Hoa Kỳ mở ra một chương mới trong quan hệ với thế giới Hồi giáo

Thế giới Hồi Giáo đã bày tỏ thiện cảm dành cho Tổng Thống Barack Obama, hy vọng nhà lãnh đạo Mỹ sẽ mở một trang sử quan hệ mới giữa Hồi Giáo và Hoa Kỳ.

0:00 / 0:00

Hy v ng m i

Một “bước tiến mới”, một “luồng gió mới”, một “ánh sáng mới”, đó là những gì thế giới Hồi Giáo bày tỏ sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama kết thúc chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự hiện diện của ông Obama ở Thổ Nhĩ Kỳ được chú ý tới vì nhiều lý do khác nhau. Đây là quốc gia Hồi Giáo đầu tiên mà ông đặt chân đến trong cương vị của người đang lãnh đạo nước Mỹ, và cũng tại đây, ông đưa ra phát biểu đầy khẳng định, nói rằng nước Mỹ không bao giờ “gây chiến tranh với Hồi Giáo”, và nói rõ ngay chính trong gia đình ông cũng có những người theo đạo Hồi.

Trong buổi nói chuyện với các sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ, ông cũng nói rõ là dù biết những người bạn trẻ ông mới gặp lần đầu còn rất nhiều câu hỏi muốn đặt ra với ông và ông cũng sẵn lòng trả lời, nhưng “chúng ta phải chấm dứt buổi gặp gỡ trước khi tiếng còi báo hiệu đã đến giờ cầu nguyện”.

Điểm rất nhỏ đó được các sinh viên có mặt tại chỗ xem là dấu hiệu chứng tỏ ông Obama hiểu rõ sinh hoạt hàng ngày của tập thể Hồi Giáo và tôn trọng sinh hoạt quan trọng này của những người theo đạo Hồi.

Cùng ti ế n v phía tr ướ c

Trong bài nói chuyện với giới trẻ Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul, Tổng Thống Obama nhấn mạnh đến những gì đã xảy ra trong quá khứ khiến tập thể Hồi Giáo hoài nghi về nước Mỹ.

Obama-Istanbul-040709-200.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (thừ 2 bên phái) và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cùng viếng thăm Thánh đường Hồi giáo Blue Mosque nổi tiếng ở thủ đô Istanbul. AFP PHOTO / Salih Zeki Fazlioglu (AFP PHOTO / Salih Zeki Fazlioglu)

Ông bảo đã đến lúc nên cùng nhau nhau tiến về phía trước, đừng ngoảnh lại nhìn quá khứ, và “đừng tạo cơ hội cho bức tường ngăn cách vì không tin tưởng lẫn nhau được xây cao hơn nữa”.

Những người theo đạo Hồi mà chúng tôi có dịp tiếp xúc đều nói họ tin vào những gì ông Obama đã trình bày.

Ngay chính nhà báo Mohhamed Khali, chủ biên tờ Ả Rập Ngày Nay xuất bản ở Istanbul cũng bảo rằng kết quả những cuộc thăm dò được giới truyền thông thực hiện với nhiều thành phần khác nhau -từ các vị lãnh đạo tinh thần, dân chúng cho đến các chính trị gia- đều cho thấy cảm tình người Hồi Giáo dành cho vị Tổng Thống Mỹ rất cao, vì ông đã thể hiện được sự chân thành, điều mà vị Tổng Thống tiền nhiệm George W. Bush không làm được.

V n còn nhi u thách th c

Các nhà quan sát chính trị coi thành quả ông Obama đạt được tại Thổ Nhĩ Kỳ là bước đầu tiên đầy thuận lợi cho nỗ lực tìm hoà bình Trung Đông mà chính ông từng nói “là một trong những mục tiêu hàng đầu”.

Bên cạnh đó, kế hoạch rút quân khỏi Iraq, đóng cửa trại giam Guantanamo Bay và những phát biểu chưa đựng nội dung sẵn sàng nói chuyện với Iran cũng như với Syri mà ông đưa ra cũng giúp mọi người tin quả thật, đường lối ngoại giao của ông là đường lối mềm dẻo, trái ngược với đường lối khá cứng rắn mà ông George W. Bush từng làm khi còn ngồi ở Nhà Trắng.

Nhưng cũng có người cho rằng các thuận lợi ông Obama đang có sau chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ chưa đủ để ông có thể đi thêm bước xa hơn, là kêu gọi sự thành hình của quốc gia Palestine sống hoà bình bên cạnh cựu thù Israel.

Nhà bình luận Efraim Inbar của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Trung Đông cho rằng trở ngại có thể không còn nằm ở phía cộng đồng người Hồi Giáo, mà đang nằm ngay tại Jerusalem với chính phủ bảo thủ do Thủ Tướng Benjamin Netanyahu lãnh đạo.

Trong một bài viết gửi đi từ thủ đô Cairo của Ai Cập, hãng thông tấn AP cũng trích dẫn một số người dân nói rằng sau ngày Hoa Kỳ rút quân khỏi Iraq, họ mong muốn thấy ông Obama đưa ra lời kêu gọi Israel rút khỏi các phần đất của người Palestine, và Washington phải có một chính sách ngoại giao công bình hơn, không nghiêng quá về Israel như các nhà lãnh đạo Mỹ trước đây từng làm.

Bài viết của hãng thông tấn AP cũng trích dẫn nhận định của ông Riad Kahwaji, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Cận Đông Và Pâhn Tích Quân Sự Vùng Vịnh, nói rằng tình hình Trung Đông như một chiếc dây dài, thắt rất nhiều nút, và nếu muốn thành cộng ông Obama phải khéo léo gỡ từng nút một.