Hôm 14 tháng Tư 2009 báo cáo giám sát đầu tiên về công tác di dân tại dự án thủy điện Sơn La được trình bày tại phiên họp thứ 19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Báo cáo cho hay đến nay kế họach di dân dự án thủy điện Sơn La chưa đạt chuẩn. Tổng số hộ đã di dời tính đến lúc này là khỏang 13 ngàn tức chưa tới 70%.
Báo chí trong nước cho hay sau khi nghe báo cáo của đoàn giám sát, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thừa nhận rằng "<i>Trong cơ chế giải quyết vốn còn chậm</i>" và lên tiếng là "<i>Chính phủ nhận lỗi vì chưa giải quyết rốt ráo vấn đề này".</i>
Số hộ tái định cư được giao đất chưa đạt 50%. Công tác giải ngân đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng còn rất chậm: chỉ mới có hơn 130 tỷ đồng được giải ngân trên tổng số đầu tư gần 830 tỷ.
Nhận trách nhiệm việc đền bù chậm
Báo chí trong nước cho hay sau khi nghe báo cáo của đoàn giám sát, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thừa nhận rằng "Trong cơ chế giải quyết vốn còn chậm" và lên tiếng là "Chính phủ nhận lỗi vì chưa giải quyết rốt ráo vấn đề này".
Đặc biệt, kết quả giám sát cho thấy kế họach di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La cho thấy có ít nhất hàng trăm hộ dân đang mất hướng làm ăn sinh sống dù đã đi vào cuộc sống mới sau 2 năm di dời.
Nói chung thời gian này người dân tái định cư phải sống trên diện tích đất nhỏ hẹp và chất lượng kém hơn xưa, và mang tâm trạng bỡ ngỡ hoang mang trước viễn ảnh phải chuyển đổi nghề dù từ hàng trăm năm nay chỉ quen việc nương rẫy.
Công trình xây đập thủy điện được kể là lớn nhất Đông Nam Á buộc gần 20 ngàn gia đình, với trên 100 ngàn cư dân ba tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên bị buộc phải dời đi nơi khác sinh sống.<br/>
Trong mắt nhiều người bị di dời, cuộc sống mới lạ trên vùng đất mới và việc chậm đền bù của chính phủ đang là nỗi khó cho họ. Nhiều người đã chuyển đến nơi ở mới từ cả năm nay tuy nhiên vẫn chưa nhận đựơc tiền đền bù nhà đất, ruộng vườn đã hiến, như hai trường hợp sau:
Công trình xây đập thủy điện được kể là lớn nhất Đông Nam Á buộc gần 20 ngàn gia đình, với trên 100 ngàn cư dân ba tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên bị buộc phải dời đi nơi khác sinh sống.
Một số quy họach xây dựng hạ tầng cơ sở không phù hợp với phong tục tập quán của người dân thiểu số cũng như không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của vùng nông thôn miền núi. Địa phương còn hạn chế trong việc xây dựng quy họach chi tiết. Trung ương chưa tròn trách nhiệm trong công tác di dân và tái định cư.<br/>
Trông chờ hành động cụ thể của chính phủ
Ngược dòng thời gian, cuối năm 2005 tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La nhà máy thủy điện vùng Tây Bắc này được chính thức khởi công với vài ngàn kỹ sư cùng công nhân. Chính phủ không ngừng thúc đẩy việc xây dựng công trình và di dân, dù thời gian gần đây nhiều vết nứt tại đập thủy điện Sơn La được khám phá.
Hồi giữa năm 2008 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các bộ ngành và UBND ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy điện Sơn La cũng như chương trình tái định cư dân các bản huyện trong vùng thi công. Đến đầu năm nay 2009 ông Hải lên tiếng rằng dự án phải được vận hành vào cuối năm tới.
Những người dân buộc phải di dời vì dự án thủy điện Sơn La, hiện đang trông đợi hành động cụ thể của chính phủ, bên cạnh lời nhận lỗi về đền bù chậm<br/>
Đoàn giám sát của Thường vụ Quốc hội, trong báo cáo đưa ra tại cuộc họp thứ 19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho hay có nhiều nguyên nhân gây khó khăn gây bức xúc cho người dân buộc phải di dời và tái định cư vì dự án thủy điện Sơn La.
Một số quy họach xây dựng hạ tầng cơ sở không phù hợp với phong tục tập quán của người dân thiểu số cũng như không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của vùng nông thôn miền núi. Địa phương còn hạn chế trong việc xây dựng quy họach chi tiết.
Trung ương chưa tròn trách nhiệm trong công tác di dân và tái định cư. Bên cạnh các khiếm khuyết ấy, sự kiện chậm đền bù xem ra không phải là điều mà người dân buộc phải di dời và tái định cư mong đợi. Những người dân buộc phải di dời vì dự án thủy điện Sơn La, hiện đang trông đợi hành động cụ thể của chính phủ, bên cạnh lời nhận lỗi về đền bù chậm