Vấn đề nhân lực trong ngành y tế Việt Nam

Từ nhiều năm nay, tình trạng thiếu bác sĩ và nhân viên ngành y tế Việt Nam gây quan ngại vì nhu cầu khám chữa bệnh của dân chúng ngày càng tăng.

0:00 / 0:00

Nhằm tìm giải pháp cho thực trạng này. mới đây Bộ Y Tế vừa tổ chức hội nghị trực tuyến về đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội.

Thiếu 2.000 bác sĩ mỗi năm

Hội nghị trực tuyến giữa 3 điểm Hà Nội, Huế và TP HCM về đào tạo nhân lực ngành y tế theo nhu cầu xã hội được tổ chức hôm 12 Tháng Sáu tại thủ đô.

Thông tin được đưa ra trong hội nghị cho biết mỗi năm ngành y tế Việt Nam thiếu đến gần 2.000 bác sĩ. Đáng lưu ý hơn, hệ thống đào tạo nhân lực ngành này hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Theo báo cáo thống kê của Vụ Khoa Học-Đào Tạo (Bộ Y Tế), dân số cả nước mỗi năm lên khỏang 1 triệu người trong thời gian gần đây khiến tỉ lệ bác sĩ so với lượng dân tăng dần trong giai đọan 2001-2006.

Đúng là có thiếu, thiếu khá nhiều, thiếu cả bác sĩ và thiếu cả khối điều dưỡng, và có rất nhiều lý do. Một lý do mà tôi cho là rất quan trọng, đấy là đời sống của nhân dân đang ngày càng một tốt lên cho nên nhu cầu về y tế của người dân cũng ngày càng tăng theo cái mức sống ấy.

Cựu giám đốc một bệnh viện ở Sài Gòn

Vụ Trưởng Vụ Khoa Học-Đào Tạo, ông Trương Việt Dũng nêu rõ rằng các tồn tại lớn nhất trong họat động đào tạo nhân lực ngành y tế hiện giờ gồm sự yếu kém cả về số lượng lẫn chất lượng đào tạo, sự mất cân đối giữa các chuyên khoa chuyên ngành, và nguồn nhân lực kỹ thuật cao chưa đựơc phát triển, trong khi đó thì nhu cầu khám chữa bệnh của dân chúng ngày càng tăng thêm.

Từ ít năm nay tình trạng thiếu y bác sĩ, y tá và các nhân viên, cán bộ y tế đã đựơc các cơ quan chức năng báo động. Một phó giáo sư tiến sĩ y khoa và cũng là cựu giám đốc một bệnh viện ở quận Bình Thạnh (Tp.HCM) xác nhận tình trạng thiếu nhân lực trong ngành:

"Theo tình hình chung và cũng như là ý kiến của cá nhân tôi thì tôi thấy đúng là có thiếu, thiếu khá nhiều, thiếu cả bác sĩ và thiếu cả khối điều dưỡng, và có rất nhiều lý do. Một lý do mà tôi cho là rất quan trọng, đấy là đời sống của nhân dân đang ngày càng một tốt lên cho nên nhu cầu về y tế của người dân cũng ngày càng tăng theo cái mức sống ấy."

Cảnh bệnh nhân xếp hàng chờ đến lượt khám bệnh tại một bệnh viện ở Việt Nam. AFP PHOTO.
Cảnh bệnh nhân xếp hàng chờ đến lượt khám bệnh tại một bệnh viện ở Việt Nam. AFP PHOTO. (AFP PHOTO)

Cùng nhận xét này, một nữ bác sĩ thuộc hệ xét nghiệm và phòng chống dịch nói: "Chuyện đó là có và tình hình thiếu cũng khá là nghiêm trọng đó, nhất là ở các tuyến xa, tuyến huyện, rồi tuyến tỉnh. Tôi cũng đã có đi công tác ở Đồng Nai thì các anh chị ở Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Nai cũng có cho biết là khi mà các bác sĩ họ làm việc một thời gian thì họ lại xin đi học, đi học giống như là học nâng cao vậy đó, thì họ về trường ở Tp.HCM học. Khi họ học xong rồi, đến ngày họ trở về cơ quan để làm việc lại thì họ thường xin chuyển công tác."

Hệ thống đào tạo ngành y

Vụ Khoa Học-Đào Tạo cho hay nhu cầu nhân lực y tế của cả nước trong giai đọan 2008-2010 sẽ vào khỏang gần 110.000 người. Cũng trong thời gian này, mỗi năm có đến khỏang 12.000 nhân viên y tế về hưu.

Tuy vậy, tính đến năm vừa rồi, hệ thống đào tạo của VN chỉ cung cấp được khỏang 24.500 cán bộ y tế một năm. Vụ cho hay tính đến năm 2010 mỗi năm cả nước cần thêm khỏang 6 ngàn bác sĩ và hàng ngàn dược sĩ, điều dưỡng viên cùng cán bộ y tế các lọai. Riêng y tế dự phòng cũng cần trên dưới 1 ngàn 500 cán bộ có trình độ đại học.

Tại hội nghị trực tuyến về vấn đề đào tạo nhân lực cho ngành y tế, một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém của số lượng lẫn chất lượng của nhân lực ngành y tế đựơc đưa ra.

Thứ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay VN sẽ phấn đấu để có được 8 bác sĩ cho 10 ngàn dân vào năm 2015, và các biện pháp đang được triển khai từng bước. Chế độ cho học viên và các qui định về bằng cấp sẽ được ấn định. Chỉ tiêu đào tạo cho các trừơng y dược sẽ được tăng mau và các mã ngành, hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo y tế sẽ được mở thêm.

Được hỏi về việc đào tạo nhân lực ngành y tế, vị cựu giám đốc bệnh viện cho rằng:

"Việc đào tạo ngành y thì chắc là cái việc tổ chức đào tạo thì nó không đơn giản, thành ra cả cái hệ thống đào tạo, cái quá trình đà tạo, cái việc đãi ngộ có một chỗ nào đấy nó chưa phù hợp, thành ra bác sĩ ra trường chưa đảm bảo được nhu cầu của xã hội.

Một số bác sĩ họ ra trường là họ dưới tỉnh họ lên nhưng rồi có khi họ lại trụ lại ở thành phố, tại vì nói chung những bệnh viện lớn có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm nhiều hơn, cho nên thường họ không trở lại về quê hương của họ.

Một nữ bác sĩ

Còn đối với lại khối điều dưỡng thì cũng vậy. Trong các nguyên nhân ấy thì cũng có một nguyên nhân cũng khá quan trọng, đấy là cái lương so với các ngành trugn cấp y học khác. Thí dụ như ở các xứ khác thì cái lương điều dưỡng nó cao hơn, nhưng ở đây thì lương điều dưỡng nó thấp, thành ra người ta ít học ngành điều dưỡng."

Nữ bác sĩ hệ xét nghiệm-phòng chống dịch thì lưu ý thêm:

"Ở Việt Nam hiện nay vấn đề đào tạo nói chung là bác sĩ đào tạo ra trường cũng nhiều. Một năm như vậy thì bác sĩ đa khoa của Trường Đại Học Dược Tp.HCM đào tạo khoảng ít nhứt là 400 bác sĩ về ngành đa khoa, nhưng mà thực ra một số bác sĩ họ ra trường là họ dưới tỉnh họ lên nhưng rồi có khi họ lại trụ lại ở thành phố, tại vì nói chung những bệnh viện lớn có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm nhiều hơn, cho nên thường họ không trở lại về quê hương của họ.

Như vậy là các tuyến xa thì thiếu nên bây giờ nhà nước có một suy nghĩ là có thể là đào tạo từ những nguồn y sĩ ở tại địa phương đó, cho họ học, học rồi họ lại phục vụ ngay tại đó."

Thứ Trưởng Bộ Y Tế cũng cảnh báo rằng nói về số lượng, với năng lực đào tạo như hiện nay, ít ra 10 năm nữa Việt Nam mới có đủ lượng nhân lực y tế cho nhu cầu cả nước. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh rằng cần làm rõ chất lượng đào tạo.

Trứơc lưu ý này, một số ý kiến tại hội nghị cho rằng để bảo đảm chất lượng đội ngũ cán bộ y tế, thời gian đào tạo cần được tôn trọng thay vì rút ngắn để kịp đáp ứng mức cầu.