức giá vẫn là phù hợp với người tiêu dùng và cũng phù hợp để người nông dân họ đầu tư. Do đó tôi nghĩ rằng nếu mà trong thời gian tới gà nhập khẩu hạn chế hoặc là không đủ điều kiện để về nữa, hiện nay thì một số trang trại cũng cũng đang tăng tổng đàn lên và cái lượng giống cũng đầy đủ dồi dào, do đó nguy cơ về khan hiếm hoặc tăng giá cũng rất là thấp, có đủ thời gian để mà chuẩn bị thay thế cho gà nhập khẩu.
Đầu tư công nghệ
Nam Nguyên : Thưa ông, siết chặt quy định nhập khẩu về thực phẩm đông lạnh thì cũng có thể trở thành rào cản, theo ông thì phải siết ở đâu cũng như nên mở ở chỗ nào, bởi vì cái hoạt động kinh doanh thương mại nó cũng là rất cần thông thoáng.
Ông Phạm
Văn Minh : Tôi nghĩ
thì ở đây cũng vẫn là đầy đủ các thủ tục thôi chứ cũng không phải là siết chặt
gì hết, vì trong thời gian vừa qua mình còn nới lỏng. Trong thời gian vừa qua
mình còn chưa chặt chẽ, chứ còn hiện nay thì anh thấy hàng nhập khẩu của Việt
Nam qua các nước thì đêu đạt đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh thì họ mới cho lưu
thông phân phối trong thị trường của họ, thì bây giờ ngược lại, nếu hàng
nhập khẩu từ nước ngoài về không đủ điều kiện về vệ sinh thì chắc chắn là không
cho nhập vào và tiêu thụ ở thị trường Việt Nam, thì điều đó cũng hoàn toàn hợp
lý.
Ngay đó thì ngoài cái việc kiểm tra tại chỗ thì hiện nay các doanh nghiệp
nhập khẩu nếu vẫn muốn duy trì cái thị trường này thì phải chọn những nhà cung
cấp thật tốt ở bên các đối tác nước ngoài, và đồng thời các cơ quan quản lý
cũng sẽ kiểm soát được.
Hàng nhập khẩu của Việt Nam qua các nước thì đêu đạt đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh thì họ mới cho lưu thông phân phối trong thị trường của họ, thì bây giờ ngược lại, nếu hàng nhập khẩu từ nước ngoài về không đủ điều kiện về vệ sinh thì chắc chắn là không cho nhập vào và tiêu thụ ở thị trường Việt Nam, thì điều đó cũng hoàn toàn hợp lý.
Ông Phạm Văn Minh
Vì thực tế thì các nhà máy cung cấp sản phẩm gia cầm gia súc ở các nước ngoài họ có đủ tiêu chuẩn không, họ có đủ uy tín hay không, và cần thiết thì có những cái liên hệ với những cơ quan quản lý nước ngoài để mà kiểm tra trước khi cho những đơn vị đó nhập hàng vào Việt Nam, thì như vậy là nó hoàn toàn công bằng và hợp lý cho cả người sản xuất, cả người phân phối và cả người tiêu dùng, cũng như bình đẳng giữa các nước ở Việt Nam và các nước ở khu vực.
Nam Nguyên : Ngành chăn nuôi gia cầm coi như được thúc đẩy để phục hồi trở lại thì phải làm gì để thịt gà Việt Nam có giá cả cạnh tranh với các nước khác ạ?
Ông Phạm
Văn Minh : Thì anh
thấy là muốn có cái cạnh tranh với các nước khác, hiện nay Việt
Nam đang có cái lợi thế là nhập khẩu gia cầm vẫn ở thuế suất là 20%
và xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam là vẫn muốn hàng tươi sống hơn
hàng đông lạnh, tuy nhiên cái đó là cái nhứt thời tại vì sau này
cái lộ trình gia nhập WTO thì chắc chắn cái thuế sẽ giảm và cái xu hường tiêu
dùng thì ngày càng mở rộng ra, không giới hạn ở thịt tươi mà những cái thịt
đông lạnh bảo quản tốt chất lượng nó cũng ngang ngửa như thịt tươi.
Do đó thì cái xu hướng sắp tới thì người chăn nuôi Việt Nam phải đầu tư hết sức bài bản và có những vùng nguyên liệu để cung cấp đầy đủ thực phẩm để cung cấp đầy đủ thức ăn cho chăn nuôi, phải đầu tư về công nghệ như chuồng trại hiện đại mà nó giúp giảm giá thành trong chăn nuôi, đầu tư những công nghệ, những kỹ thuật, những con giống tốt nhứt.
Xu hướng sắp tới thì người chăn nuôi Việt Nam phải đầu tư hết sức bài bản và có những vùng nguyên liệu để cung cấp đầy đủ thực phẩm để cung cấp đầy đủ thức ăn cho chăn nuôi, phải đầu tư về công nghệ như chuồng trại hiện đại mà nó giúp giảm giá thành trong chăn nuôi, đầu tư những công nghệ, những kỹ thuật, những con giống tốt nhứt.
Ông Phạm Văn Minh
Thì với tất cả những cái đồng bộ đó kèm
theo là những nhà máy giết mổ đạt tiêu chuẩn để có thể cung cấp được những sản
phẩm thịt có giá cả cạnh tranh, đồng thời có chất lượng cạnh tranh luôn.
Tôi
cũng hy vọng rằng không chỉ là ở thị trường nội địa Việt Nam không thôi, nếu những
đầu tư đúng mức như vậy từ gốc tới những cái căn bản thì thị trường gia cầm Việt
Nam cũng có thể là sẽ xuất khẩu đi các nước chứ không phải là mình chỉ nhập khẩu
như hiện nay.
Và đặc biệt đối với những sản phẩm có giá trị, tức là những sản phẩm đặc sản ở đây, thì hoàn toàn là Việt Nam có thể có hướng xuất khẩu đi ngược trở lại nếu mà mình đầu tư đúng mức, như tôi đã vừa nói ở trên.
Nam Nguyên : Xin cảm ơn ông Phạm Văn Minh về thời gian ông dành cho đài chúng tôi.