Đỗ Hiếu ghi nhận thêm chi tiết, cùng ý kiến từ một số người dân trong nước về quyền tự do ngôn luận và hoạt động phát hành báo chí, từ thành thị đến thôn quê.
Chuyên nghiệp hóa hệ thống phát hành và phân phối
Qua số liệu được phổ biến, tại Việt Nam hiện có trên 700 cơ quan báo chí với hàng ngàn nhật báo, tạp chí, bản tin, và hàng ngày có hàng triệu ấn bản được đến tay bạn đọc qua hệ thống phát hành của nhà nước và tư nhân.
Do lợi nhuận không được ưng ý nên nhiều tờ báo không nhắm phục vụ vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, cho nên phương tiện thông tin vẫn còn là một khoảng trống khá lớn.<br/>
Tiền Phong online cho biết là thành phố Hồ Chí Minh có 200 đại lý , 1600 quày sạp bày bán báo cùng với một lực lượng bán báo dạo hùng hậu. Hà Nội có hơn 60 đại lý và trên 700 quầy sạp.
Mặt dù, hệ thống phát hành báo chí nhà nước muốn đưa báo đến tận vùng sâu, vùng xa với dân số và trách nhiệm xã hội rất quan trọng, tuy nhiên nhiều tờ báo chưa xem phương tiện thông tin này là một món ăn tinh thần, một sản phẩm thiết thực cần được quảng bá sâu rộng và đúng mức.
Ngoài ra giới truyền thông cũng nói đến hiện tượng tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh như nội dung đứng đắn thì khó ăn khách, phát hành yếu, trái lại khi báo chạy theo thị hiếu, xu hướng thương mại, đưa tin giựt gân thì bán rất nhanh.
Do lợi nhuận không được ưng ý nên nhiều tờ báo không nhắm phục vụ vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, cho nên phương tiện thông tin vẫn còn là một khoảng trống khá lớn.
Mặt dù, hệ thống phát hành báo chí nhà nước muốn đưa báo đến tận vùng sâu, vùng xa với dân số và trách nhiệm xã hội rất quan trọng, tuy nhiên nhiều tờ báo chưa xem phương tiện thông tin này là một món ăn tinh thần, một sản phẩm thiết thực cần được quảng bá sâu rộng
Mặt khác, giới hữu trách cũng nhìn nhận là phương tiện phát hành báo chí ở Việt Nam còn rất thô sơ, hình thức quảng bá lộn xộn, sạp báo lấn chiếm vỉa hè, gây ra mất trật tự.
Dư luận mong mỏi sự ra đời của Hội Phát hành Báo Chí Việt Nam sẽ là điều hết sức cần thiết để tạo cho ngành báo hoạt động hữu hiệu, chuyên nghiệp và hiện đại hơn trong thời gian tới.
Trách nhiệm của báo chí
Nguời dân trong nước có suy nghỉ gì về chức năng của làng báo, về quyền tự do ngôn luận và hệ thống phát hành, Ban Việt Ngữ chúng tôi ghi lại phát biểu của một số bạn đọc.
Chị Kim từ Đồng Nai đánh giá là báo chí phản ảnh đúng nguyện vọng của người dân:

"Báo có phần bênh vực cho dân oan, nói lên điều sai trái, nhưng vấn đề cốt lỏi là phải lảm sao giải quyết cho được. Đối với những hiện tượng tiêu cực thì nhà nước có thiện chí muốn làm mạnh, nhưng về tới mấy ông lãnh đạo địa phương, vì quyền lợi cá nhân mà quên đi yêu cầu của đồng bào. Chủ trương của nhà nước thì đứng đắn nhưng lại không nghiêm khắc xử lý các sai phạm.
Báo chí dù có chống tham nhũng, nhưng hiện tượng đó vẫn còn hoài cũng như những vấn đề khác như y tế, môi trường, vệ sinh vậy.”
Báo có phần bênh vực cho dân oan, nói lên điều sai trái, nhưng vấn đề cốt lỏi là phải lảm sao giải quyết cho được. Đối với những hiện
tượng tiêu cực thì nhà nước có thiện chí muốn làm mạnh, nhưng về tới mấy ông lãnh đạo địa phương, vì quyền lợi cá nhân mà quên đi yêu cầu của đồng bào.
Chị Kim ở Đồng Nai
Chị Mười An ở Long Xuyên cũng công nhận vai trò cần thiết của báo chí, tuy nhiên còn nhiều giới hạn về mặt phát hành:
“Người dân đi tới báo chí nhờ lên tiếng dùm thì với những hồ sơ hợp pháp, có đầy đủ chứng cứ thì sẵn sàng đang lên các cơ quan ngôn luận. Dân chúng đặt tin tưởng vào vai trò của báo chí giúp họ nói lên nổi khổ của mình. Tuy nhiên, ở vùng sâu, vùng xa thì vẫn chưa có báo đọc, khi cần phải ra ngoài chợ huyện, chợ phường mới tìm thấy.”
Cô Chi , cư dân Bảo Lộc trả lời đài chúng tôi là Việt Nam có tự do ngôn luận:
<i>Người dân đi tới báo chí nhờ lên tiếng dùm thì với những hồ sơ hợp pháp, có đầy đủ chứng cứ thì sẵn sàng đang lên các cơ quan ngôn luận. Dân chúng đặt tin tưởng vào vai trò của báo chí giúp họ nói lên nổi khổ của mình. <br/> </i>
Chị Mười An ở Long Xuyên
“Có, rất rộng rải, nhưng vùng xa xôi thì khó có báo, vì phương tiện hạn chế, gía một tờ báo chừng 5000 đồng, xem báo là một điều tốt vì nhờ đó mà người dân khắp nước dễ nắm bắt được thông tin, hiểu rõ tình thế”
Một người phế binh thuộc chế độ cũ, ông Đạt, ở Quảng Trị không mấy tin tưởng vào món ăn tinh thần hàng ngày này:
“Mình không dám nói gì, báo chí không phổ biến những gì người dân thật sự muốn biết. Về chuyện phát hành báo chí đến vùng thôn quê thì điều đó rất khó, có ai đưa báo đến cho mình mua đâu”.
Theo các nhà báo trong nước thì Hội Phát hành Báo Chí cần phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để kiện toàn côngbtác vận động, phát triển hội viên.
Ngoài ra, Hội cũng nên tăng cường hợp tác quốc tế để thu thập thông tin, kinh nghiệm nơi các quốc gia tiên tiến hầu góp phần nâng cao ngành đào tạo và phát hành báo chí.