Sinh hoạt kinh tế VN giảm sút trong tháng 1.2009

Tổng Cục Thống Kê Việt Nam vừa công bố số liệu cho thấy sinh hoạt kinh tế trong tháng giêng 2009 có dấu hiệu giảm sút.

0:00 / 0:00

Qua những chi tiêu đạt được thì hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh, trong khi thị trường nội địa cũng không mấy sôi động vào dịp đầu năm.

Đỗ Hiếu xin tóm lược các chi tiết và gởi đến quý vị thông tin liên quan.

Sản xuất công nghiệp giảm

Qua phân tích của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam thì sản xuất công nghiệp tháng giêng 2009 giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng khu vực kinh tế nhà nước giảm trên 8%, khu vực ngoài nhà nước giảm 2,8%, và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,2%.

Sản xuất giảm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân sách quốc gia, tổng thu ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng giêng ước tính bằng 2,4% dự toán trọn năm, con số tương ứng cùng kỳ năm ngoái là 3,8%.

<em>Cho nên là chỉ ảnh hưởng phần nào thôi, chứ còn nó không có là trầm trọng giống như ở các nước hội nhập hoàn toàn.</em>

Ông Tuấn, chủ nhân một cửa hàng bách hóa tại Hà Nội

Về sản lượng công nghiệp cả nước thì trong tháng giêng, tốc tộ tăng rất thấp và so với năm ngoái thì giảm nhiều. Những tỉnh thành tập trung các khu công nghiệp lớn của nhà nước đều báo cáo là giảm.

Xuất khẩu giảm

Mặt khác, tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu thể hiện rõ nét trong các sinh hoạt kinh tế có liên quan đến ngoại thương.

Kim ngạch xuất khẩu tháng giêng 2009 chỉ đạt 3 tỷ 8 trăm triệu đô la, giảm gần 1/5 so với tháng 12 năm 2008.

So với năm vừa qua, hầu hết các mặt hàng trong nước đều giảm như máy móc dụng cụ giảm gần 20%, xăng dầu giảm 75%, và sắt thép giảm 82%.

Du lịch cũng giảm

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng giảm sút, trong tháng giêng có 370 ngàn lượt người tới thăm, giảm gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không ảnh hưởng khu vực dân doanh

Đó là những con số thuộc doanh giới quốc doanh cũng như đầu tư nước ngoài. Trong khi đó khu vực dân doanh lại không bị tác động lớn như trình bày của ông Tuấn, chủ nhân một cửa hàng bách hóa tại Hà Nội:

“Không biết mọi người như thế nào nhưng mà ở thủ đô đây thì lúc nào cũng mua sắm, người cứ ầm ầm. Dạo này tắc đường hết rồi, xe ô-tô nhiều quá. Đấy, thực ra mà nói thì mình mang tiếng gọi là hội nhập mà chưa hội nhập hẳn cho nên nó vẫn khép kín. Cho nên là chỉ ảnh hưởng phần nào thôi, chứ còn nó không có là trầm trọng giống như ở các nước hội nhập hoàn toàn. Cho nên là cái đặc điểm của Việt Nam, không cứ ở Hà Nội, mà nói chung cả Việt Nam nó cũng không ảnh hưởng lắm.”

Trong khi đó, bà Dung , một tiểu thương ở chợ Bến Thành thì nói vẫn đắt hàng:

<em>Kinh tế thì nói chung thấy nó cũng giảm, đời sống của công nhân thấy khó khăn. Bây giờ có dấu hiệu báo trước cắt giảm công nhân, nhiều khi không có việc làm.</em>

Bà Hạnh , một công nhân ở Bình Dương

“Anh ơi, “shop” em bình thường, không có vấn đề gì cả, không ảnh hưởng cái gì hết. Với mọi người, em chỉ biết là “shop” của em được ủng hộ rất tốt, rất triển vọng và rất vui anh ạ.”

Tờ Vietnameconomy cho biết, do nhu cầu tiêu dùng của dân chúng gia tăng trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu, giá tiêu dùng trong tháng giêng tăng hơn 0,30 % so với tháng 12 vừa qua, và nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì vật giá nói chung đã tăng tới trên 17%.

Thất nghiệp gia tăng

Bà Hạnh , một công nhân ở Bình Dương đang âu lo, vì có tin hãng xưởng trong vùng có thể sa thải công nhân vì gặp khó khăn dồn dập, khiến cho giới lao động sẽ chật vật hơn:

“Kinh tế thì nói chung thấy nó cũng giảm, đời sống của công nhân thấy khó khăn. Bây giờ có dấu hiệu báo trước cắt giảm công nhân, nhiều khi không có việc làm. Qua Tết này có nhiều công ty cũng báo hiệu, nhứt là những công ty may mặc, báo hiệu là không có việc làm, tức là cắt giảm công nhân. Đời sống của người công nhân, của người lao động nói chung còn có những nỗi lo ở phía trước, tức là không biết sẽ ra sao, có thể nó căn cứ vào tình hình làm việc, rồi căn cứ vào công tác cũng có, có nhiều cái góc độ, nhưng mà có dấu hiệu báo là như vậy. Qua báo chí thì mình cũng chưa hiểu như thế nào.”

Báo chí trong nước vào những ngày đầu xuân cũng nói rằng, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn thế giới, sinh hoạt kinh tế tại Việt Nam bị giảm sút, cho nên các dịch vụ tiêu dùng cũng như ngành buôn bán lẻ, trong tháng giêng không mấy sôi động.