Chính sách bảo hiểm xã hội của Việt Nam
2009.04.01
Chính sách mới
Hôm 16 tháng 2 tại hội nghị của Bảo hiểm Xã hội về vấn đề khai triển nhiệm vụ năm 2009 diễn ra tại TP HCM Tổng giám đốc Lê Bạch Hồng loan báo ngành sẽ đặt trọng tâm vào việc triển khai thực hiện các chính sách mới, trong đó có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và Luật bảo hiểm y tế.
Theo dữ liệu của ngành Bảo hiểm Xã hội, năm 2008 vừa qua cả nước có hơn 40 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội và tổng số thu bảo hiểm xã hội lên đến gần 40 tỷ đồng.
Chỉ tiêu do ngành đặt ra cho tổng năm nay là hơn 41 tỷ đồng. Với trọng tâm này chính phủ sẽ nỗ lực cải thiện một số vấn đề nhằm nâng cao chất lượng việc chỉ đạo điều hành, đơn giản hoá thủ tục hành chính, hoàn bị và phát triển mô hình cấu trúc ngành bảo hiểm xã hội.
Song song với các điều đó sự phối hợp giữa các ngành liên quan sẽ được tăng cường; công tác tuyên truyền về chương trình bảo hiểm sẽ được đổi mới; và công nghệ thông tin trong lãnh vực điều hành sẽ được vận động mạnh mẽ hơn.
Nói tổng quát về các chương trình bảo hiểm xã hội, một viên chức ẩn danh của ngành vừa cho chúng tôi hay:
"Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều chế độ như chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế... Mỗi chế độ có quy định riêng, phí đóng theo từng quy định riêng.
Ví dụ bảo hiểm thai sản đóng 6 tháng. Bảo hiểm thất nghiệp thì đóng 12 tháng, và được chi trả bởi Cục Việc làm, từ trước đến giờ việc chi trả vẫn do Cục thực hiện.
Trước khi nghị định bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng thì đã có phần trợ cấp thất nghiệp, chứ không phải bảo hiểm thất nghiệp ra đời rồi mới có [trợ cấp thất nghiệp].
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều chế độ như chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế... Mỗi chế độ có quy định riêng, phí đóng theo từng quy định riêng.
Viên chức ngành bảo biểm xã hội
Điều kiện chung là phải đóng bảo hiểm xã hội, dựa trên hợp đồng, dựa trên các quy định về tiền lương. Đối với những người làm nghề tự do thì áp dụng từ năm 2008 theo chế độ bảo hiểm tự nguyện.
Chế độ này không áp dụng đối với toàn bộ tất cả các chế độ mà chỉ áp dụng với trường hợp hưu trí và tử tuất. Nghĩa là khi người ta không hành nghề bình thường thì tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Nếu người ta tham gia bảo hiểm xã hội thì đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc; doanh nghiệp đóng 15% và người lao động đóng 5%. Còn bảo hiểm xã hội tự nguyện thì, vì không có doanh nghiệp nên người lao động phải tự đóng 15%.
Có một số chế độ không phải đóng, như là chế độ về tai nạn lao động chẳng hạn. Người ta không tham gia, cũng không được đảm bảo. Chế độ này chỉ là 15% thôi. Thời hạn đóng thì tùy theo quy định của người ta và của bảo hiểm xã hội. Người ta có thể đóng 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm một lần.”
Nhiều vấn đề trước mắt
Vừa được khai sinh không lâu, ngành bảo hiểm xã hội non trẻ của Việt Nam không tránh được những thử thách. Chẳng hạn bảo hiểm y tế hiện đang trong tình trạng thiếu hụt quỹ khám chữa bệnh vì nguồn thu eo hẹp, tuy vậy chưa tìm ra giải pháp, còn bảo hiểm y tế tự nguyện, sau gần 6 năm triển khai, vẫn chưa đạt kết quả dự liệu.
Cũng liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội có thể kể tình trạng tranh chấp lao động xảy ra giữa doanh nghiệp và công nhân lâu nay, khi có những người chủ, thường là chủ đầu tư nước ngoài, vi phạm luật bảo hiểm xã hội.
Chỉ riêng địa bàn TP HCM đến nay đã có gần 100 chủ doanh nghiệp Hàn Quốc nợ bảo hiểm xã hội với số nợ lên đến 42 tỷ đồng.
Dự định của Bộ LĐTBXH, nêu ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ của ngành trong năm nay, hứa hẹn ít nhiều thay đổi trong ngành bảo hiểm xã hội cũa Việt Nam thời gian sắp tới.
Thay
đổi trước mắt được ghi
nhận là vấn đề nhân sự, khi Chính phủ vừa quyết định vào hôm thứ Hai ngày 16 bổ nhiệm Thứ trưởng, Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Lê Bạch Hồng vào ghế Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản lý Bảo hiểm Xã hội, đồng thời thực hiện một số phân nhiệm tương tự trong ngành.
Bảo hiểm xã hội mới áp dụng từ tháng 1, 2008. Trước đó có muốn tham gia cũng không có để mà tham gia. Về việc thống kê, theo 1 năm nay - vì chỉ mới có 1 năm nay thôi, chúng tôi chưa thống kê trên cả nước vì thời gian tham gia vẫn còn ngắn.
Viên chức ngành bào hiểm xã hội
Trước đó hồi tháng 9 năm ngoái chính phủ ban hành nghị định tăng trợ cấp cho 1,8 triệu người, trong đó có những người đang lãnh tiền hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động. Hội nghị trung ương 6 cách đây không lâu khẳng định sẽ cải cách bảo hiểm xã hội.
Theo công bố của chính phủ, trong năm 2008 có hơn 3,7 triệu lao động được lãnh trợ cấp bảo hiểm theo quy định, nhờ sự giải quyết kịp thời và đúng chế độ, chính sách của ngành bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên viên chức ngành bảo hiểm xã hội thì cho rằng: "Bảo hiểm xã hội mới áp dụng từ tháng 1, 2008. Trước đó có muốn tham gia cũng không có để mà tham gia. Về việc thống kê, theo 1 năm nay - vì chỉ mới có 1 năm nay thôi, chúng tôi chưa thống kê trên cả nước vì thời gian tham gia vẫn còn ngắn."
Bộ LĐ-TB-XH hôm 26 tuyên bố hiện kế hoạch thiết lập hệ thống an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020 đang được nghiên cứu, và chính phủ kêu gọi sự đóng góp ý kiến của các tổ chức thiện nguyện.