HRW yêu cầu Việt Nam trả tự do cho sáu nhà dân chủ hoạt động ôn hoà
2009.08.20
Đây là tội danh mà Human Rights Watch cho là thiếu cơ sở, phản lại cam kết tôn trọng quyền tự do phát biểu giữa Việt Nam và quốc tế.
Làm thơ và treo biểu ngữ là đe dọa an ninh quốc gia?
Trong số sáu nhà tranh đấu dân chủ bất bạo
động bị bắt tháng Chín năm ngoái mà Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Việt
Nam trả tự do
ngay tức khắc có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa,
được trao giải cây viết nổi tiếng Hellman Hammett năm 2008. Ông dẫn
đầu trong khối 8406 bị Hà Nội gán tội phản động, và cũng là một trong những người
chủ trương tập san Tổ Quốc, tờ báo chui nhằm mục đích cổ vũ tự do dân chủ cho
Việt Nam.
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch nói rằng sáu nhà hoạt động dân chủ mà họ nêu tên bị buộc tội vi phạm điều luật 88 của nhà nước Việt Nam vì rải truyền đơn và treo biểu ngữ chống đối, sáng tác thơ văn đòi dân chủ, nhân quyền , đối lập chính trị , phát tán tài liệu gọi là phản động lên mạng
Năm người còn lại gồm ông Nguyễn Văn Tính, ông Nguyễn Kim Nhàn, ông Nguyễn Văn Túc, sinh viên Ngô Quỳnh, kỷ sư Nguyễn Mạnh Sơn.
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch nói rằng sáu nhà hoạt động dân chủ mà họ nêu tên bị buộc tội vi phạm điều luật 88 của nhà nước Việt Nam vì rải truyền đơn và treo biểu ngữ chống đối, sáng tác thơ văn đòi dân chủ, nhân quyền , đối lập chính trị , phát tán tài liệu gọi là phản động lên mạng. Đây là những tội danh có thể dẫn đến bản án mười hai năm tù hoặc hơn.
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, từ London, Anh quốc, phó giám đốc phân ban Châu Á của Human Rights Watch, bà Elaine Pearson, cho rằng nếu bảo những người này có tội thì tội duy nhất họ phạm phải chỉ là đòi dân chủ, đa nguyên và nhân quyền trong ôn hoà.
Những người như vậy không thể bị kết
án theo luật an ninh quốc gia bởi thực sự mà nói thì từ bao giờ lại có chuyện
làm thơ hoặc giăng biểu ngữ trên cầu mà có thể đe dọa an ninh quốc
gia? Chúng tôi nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam hành xử quá đáng , họ phải chấm dứt
việc giam giữ những người bất đồng chính kiến và phải tôn trọng quyền tự
do phát biểu của người dân.
Theo cáo trạng đề ngày 7 tháng Năm của Bộ
Công An Việt Nam, mà HRW thu thập được, thì hồi tháng Tám 2008 nhóm
sáu người đã tìm cách treo những tấm biển đòi dân chủ lên thành các chiếc
cầu ở Hải Dương và Hải Phòng. Bên cạnh đó, họ cũng là những người mưu tính và tổ
chức biểu tình hồi năm 2007 và 2008, chống Trung Quốc cùng Olympics Bắc
Kinh.
Thực sự mà nói thì từ bao giờ lại có chuyện làm thơ hoặc giăng biểu ngữ trên cầu mà có thể đe dọa an ninh quốc gia? Chúng tôi nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam hành xử quá đáng , họ phải chấm dứt việc giam giữ những người bất đồng chính kiến và phải tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân.
Bà Elaine Pearson
Đã vậy, cáo trạng nói thêm, cả sáu người thỉnh thoảng lại gặp nhau để trao đổi ý kiến hầu giữ mối liên hệ với các nhà hoạt động dân chủ khác ở trong nước cũng như ở hải ngoại.
Việt Nam vi phạm phạm Công Ứơc Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Quyền Chính Trị
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch còn nhắc tới bốn nhà hoạt động khác, cũng bị bắt tháng Chín năm ngoái, bị giam tại nhà tù B-14 ở Hà Nội nhưng chưa được xét xử là blogger Phạm thanh Nghiên, giáo viên Vũ Hùng, nhà thờ Trần Đức Thạch, kỹ sư Phạm Văn Trội.
Như vậy, với tổng cộng mười người bị bắt năm 2008, ít nhất có thêm bảy người nữa bị bắt giữ bước qua tháng Năm 2009.
Human Right Watch cảnh báo còn nhiều người khác, dính dáng đến nhà văn nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa và khối 8406, đang đối diện nguy cơ bị bắt giữ bất cứ lúc nào như ông Nguyễn Thanh Giang, ông Vũ Cao Quận, linh mục Phan Văn Lợi. Tên tuổi của những vị này đều được ghi rõ trong bản cáo trạng của công an Việt Nam.
Dưới mắt Human Right Watch, những
sự kiện đã rồi cho thấy các phiên xử tới cũng đưa ra những phán quyết bất
công và vi phạm tiêu chuẩn tư pháp quốc tế mà thôi. Tổ chức này nói rằng
toà án Việt Nam không độc lập và thiếu sự vô tư, mỗi khi có phiên xử người bất
đồng chính kiến thì báo chí nước ngoài, nhân viên ngoại giao và giới
quan sát quốc tế không được phép tham dự , trong lúc người bị kết tội khó mà
tìm kiếm người biện hộ xứng đáng cho mình.
Tôi nghĩ hay nhất là để các nhà tài trợ đặt thẳng vấn đề với chính phủ Việt Nam, rằng nhân quyền và tự do phải đi đôi với chiến lược phát triển kinh tế mà các nước muốn giúp đỡ cho Việt Nam.
Bà Elaine Pearson
Giám đốc phân ban Châu Á trong tổ chức, bà Elaine Pearson, nói rằng điều này tuỳ thuộc vào cách đặt vấn đề từ những nhà tài trợ nước ngoài:
Đúng thế, Việt Nam thường tìm cách chứng tỏ với thế giới họ là một quốc gia biết tôn trọng nhân quyền. Mới rồi Việt Nam lên tiếng phản đối hồ sơ nhân quyền của mình tại Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Cộng đồng thế giới vẫn quan tâm đến vấn đề thiếu nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nghĩ hay nhất là để các nhà tài trợ đặt thẳng vấn đề với chính phủ Việt Nam, rằng nhân quyền và tự do phải đi đôi với chiến lược phát triển kinh tế mà các nước muốn giúp đỡ cho Việt Nam.
Trước nay Việt Nam nhất mực bác bỏ yêu cầu huỷ hoặc đổi điều luật 88 mà họ dựa vào đó để sách nhiễu bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến trong nước. Điều này thể hiện rõ trong quá trình duyệt xét hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tháng Năm vừa rồi.
Tháng tới Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công bố kết quả bản xét duyệt thường kỳ về Việt Nam, phản ảnh sự đánh giá tình hình nhân quyền của 192 nước thanh viên Liên Hiệp Quốc. Bà Pearson nói tiếp:
Việt Nam có trách nhiệm hưởng ứng lời kêu gọi tôn trọng quyền con người của cộng đồng thế giới. Mặc dù hồ sơ đen tối về nhân quyền của Việt Nam được mang ra ánh sáng tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhưng chính phủ nước này vẫn bác bỏ những đề nghị cải thiện họ có thể thực hiện.
Bà Elaine Pearson
Lẽ ra Việt Nam nên cộng tác với Liên Hiệp Quốc hầu bảo đảm rằng luật lệ và chính sách của họ đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế . Việt Nam có trách nhiệm hưởng ứng lời kêu gọi tôn trọng quyền con người của cộng đồng thế giới. Mặc dù hồ sơ đen tối về nhân quyền của Việt Nam được mang ra ánh sáng tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhưng chính phủ nước này vẫn bác bỏ những đề nghị cải thiện họ có thể thực hiện.
Để kết luận, thông cáo báo chí của Human Rights Watch khẳng định hiến pháp Việt Nam cũng như Công Ứơc Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Quyền Chính Trị , mà Việt Nam là quốc gia thành viên, đều quí định rõ rằng Hà Nội phải tôn trọng quyền tự do phát biểu, tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người dân.