“Ủy ban lưu vong”: Dấu hiệu tích cực trong việc xác lập chủ quyền

Cuối tháng 4 vừa qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã công bố quyết định bổ nhiệm tám chủ tịch UBND của tám quận, huyện trực thuộc.

0:00 / 0:00

Trong đợt bổ nhiệm này, ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng đã được chỉ định làm chủ tịch huyện đảo Hòang Sa - một quần đảo của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng suốt 35 năm qua.

Với bối cảnh như hiện nay, sự kiện quần đảo Hòang Sa chính thức có chủ tịch ủy ban hành chính mang ý nghĩa như thế nào?

Xác lập chủ quyền

Đà Nẵng là một trong 10 tỉnh, thành phốở Việt Nam được chọn thử nghiệm mô hình “không tổ chức hội đồng nhân dân ở cấp quận, huyện”. Do không còn hội đồng nhân dân để bầu chọn chủ tịch UBND cấp quận, huyện như trước nên UBND cấp tỉnh, thành phố được phép lựa chọn và bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính cấp kế cận.

UBND thành phố Đà Nẵng đã sử dụng quyền này để bổ nhiệm Chủ tịch ủy ban hành chính của huyện đảo Hòang Sa, vào lúc này đang nằm trong tay ngọai bang.

Hôm 27 tháng 4, hai ngày sau khi chính quyền thành phố Đà Nẵng công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện đảo Hòang Sa, bà Khương Du – người phát ngôn của Bộ Ngọai giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Hòang Sa và gọi đó là: "Hành đ ộng b ất h ợp pháp, không có hi ệu l ực". Theo bà: "Trung Qu ốc có ch ủ quy ền b ất kh ả tranh bi ện đ ối v ới qu ần đ ảo Tây Sa (cách mà Trung Quốc gọi quần đảo Hòang Sa của Việt Nam) và vùng bi ển quanh đó".

Tuy nhiên ông Phạm Hòang Quân - một người chuyên nghiên cứu về những “chứng cứ” mà Trung Quốc sử dụng để đòi “chủ quyền” trên biển Đông - khẳng định:

Học giới Trung Quốc bẻ cong sự thật để nói rằng họ có chủ quyền. Tôi nghiên cứu nhiều thì thấy có ba vấn đề. Thứ nhất là chính sử Trung Quốc, tức là những gì được ban hành bởi các chế độ cầm quyền trong lịch sử thì họ hòan tòan không ghi nhận việc cai quản hoặc khai thác hai quần đảo đó.

Thứ hai, các địa đồ cổ của Trung Quốc cho thấy địa hạt hành chính của họ không qua khỏi đảo Hải Nam. Trường hợp thứ ba là những ghi chép của các nhà hàng hải về những gì họ thấy khi đi đường. Trung Quốc chuyên dùng những cứ liệu đó để nói rằng họ đã phát hiện sớm nhưng những phát hiện đó không mang tính khai phá nghĩa là đặt quyền quản lý cho nhà nước ở những nơi đó.

Ngược lại, có rất nhiều tài liệu (thư tịch, địa đồ, hải đồ cổ của cả người Việt lẫn người nước ngòai) cho thấy, ngay từ đầu thế kỷ 17, chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cho thành lập Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải để khai thác các nguồn lợi về tài nguyên, thủy sản và những hoá vật từ các con tàu bị đắm ở khu vực Hòang Sa. Đến năm 1816, Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình.

Từ đó, Hòang Sa luôn được xem như một phần lãnh thổ của Việt Nam, kể cả trong giai đọan bị đặt dưới sự bảo hộ của chính quyền Pháp.

Còn người Trung Hoa? Lợi dụng những biến động lịch sửở Việt Nam, họ đã hai lần dùng vũ lực để xâm chiếm Hòang Sa, Lần đầu, vào năm 1956, khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa chưa kịp đưa quân ra thay thế người Pháp ở Hoàng Sa theo Hiệp định Geneve, cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đã đưa quân đến chiếm đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn, ở phía Đông Hoàng Sa.

Lần thứ hai, vào tháng giêng năm 1974, Trung Quốc tiếp tục xâm chiếm tòan bộ phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền kế nhiệm của Việt Nam vẫn xem Hòang Sa – phần lãnh thổ đã bị Trung Quốc chiếm đóng như một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Tháng 11 năm 1996, lúc tách tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính độc lập, trực thuộc chính quyền trung ương. Hòang Sa trở thành một huyện của thành phố Đà Nẵng.

Ủy ban lưu vong của huyện đảo Hòang Sa đã có nhiều đời rồi. Kỳ này quyết định đó được công bố cho mọi người biết thôi. Bây giờ, tôi nghĩ là quy mô, vai trò, tầm quan trọng của nó trong giai đọan này thì khác hơn thôi.

TS Nguyễn Nhã<br/>

Ủy ban lưu vong

Tuy nhiên, mỗi lần Trung Quốc có những hành động như: thăm dò – khai thác tài nguyên, cản trở các tập đòan dầu khí nước ngòai khi họ có ý định liên kết với Việt Nam để khai thác tài nguyên, rồi tập trận, đuổi - thậm chí bắn vào ngư dân Việt Nam đang đánh cá trong vùng biển vốn thuộc chủ quyền Việt Nam, lập đơn vị hành chính mới có các quần đảo của Việt Nam trong đó,... nhằm phủ nhận chủ quyền của Việt Nam ở Hòang Sa nói riêng và biển Đông nói chung.

Về phía Việt Nam, thường chỉ để người phát ngôn của Bộ Ngọai giao lập đi, lập lại tuyên bố: Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này... rồi… thôi!

Đó là chưa kể nhiều phản ứng cũng như hành động của chính quyền đương nhiệm trước tất cả những sự kiện kể trên còn khiến nhiều người Việt ở cả trong lẫn ngòai Việt Nam bất bình. Thậm chí không ít người nghi ngại quyết tâm cũng như thành ý của họ đối với chủ quyền lãnh thổ.

Cũng vì vậy, việc chính quyền thành phố Đà Nẵng công khai quyết định bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Hòang Sa hồi tháng 4, rồi tuyên bố của ông Lê Dũng - người phát ngôn Bộ Ngọai giao: "Vi ệc b ổ nhi ệm Ch ủ t ịch UBND huy ện đ ảo Hoàng Sa đ ược th ực hi ện theo đúng quy đ ịnh c ủa pháp lu ật Vi ệt Nam. Đó là vi ệc làm bình th ường, đ ược ti ến hành t ừ nhi ều năm qua"... được xem là hiếm thấy.

Khi được đề nghị nhận định về sự kiện vừa kể, Tiến sĩ Nguyễn Nhã - người đeo đuổi công việc nghiên cứu chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông trong hơn ba mươi năm qua cho rằng đó là một dấu hiệu tích cực. Ông nói:

" Ủy ban l ưu vong c ủa huy ện đ ảo Hòang Sa đã có nhi ều đ ời r ồi. Kỳ này quy ết đ ịnh đó đ ược công b ố cho m ọi ng ười bi ết thôi. Đi ều quan tr ọng là tr ụ s ở c ủa ủy ban đó v ẫn ở 132 Yên Bái, Đà N ẵng. Nó đã có m ột phòng tr ưng bày và t ừ 2004 đã ho ạt đ ộng r ồi. Bây gi ờ, tôi nghĩ là quy mô, vai trò, t ầm quan tr ọng c ủa nó trong giai đ ọan này thì khác h ơn thôi."

Dấu hiệu tích cực từ phía chính quyền không chỉ ngừng ở việc công bố và loan báo rộng rãi quyết định bổ nhiệm Chủ tịch huyện đảo Hòang Sa mà còn một số hành động tích cực khác cũng cần được ghi nhận…

--------------------------------

Trên đây Trân Văn đã trình bày về những vấn đề xoay quanh sự kiện bổ nhiệm Chủ tịch huyện đảo Hòang Sa. Kỳ tới Trân Văn sẽ tiếp tục tường trình về một vài dấu hiệu tích cực khác, cũng như những đề nghị để chính quyền có thể xóa sạch cả hòai nghi lẫn e ngại về nỗ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trong những người đang quan tâm đến vận mệnh xứ sở…