Dân biểu Mỹ đòi trả tự do cho LM. Lý là không thực tế

Trong mục Sự kiện-Bình luận, Công An Nhân Dân Online cho rằng, đòi hỏi trả tự do cho một công dân Việt Nam từ 6 dân biểu Mỹ, mà họ quen gọi là “linh mục Nguyễn văn Lý” là “trái khoáy và mâu thuẫn với chính mình”.

0:00 / 0:00

Công An Nhân Dân Online nói, theo thiển ý của chúng tôi thì chuyện một công dân 63 tuổi như ông Lý, nếu sức khỏe có vấn đề ở những thời điểm cụ thể cũng là chuyện thường tình, vì thế việc sốt sắng “đòi trả tự do” cho ông Lý, từ các dân biểu Mỹ làm người ta “khó hiểu”. Báo này nhấn mạnh tiếp, theo BBC tiếng Việt, ông Lý bị bắt giam là do “bất đồng chính kiến” và căn cứ trên thực tế cũng như đòi hỏi của nhóm dân biểu gồm Loretta Sanchez, Christopher Smith, Cao Quang Ánh, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Edward Royce là khó có thể được chấp nhận khi mà chính các dân biểu này có những ý kiến tự mâu thuẫn với chính mình.

Đại sứ Mỹ Michael Michalak đã tới thăm "phạm nhân Nguyễn Văn Lý" tại trại giam Nam Hà. Khi trao đổi vói ông đại sứ Michalak, ông Lý còn cảm ơn sự chăm sóc y tế kịp thời và hiệu quả của ban quản lý trại giam.

Mâu thuẫn giữa dân biểu và đại sứ?

Vẫn theo cơ quan ngôn luận của Bộ Công an thì cách đây hơn một tháng, được sự đồng ý của nhà chức trách Việt Nam, đại sứ Mỹ Michael Michalak đã tới thăm “phạm nhân Nguyễn Văn Lý” tại trại giam Nam Hà. Khi trao đổi vói ông đại sứ Michalak, ông Lý còn cảm ơn sự chăm sóc y tế kịp thời và hiệu quả của ban quản lý trại giam. Nay bất chấp “sự thật ấy”, không hiểu vì lý do gì, 6 dân biểu Mỹ lại mâu thuẫn với điều mà ông đại sứ Mỹ chứng kiến tận mắt, qua yêu cầu “chánh phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện vì lý do nhân đạo cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý”.

Công An Nhân Dân online khẳng định, ở Việt Nam không có ai bị kết tội theo cái gọi là “tù nhân lương tâm” hay “bất đồng chính kiến”, công dân Nguyễn Văn Lý cũng vậy, chứ “không như ngôn ngữ” mà một số dân biểu Mỹ sử dụng.

Để biết rõ về tình trạng sức khỏe và sinh hoạt của linh mục Nguyễn Văn Lý, hiện đang điều trị tại bệnh viện trung ương của bộ Công an ở Hà Nội, Ban Việt ngữ chúng tôi liên lạc với anh Nguyễn Công Hoàng, cháu gọi linh mục Lý bắng chú ruột và được anh cho biết:

“Sức khỏe của Cha thì bây giờ có diễn tiến tốt hơn một chút, khi nghe tin là tôi ra liền, Cha đâu được sử dụng điện thoại, gia đình có gọi vào, chỉ được nói chuyện vắng tắt, sức khỏe của Cha thế nào, khi nào chúng tôi cũng có người ở đó, khi nào bác sĩ không khám bệnh thì mình ở đó, lúc làm thuốc thì mình phải ra ngoài.”

6 dân biểu Mỹ lại mâu thuẫn với điều mà ông đại sứ Mỹ chứng kiến tận mắt, qua yêu cầu "chánh phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện vì lý do nhân đạo cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý".<br/>

Khi được hỏi là anh có suy nghỉ gì về bình luận của báo Công An Nhân Dân, anh Hoàng đáp:

"Người cầm quyền lúc nào cũng cho là chuyện họ làm là đúng thôi, người này ở tù, người kia ở tù, thì cảm thấy bản án bất công nhưng mà nhà nước tự cho mình có quyền đó, nên họ cứ thực thi, muốn sao thì nói, chứ mình có biết sao, người dân luôn là thấp cổ bé miệng, có kêu mấy thì người ta vẫn cho là họ làm đúng, họ cứ làm."

Tư pháp ở Việt Nam công bằng và vô tư?

Một nhà hoạt động dân chủ, bị ngồi tù vì phổ biến tài liệu trên Internet, tốt nghiệp bác sĩ y khoa, nay vẫn được phép hành nghề, có đọc bức thư của các dân biểu Mỹ kêu gọi Hà Nội trả tự do cho linh mục Lý, bác sĩ Phạm Hồng Sơn góp ý với RFA:

Bức hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an tên Minh, mặc thường phục, trong áo xơ mi xanh, khóa cổ, bịt chặt miệng, không cho ông lên tiếng, trước phiên tòa diễn ra tại Huế đã được phổ biến toàn cầu. Công luận quốc tế nghỉ gì về cán công công lý, về hệ thống tư pháp chí công, vô tư ở VN?<br/>

“Sơn cũng đã biết bản lên tiếng của các vị dân biểu Hoa Kỳ. Về quan điểm của Công An Nhân Dân online thì Sơn nghỉ đơn giản thế này: từ trước giờ những vụ việc bắt giam những người bất đồng chính kiến, thì những tờ báo của nhà nước và đặc biệt là của bộ công an đều có tính chất phản hồi, đối lập lại với dư luận quốc tế hay những người yêu công lý, yêu quyền tự do cho người dân.

Những thông tin vừa nói thì không lạ gì trong bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay, còn về những vị dân biểu nước ngoài hay bất kỳ người dân nào lên tiếng bênh vực cho những người bị bắt giam tùy tiện, mà xét xử không theo quy định của pháp luật thì những tiếng nói đó đều rất cần thiết và đúng đắn. Tất nhiên là các cơ quan truyền thông nhà nước sẽ phản đối những tiếng nói ấy, bằng những từ ngữ có tính chất bài bác và có khi khiếm nhã, đối với những ai lên tiếng bảo vệ lẻ phải, công lý, quyền tự do cơ bản của người dân”.

Công An Nhân Dân nhắc lại rằng, ông Lý bị tòa án nhân dân Thừa Thiên, Huế phạt tù 8 năm hồi tháng 4 năm 2007 vì tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN, theo điều 88 bộ luật hình sự, vì vậy ông khổng thể được “gọi liều” là “tù nhân lương tâm”.

Bức hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an tên Minh, mặc thường phục, trong áo xơ mi xanh, khóa cổ, bịt chặt miệng, không cho ông lên tiếng, trước phiên tòa diễn ra tại Huế đã được phổ biến toàn cầu, bẳng đủ loại ngôn ngữ khác nhau. Công luận quốc tế nghỉ gì về cán công công lý, về hệ thống tư pháp chí công, vô tư ở Việt Nam?

Đỗ Hiếu RFA, BKK, Thailand.