Họp cấp cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: ngày 2

Tại Washington, ngày thứ nhì của họp cấp cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu

Thế kỷ 21 sẽ được định hình bởi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc như lời Tổng Thống Mỹ Barack Obamaq tuyên bố, trong lúc cuộc thảo luận cấp cao về hợp tác chiến lược và kinh tế giữa hai cường quốc đã chính thức bước vào ngày thứ nhì.

Thảo luận dựa trên căn bản hợp tác thay vì đối đầu

Trong những cuộc thảo luận diễn ra ngày hôm qua, các viên chức cao cấp của hai chính phủ đã bàn thảo với nhau từ chương trình hành động chung để vực nền kinh tế đang bị suy thoái toàn cầu cho đến những đề nghị cần thực hiện về môi trường, chận đứng hiện tượng mặt đất ấm dần.

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nhấn mạnh cả hai quốc gia phải chia sẻ trách nhiệm xây dựng một mối quan hệ vững vàng vì những quyết định hai nước đều ảnh hưởng toàn cầu, và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo là phải đưa ra tầm nhìn chiến lược, dựa trên căn bản "hợp tác" thay vì "đối đầu".<br/>

Trong bài diễn văn đọc khai mạc hội nghị, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nhấn mạnh cả hai quốc gia phải chia sẻ trách nhiệm xây dựng một mối quan hệ vững vàng vì những quyết định hai nước đều ảnh hưởng toàn cầu, và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo là phải đưa ra tầm nhìn chiến lược, dựa trên căn bản “hợp tác” thay vì “đối đầu”.

Ông không gọi quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington là mối quan hệ quan trọng nhất của thế kỷ 21, nhưng không quên nhắc đến quan tâm của Hoa Kỳ trước tình trạng nhân quyền ở Hoa Lục.

Theo lời Tổng Thống Obama, chính phủ và nhân dân Mỹ luôn luôn tôn trọng nền văn hóa lâu đời của Trung Quốc, nhưng đồng thời “cũng tin tưởng sâu xa là tôn giáo và văn hóa của mọi người đều phải được tôn trọng và bảo vệ, và mọi người đều dược quyền tự do bày tỏ tư tưởng”.

Ông Obama nói thêm rằng những quyền căn bản của con người "phải được áp dụng cho tất cả những cộng đồng thiểu số và các tôn giáo thiểu số ở Hoa Lục, cũng như được áp dụng với thành phần thiểu số ngay ở Mỹ".<br/>

Ông Obama nói thêm rằng những quyền căn bản của con người “phải được áp dụng cho tất cả những cộng đồng thiểu số và các tôn giáo thiểu số ở Hoa Lục, cũng như được áp dụng với thành phần thiểu số ngay ở Mỹ”.

“Lái chung con thuyền trước gió to sóng cả”

Trong cuộc họp báo kết thúc ngày thảo luận đầu tiên, ông David Shear, Giám Đốc Văn Phòng Đặc Trách Trung Quốc thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ cho hay hai đoàn đã thảo luận thẳng thắn với nhau về nhiều vấn đề và đã đạt được một số thành quả tích cực.

Ủy Viên Quốc Vụ Đới Bỉnh Quốc cũng chia sẻ điều này, ví von rằng "cả hai nước đang đi trên một con thuyền lớn, đang phải đương đầu với gió to, sóng cả" và sự kiện Trung Quốc ngày càng mở rộng và cải cách kinh tế "sẽ giúp hai bên đến gần với nhau hơn".

Ông Shear nói thêm những thành quả của ngày đầu sẽ là nền tảng cho các cuộc đàm phán ở ngày thứ nhì, cũng như “đặt nền móng cho tất cả các vòng thảo luận giữa hai quốc gia trong tương lai”.

Chính người lãnh đạo đoàn Trung Quốc là Ủy Viên Quốc Vụ Đới Bỉnh Quốc cũng chia sẻ điều này, ví von rằng “cả hai nước đang đi trên một con thuyền lớn, đang phải đương đầu với gió to, sóng cả” và sự kiện Trung Quốc ngày càng mở rộng và cải cách kinh tế “sẽ giúp hai bên đến gần với nhau hơn”.

Các viên chức tham dự ngày thảo luận đầu tiên tiết lộ cho báo chí biết rằng mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh vẫn là tương lai của nền kinh tế Mỹ, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền hơn 800 tỷ dollars mà Trung Quốc cho Mỹ vay.

Chính vì thế, khi phát biểu với các nhà báo, ông Tổng Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner cho hay với tư cách đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, ông đã giải thích cặn kẽ cho phía đối tác biết về tình hình kinh tế của nước Mỹ, đi kèm theo đó là lời cam kết không để lạm phát gia tăng, tức không để cho đồng đô la mất giá.

Vấn đề Bắc Hàn cũng được nói tới.

Ghi nhận đầu tiên cho thấy đoàn Trung Quốc ủng hộ lời kêu gọi Bình Nhưỡng phải trở lại thương thuyết 6 nước, tán thành ý kiến Bán Đảo Triều Tiên phải là khu vực phi hạt nhân.

Tuy nhiên, liệu Bắc Kinh có sử dụng thế lực chính trị của họ để thúc đẩy nhà cầm quyền Bắc Hàn làm điều này hay không, và nếu có, thúc đẩy đến mức nào, vẫn là câu hỏi chưa được trả lời.