Vedan phớt lờ quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Từ hàng chục năm nay, công ty bột ngọt Vedan đã lén xả nước thải độc hại ra sông Thị Vải, nước sông đổi thành màu đen, xông mùi hôi thối và rất khó chịu cho cư dân trong vùng quanh đó.
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2008.11.02
river-thi-vai-305.jpg Nước sông Thị Vải bị ô nhiễm trầm trọng vì những chất thải của công ty Vedan.
Photo courtesy of VietNamNet

Ngoài ra, do hậu quả tai hại ấy, tôm cá bị chết hàng loạt; cuộc sống của nông dân xã Thạnh An (Cần Giờ) bị điêu đứng, việc nuôi trồng thủy sản bị thất bại.

Công ty Vedan được lệnh chính thức đình chỉ hoạt động từ gần một tháng nay. Tuy nhiên theo các báo trong nước cho biết đến lúc này Vedan vẫn “phớt lờ” quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Nguyên nhân nào có tình trạng bất chấp qui định của các cơ quan nhà nước như thế?

Đỗ Hiếu gởi đến quý vị thêm chi tiết.

Diễn tiến sự việc

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất của công ty Vedan cho đến khi hoàn thành biện pháp xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn bảo đảm an toàn về môi sinh.

Ông tuyên bố dứt khoát công ty Vedan phải nộp đủ số tiền truy từ trốn phí lên tới 127 tỷ đồng, sau đó mới cho nhà máy này hoạt động trở lại. Ông tin rằng việc xử lý nghiêm khắc Vedan chính là để làm gương tốt cho các nhà máy, xí nghiệp khác có thể gây nguy hại có môi trường.

Ông Phạm Nguyên Khôi

Theo kết quả điều tra thì Vedan đã gian dối ngay từ khi xây dựng nhà máy và lúc mới bước vào sản xuất. Sau đó dù bị cảnh báo nhiều lần, Vedan vẫn cố ý vi phạm khi tiếp tục xả nước thải ra sông Thị Vải.

Vedan bị cáo buộc các tội danh như: Vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm quy luật về môi sinh và lừa dối pháp luật Việt Nam.

Tuy vậy đến Ngày 30 Tháng Mười vừa qua, chính Giám Đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, ông Lê Viết Hưng, cho Ban Việt Ngữ chúng tôi biết là công ty Vedan vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu cấp thiết của cơ quan chức năng:

“Họ tiếp tục họ xả cái chất thải mà như trước đây phái đoàn kiểm tra phát hiện đâu. Tức là trước đây họ xả cái dịch thảỉ sau khi lên men và chất thải chưa qua sử lý xuống sông Thị Vải, bâygiờ thì họ đẫ chấm dứt chuyện đó rồi. Trong khi chờ chủ trương về tạm đình chỉ hoạt động đối với công ty này thì họ đã ngưng hoạt động 3 nhà máy, họ chưa chấp hành đúng theo cái quyết định của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về việc không cho họ xả thải nữa. Chắc có lẽ là tôi cũng xin thông báo với quý vị là trên báo chí đã có nêu rồi. Các cơ quan chức năng người ta sẽ có biện pháp yêu cầu họ là chấp hành đúng theo quyết định.”

Ông Hưng nói thêm là cơ quan do ông phụ trách đã báo cáo tình hình đó lên UBND tỉnh Đồng Nai để sớm có biện pháp thích nghi, buộc Vedan phải chấp hành quyết định từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Thiếu thống nhất trong việc xử lý

Đề cập đến sự thiếu thống nhất trong việc xử lý công ty Vedan, tờ Vietnam Economy đưa ra quan điểm khác biệt giữa hai bộ là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cùng Bộ Tư Pháp.

Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường - Phạm Nguyên Khôi khẳng định không thể nào châm chước mà phải xử lý đến cùng. Ông tuyên bố dứt khoát công ty Vedan phải nộp đủ số tiền truy từ trốn phí lên tới 127 tỷ đồng, sau đó mới cho nhà máy này hoạt động trở lại.

Ông tin rằng việc xử lý nghiêm khắc Vedan chính là để làm gương tốt cho các nhà máy, xí nghiệp khác có thể gây nguy hại có môi trường.

Trong khi đó, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp - Hà Hùng Cường thì lại có lập luận khác; ông đặt vấn đề là có nên đình chỉ hoạt động, đóng cửa công ty Vedan hay không? Ông yêu cầu cứu xét từ nhiều nguồn khác nhau như: Pháp lệnh bảo vệ nguồn nước, luật đầu tư, quy luật xử phạt hành chánh, chứ không chỉ đơn thuần căn cứ vào luật bảo vệ môi trường. Ông cho rằng theo điểm 49 của luật bảo vệ môi trường, thì có những chi tiết chưa rõ ràng, cho nên phải cân nhắc kỹ mọi khía cạnh , trước khi ra chỉ thị đình chỉ toàn bộ hoạt động của Vedan.

Luật Sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Ban Tuyên Truyền của Hội Luật Gia TP.HCM, có một số nhận định về những ý kiến khác biệt nhau đó:

Vấn đề ở đây là họ đã đưa vào môi trường những chất thải độc hại. Theo tôi, một trong những vấn đề là đình chỉ hoạt động. Tôi đồng ý với ý kiến của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, là bởi vì đứng ở góc độc nào đó, công ty Vedan họ đầu tư ở đây một năm họ lãi hàng triệu đô trong khi họ làm tác hại môi trường này mà không biết bao giờ mới khắc phục được. Và đây cũng là một cái dịp để mà nên làm để mà chấn chỉnh cái cách quản lý nặng về nói hơn làm và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho Vedan có thể qua mặt các cơ quan nhà nước. Cái việc xử phạt hành chính mà cố tình thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nghiêm trọng, cái lý này cải chày cải cối thôi, bởi vì Vedan ở đây đã hai lần bị xử phạt hành chính về môi trường mà họ đã cố tình không thực hiện biện pháp khắc phục mà họ gây ra hậu quả không chỉ là nghiêm trọng, mà cực kỳ nghiêm trọng thì đã rõ rồi.”

Bảo vệ người dân địa phương

Mặc dù đang có sự khác biệt về quan điểm và biện pháp xử lý giữa Bộ Tư Pháp và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, nhưng ngay trước mắt, những đối tượng đang gánh chịu thiệt hại nặng nề do việc công ty Vedan làm ô nhiễm môi trường, bị mất kế sinh nhai, chính là vấn đề cần được nhà nước đặt biệt quan tâm hàng đầu.

Ông cho rằng theo điểm 49 của luật bảo vệ môi trường, thì có những chi tiết chưa rõ ràng, cho nên phải cân nhắc kỹ mọi khía cạnh , trước khi ra chỉ thị đình chỉ toàn bộ hoạt động của Vedan.

Ông Hà Hùng Cường

Luật sư Nguyễn Văn Hậu hứa sẽ bênh vực họ đến cùng, bằng bất cứ giá nào:

“Vedan xả chất thải gây ô nhiễm, gây thiệt hại cho bà con thì cái này mình đang đòi cái thông tin kết quả của các cơ quan có thẩm quyền, tức là đến Ngày 15 Tháng Mười Một này phải trả lời trên cơ sở khảo sát của các cơ quan đó, mình sẽ tiến hành mình làm để giúp cho bà con nông dân, thay mặt những người đại diện cho Hội Nông Dân đứng ra để yêu cầu cái bồi thường, mà nếu không bồi thường thì mình sẽ khởi kiện ra toà. Cho nên mình thấy rằng cái việc vi phạm cái này là có tổ chức và kéo dài, nó mang tính hệ thống. Tôi thấy Vedan có nhiều vi phạm pháp luật rất tinh vi và kéo dài. Nó ngụy trang trong việc lưu giữ chất thải trong nhà máy để thải trực tiếp ra môi trường. Ở đây mình phải làm rõ hành vi vi phạm pháp luật. Cái này tụi tui đang thống kê lại và tui sẽ giúp cho bà con để làm cái này.

Một tu sĩ Phật Giáo tại Huyện Cần Giờ, là khu vực có sông Thị Vải chảy qua, nói lên nguyện vọng từ người dân địa phương:

“Báo chí thì thấy cũng có nói chuyện Vedan, về việc xử lý cũng có gặp những trở ngại. Các ban ngành, các bộ sẽ họp với nhau làm việc thì lúc đó mới có hướng giải quyết được. Vấn đề chắc có lẽ phải chờ các Bộ họp lại, chớ giờ mỗi người mỗi ý thì không giải quyết gì được. Bà con đang chờ nếu có giải quyết xong xuôi rồi thì có được chút ít đền bồi gì đó để họ tái tạo lại nghề nghiệp, có chút vốn liếng để làm công việc khác.”

Khi Vedan vào kinh doanh thì Việt Nam chưa có luật bảo vệ môi trường, nên sự vi phạm xả nước thải ra sông vẫn kéo dài khá lâu. Một khi có luật rồi, lúc ấy Việt Nam mới đặt quy luật về công nghệ xử lý chất thải, nước thải.

Trước thực tế này, Bộ Trưởng Tư Pháp - Hà Huy Cường khẳng định, cả trung ương lẩn địa phương đều phải có trách nhiệm hỗ tương để cùng nhau xem xét, phân tích, xử lý, bắt nguồn từ những phát hiện, tố giác, khiếu kiện của người dân.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.