Vui Đông Xuân cảnh giác Hè Thu

Trong những ngày qua, báo chí trong nước gần như đồng loạt báo tin vui của vùng ĐBSCL liên quan vụ Đông-Xuân 2008-2009 trúng mùa, lúa được giá. Nhưng, nói theo báo điện tử Tiền Phong số ra thứ Tư tuần rồi, thì “Được mùa lúa: Chớ vui quá đà”.

0:00 / 0:00

Đông xuân trúng mùa trúng giá

Tại vùng ĐBSCL hiện giờ, vào khi gần 95% trong số hơn 1,6 triệu ha gieo trồng lúa Đông-Xuân cho năm 2008-2009 đã được thu họach, nông dân trong vùng được biết rất vui mừng khi năng suất bình quân mang lại cho họ khỏang 6 tấn rưởi lúa trên một ha, cao hơn vụ Đông-Xuân năm ngoái. Và bà con nông dân năm nay được một vụ Đông-Xuân bội thu.

Tin vui trúng mùa lúa đó lại kèm theo việc lúa được giá, khiến nông dân "phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá, có gia đình trồng lúa thu lời 100 triệu đồng".<br/>Báo điện tử Tiền Phong – <br/>

Tin vui trúng mùa lúa đó lại kèm theo việc lúa được giá, khiến nông dân – theo lời báo điện tử Tiền Phong – “phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá, có gia đình trồng lúa thu lời 100 triệu đồng”.

Qua bài tựa đề “Đồng bằng sông Cửu Long bội thu lúa đông-xuân”, báo Tiền Phong số ra tuần rồi đề cập tới việc chứng kiến cảnh nhộn nhịp, tất bật trên ruộng đồng từ sáng sớm tới chiều tối, khi có nơi nông dân cắt lúa, thu gom, nơi thì rơm phun ra tua tủa từ những máy tuốt lúa trong khi “những hạt lúa vàng óng ánh chảy đầy bao”, để rồi “những bao lúa màu xanh, trắng, vàng , đỏ được xếp thành hàng dài ở cả một đọan bên đường” khiến bà con nông dân “nét mặt rạng rỡ” giữa ánh nắng cháy da.

Các chuyên gia nông nghiệp ước tính lượng lúa vụ Đông-Xuân năm nay sẽ hơn năm ngoái trên một triệu tấn, mang lại cho nông dân chừng 10 triệu rưởi tấn lúa trong toàn vụ, mở đường cho bà con nông dân trong vùng lời đến khỏang 50% - mức lãi cao nhất từ trước tới nay. Nông dân kỳ nầy được lời một nửa như vậy vì hiện lúa thường cũng trên 4 ngàn đồng/kg, lúa thơm trên 5 ngàn/kg trong khi giá thành của lúa thường chỉ khỏang 2 ngàn đồng/kg – tức nông dân được lãi 50%.

Các chuyên gia nông nghiệp ước tính lượng lúa vụ Đông-Xuân năm nay sẽ hơn năm ngoái trên một triệu tấn, mang lại cho nông dân chừng 10 triệu rưởi tấn lúa trong toàn vụ, mở đường cho bà con nông dân trong vùng lời đến khỏang 50% - mức lãi cao nhất từ trước tới nay.<br/>

Trong tình hình này, một số nông dân vùng ĐBSCL cho biết:

Kết quả khả quan của vụ Đông-Xuân năm nay, theo phân tích của TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, là do nông dân trong vùng lần này gieo trồng nhiều giống lúa cho hạt gạo có phẩm chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh, cân đối hợp lý tỷ lệ lúa thường và lúa chất lượng cao trên đồng ruộng; Đồng thời nông dân canh tác lúa theo hướng dẫn, khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp giữa lúc các lọai bệnh ở cây lúa, như dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không bùng phát.

Kết hợp chặt chẽ giữa nông dân và chuyên gia

Sự kết hợp chặt chẽ đó giữa nông dân và chuyên gia nông nghiệp được tóm tắt theo lời báo điện tử Cần Thơ là “…cán bộ kỹ thuật bám cơ sở, cùng nông dân giám sát đồng ruộng, chăm sóc lúa theo biện pháp khoa học hữu hiệu nên vụ Đông-Xuân năm nay, ĐBSCL đạt thắng lợi lớn cả về diện tích, năng suất, sản lượng, giá cả.”

Nhiều nông dân trong vùng tin là giống lúa IR50404 – lọai có chất lượng trung bình - góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong vụ Đông-Xuân này vì cho năng suất cao giữa lúc giá lúa tăng trở lại, chứ không như hồi cuối năm ngoái khi giống lúa này quá ế ẩm. Tình hình như vậy có thể khiến nông dân đổ xô nhau trong giống lúa vừa nói cho vụ Hè-Thu tới, khiến nhiều chuyên gia nông nghiệp lo ngại, sợ tái diễn cảnh gạo IR50404 lại ế ẩm cũng vào dịp cuối năm.

Sự kết hợp chặt chẽ đó giữa nông dân và chuyên gia nông nghiệp được tóm tắt theo lời báo điện tử Cần Thơ là "…cán bộ kỹ thuật bám cơ sở, cùng nông dân giám sát đồng ruộng, chăm sóc lúa theo biện pháp khoa học hữu hiệu nên vụ Đông-Xuân năm nay, ĐBSCL đạt thắng lợi lớn cả về diện tích, năng suất, sản lượng, giá cả."<br/>

Theo giải thích của TS Lê Văn Bảnh thì sở dĩ giống lúa IR50404 hiện mang lại lợi nhuận cao hơn các giống lúa khác vì diện tích trồng lọai lúa này chỉ chiếm khỏang 15% toàn diện tích lúa Đông-Xuân năm nay, trong khi các nước trong khu vực vốn là thị trường lúa của VN phải vào tháng Sáu mới tới mùa thu họach. Nên lúa gạo của VN nói chung, và lọai IR50404 chất lượng trung bình nói riêng mới dễ xuất khẩu và được giá.

Cảnh giác mùa tới

Nhưng, sau tháng Sáu, theo các chuyên gia, thì tình hình giá lúa gạo có thể diễn biến “khó lường”.

Theo Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí thì giá phân bón sẽ tiếp tục gia tăng vào cuối tháng Tư này, và rồi đầu tháng Năm sắp tới, khiến ảnh hưởng tới vụ Hè-Thu của nông dân.<br/>

TS Bảnh đề nghị diện tích dành cho các giống lúa có chất lượng trung bình, như IR50404, OM576 chỉ nên chiếm tối đa 20% tổng diện tích trồng lúa trong vùng mà thôi, nhất là cho mùa Hè-Thu tới.

Giữa lúc vụ Đông-Xuân năm nay trúng mùa, được giá, thì hàng chục ha lúa giống OM5930 trong vụ này bị thất bát tại nhiều tỉnh ĐBSCL, như Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang…do bị nhiễm bệnh gọi là “lép xanh” qua đó võ hạt màu xanh bị lép, không có phôi nhũ.

Tình hình này khiến Viện Lúa ĐBSCL khuyến cáo nông dân tạm thời ngưng sử dụng giống lúa ấy, chờ thông báo mới của các chuyên gia.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia và nông dân thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL báo động về tình trạng nước mặn ngày càng vào sâu nội địa, khiến, theo lời báo điện tử Tiền Phong, "đồng khô dân khát".<br/>

Trong khi vụ Đông-Xuân trong vùng nói chung được khả quan, thì số liệu của Bộ Công-Thương cho biết ngay tuần đầu tháng Tư này, giá phân bón bắt đầu leo thang. Theo Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí thì giá phân bón sẽ tiếp tục gia tăng vào cuối tháng Tư này, và rồi đầu tháng Năm sắp tới, khiến ảnh hưởng tới vụ Hè-Thu của nông dân.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia và nông dân thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL báo động về tình trạng nước mặn ngày càng vào sâu nội địa, khiến, theo lời báo điện tử Tiền Phong, “đồng khô dân khát”.

Theo nhận xét của các chuyên viên thủy lợi thì năm nay nước mặn xâm nhập nội đồng sớm và sâu hơn mọi năm. Báo Tiền Phong trích dẫn lời ông Đoàn Tấn Triều, Giám đốc Cty Quản lý&Khai thác các Công trình Thủy lợi cho biết trước đây, từ cuối tháng Tư, nước mặn mới bắt đầu xâm nhập vào nội đồng, nhưng năm nay, ngay từ đầu tháng 3 nước mặn đã vào sâu trong nội địa thậm chí hơn 50km.

Tình trạng này khiến một cư dân ở một xã thuộc tỉnh Trà Vinh than rằng “chẳng bao lâu nữa xã không còn vườn cây, ruộng lúa”.