Cuộc sống người Việt tại Đức

Nếu như người Do Thái trước đây phải lưu lạc vì không có Tổ Quốc thì người Việt Nam ngày hôm nay, chua xót thay, vẫn có Tổ Quốc nhưng lại tìm mọi cách để ra đi, đánh đổi tất cả hòng mong có một cuộc sống đầy đủ hơn cả về vật chất lẫn tinh thần cho mình và cho các thế hệ sau.
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
2010.01.11
Quang cảnh trong chợ Đồng Xuân ở Berlin Quang cảnh trong chợ Đồng Xuân ở Berlin
Photo by Nhật Hiên, RFA

Người Việt ở Đức

Con đường ra đi của họ và cuộc sống của những người lao động và người tị nạn Việt Nam trên đất khách có trăm ngàn nỗi cay đắng, không thiếu những giọt nước mắt, máu và nhiều khi cả cái chết nữa.

Tại Đức, số người Việt Nam hiện đang sinh sống tại đây có thể tạm chia làm 3 lớp người khác nhau. Lớp người thứ nhất là những thuyền nhân, ra đi bằng con đường vượt biên sau năm 1975.

Lớp người này cho đến nay có khoảng 40 ngàn người, hầu hết định cư ở Tây Đức cũ, nhìn chung có đời sống ổn định và con cái của họ đa số học hành giỏi, tương đối thành đạt do được sinh ra và lớn lên ở Đức.

Thế hệ thứ hai này được chính phủ Đức đánh giá là một ví dụ tốt đẹp cho sự hội nhập với xã hội, văn hoá Đức hơn cả cộng đồng Ba Lan hay Thổ Nhĩ Kỳ.

Con đường ra đi của họ và cuộc sống của những người lao động và người tị nạn Việt Nam trên đất khách có trăm ngàn nỗi cay đắng, không thiếu những giọt nước mắt, máu và nhiều khi cả cái chết nữa.


Lớp người thứ hai là những người từ phía Bắc và Trung Việt Nam đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức từ thời Đông Đức còn là một nước xã hội chủ nghĩa, tức là từ những năm 60 cho đến trước những năm 90.

Trước năm 1990 lớp người này lên đến khoảng 60 ngàn người. Từ sau khi Đông Đức sụp đổ, các nhà máy giải thể và cơ cấu kinh tế chuyển đổi, các nhà máy mới lại chỉ nhận người Đức hoặc biết tiếng Đức, có trình độ văn hoá tương đối nên những người công nhân Việt Nam này không còn làm việc trong các nhà máy như trước nữa, họ trở về lại Việt Nam hoặc chạy sang Tây Đức và các nước khác.

Số người ở lại còn khoảng 20 ngàn người chuyển sang kinh doanh, buôn bán lẻ các mặt hàng như quần áo, thực phẩm, mở nhà hàng ăn uống, làm dịch vụ các loại cho người Việt Nam. Ở Berlin hiện nay có khu chợ Đồng Xuân của người Việt rất lớn, bán đủ các loại mặt hàng từ quần áo, giày dép túi xách…đa số là hàng của Trung Quốc, mẫu mã, chất lượng và giá cả dành cho người bình dân.

Cho đến nay thì những người thuộc lớp thứ hai cũng đã có giấy tờ và cuộc sống ổn định, nhìn chung số người trí thức hoặc hội nhập tốt vào xã hội Đức rât ít, hầu hết là buôn bán nhỏ, sống loanh quanh trong cộng đồng với nhau, rất chăm chỉ kiếm tiền và cũng như lớp người thứ nhất, họ dồn tất cả tiền bạc vào việc đầu tư cho tương lai của con cái.

Lớp người thứ ba là những người qua Đức từ sau năm 1990, ra đi bằng đủ mọi con đường khác nhau nhưng đa số cho đến nay vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp. Số người này cũng đã lên đến khoảng 40 ngàn người. Vì không có giấy tờ, không được phép đi làm chính thức nên cuộc sống nhiểu bất ổn, một số bị trục xuất về nước.

Những người còn trụ lại phải tìm mọi cách để hợp pháp hoá giấy tờ và vì cuộc sống bấp bênh nên tỷ lệ tội phạm trong lớp người thứ ba khá cao. Trước năm 2000 chủ yếu là tội buôn lậu thuốc lá và sau này là tội đưa người trái phép từ Việt Nam sang.

Vào những năm 94, 95 ở khu vực Đông Đức xảy ra nhiều vụ án người Việt giết nhau vì tranh giành mối thuốc, tranh giành khu vực…có vụ cả 9 người bị giết cùng lúc. Số người phải vào tù giai đoạn nhiều nhất lên đến khoảng 200 người, còn hiện nay có khoảng 150 người đang phải thụ án. Chính lớp người này đã gây ra cái nhìn không thiện cảm của người Đức, làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng người Việt ở Đức.

Chị Nguyễn Los Hoài Thu sống tại Đông Berlin là một người phụ nữ Việt Nam khá là đặc biệt. Được sự cho phép và hỗ trợ của chính phủ Đức tại Berlin, chị mở một “Tổ chức tư vấn và đào tạo cho phụ nữ Việt Nam” gọi tắt là vinaphunu. Tổ chức này đã tồn tại được 19 năm nay.

Văn Phòng “Tổ chức tư vấn và đào tạo cho phụ nữ Việt Nam” gọi tắt là vinaphunu
Văn Phòng “Tổ chức tư vấn và đào tạo cho phụ nữ Việt Nam” gọi tắt là vinaphunu
Photo by Nhật Hiên,RFA
Tại đây có khá nhiều sinh hoạt dành cho phụ nữ Việt Nam, họ có thể đến xin tư vấn về luật pháp, giấy tờ, sức khoẻ, công ăn việc làm cũng như tư vấn về tâm lý, gia đình…

Có những lớp dạy tiếng Đức dành cho người mới bắt đầu và nâng cao hơn, lớp học nữ công gia chánh, có tủ sách tiếng Việt khoảng 5000 cuốn đủ loại từ truyện kiếm hiệp Trung Hoa cho đến văn học cổ điển Việt Nam và nước ngoài, các loại báo, tạp chí, DVD phim ca nhạc, phim truyện…, có những buổi sinh hoạt ngoài trời dành cho các bà mẹ và những đứa trẻ con của họ.

Đến với ngôi nhà này, những người phụ nữ Việt Nam sống tha hương có cảm giác như đang sống giữa nhà mình tại Việt Nam, có thể ngồi uống ly nước vối, ăn những món ăn thuần Việt và kể chuyện, tâm tình với nhau về hoàn cảnh, cuộc sống gia đình của mình.

Nhiều vấn đề

Nhiều năm gắn bó với người Việt Nam tại Đức nói chung và người phụ nữ Việt Nam tại Đức nói riêng, đồng thời là một trong rất ít người Việt từng đi phiên dịch cho những phạm nhân trong tù từ 15 năm qua, chị Hoài Thu biết khá nhiều số phận cay đắng. Rất nhiều người trong số họ phải trải qua những bi kịch khác nhau trong cuộc sống tha hương trên xứ người, kể cả vào tù vì các tội buôn lậu, đưa người trái phép sang Đức như đã kể ở trên.

Trên những bức tường trong ngôi nhà còn có cả những bức thư tâm tình của những phạm nhân gửi cho chị Hoài Thu. Vì tất cả những nỗ lực này, chị đã từng nhận được giải thưởng người phụ nữ của thành phố Berlin do chính quyền Đức tại thành phố này trao tặng.

Cuộc sống vất vả, bi kịch cũng nhiều nhưng theo chị, không thấy ai tâm thần cả. Điều đó chứng tỏ ý chí, sức sống, khả năng sống để tồn tại, vươn lên của người Việt thật là mạnh mẽ. 

Nhận xét về cộng đồng người Việt tại Đức, theo chị Hoài Thu: “Thế hệ thứ nhất chủ yếu là hy sinh tất cả thân mình để nuôi nấng con cái. Thế hệ thứ hai đỡ hơn nhiều nhưng vẫn mang rất nhiều thói quen tập tục của thế hệ trước để lại mặc dù sinh ra và lớn lên ở đây”.

Cuộc sống vất vả, bi kịch cũng nhiều nhưng theo chị, không thấy ai tâm thần cả. Điều đó chứng tỏ ý chí, sức sống, khả năng sống để tồn tại, vươn lên của người Việt thật là mạnh mẽ.

Nhưng“tâm thần chủ yếu lại là thế hệ thứ hai. Họ đứng ở giữa không biết họ về đâu. Đứng ở giữa hai nền văn hóa mà cái nào cũng lơ lửng. Bi kịch của sự mâu thuẫn giữa hai thế hệ bao giờ cũng có nhưng lại kèm sự mâu thuẫn giữa hai nền văn hóa.

Bố mẹ không tiếp cận được với con cái nếu con cái sinh ra lớn lên ở đây. Họ không hội nhập được, họ không hề biết bất cứ một chuyện gì xảy ra ở đây nhưng con cái của họ cũng không tiếp cận được với họ bởi vì nó không cảm được những gì bố mẹ nó cảm. Đó là bi kịch cực lớn”.

Khi được hỏi về những bi kịch chung nhất đối với người phụ nữ Việt Nam tại xứ người mà cụ thể là tại Đức, chị Hoài Thu cho biết: “Bi kịch chung nhất là những chịu đựng về mặt gia đình. Chồng Việt hay chồng Đức cũng vậy thôi. Có nhiều phụ nữ khi sang đây tuổi cũng trung trung rồi, toàn bộ sức lực dành cho ở nhà, chồng con.

Còn với người chồng, xa nhau một thời gian như vậy cộng với định kiến là vợ ở đây cũng bồ bịch, nên có những người phụ nữ cuối đời mất trắng toàn bộ. Con cái thì theo bố, theo gia đình ông bà nội rủa xả lại mẹ mặc dù họ vẫn tiêu tiền của người đàn bà ấy gửi về, cái đê tiện nhất là chỗ đấy...

Làm sao họ còn đủ nghị lực để làm lại cuộc đời? Họ mất luôn cả ý chí, họ mất luôn cả niềm vui sống, mất tất cả. Họ sống đây vật vờ, sống như không còn sống”.

 Một vị linh mục không muốn nêu tên, là người Đức nhưng nói tiếng Việt rất tốt và nhiều năm nay gắn bó với cộng đồng Thiên chúa giáo người Việt, từ khi ông làm việc với người tị nạn Việt Nam tại các trại tị nạn ở châu Á, cho đến sau này, với cộng đồng người Việt ở Đức. Ông là một trong những người hiểu khá rõ về cuộc sống, tâm tư của người lao động và người tị nạn Việt Nam tại đây.

Đứng ở giữa hai nền văn hóa mà cái nào cũng lơ lửng. Bi kịch của sự mâu thuẫn giữa hai thế hệ bao giờ cũng có nhưng lại kèm sự mâu thuẫn giữa hai nền văn hóa. 
Chị Hoài Thu

Theo ông, cộng đồng Việt nhìn chung là một cộng đồng lương thiện, chăm chỉ, chịu khó làm ăn. Chỉ có lớp người Việt mới qua và chưa có giấy tờ định cư vĩnh viễn, chưa có cuộc sống ổn định là có nhiều vấn đề nảy sinh, nhiều bi kịch do hoàn cảnh sống bấp bênh và khả năng hội nhập kém.

Ông đã từng được nghe kể hoặc chứng kiến biết bao số phận buồn khác nhau, những bi kịch do gia đình không hợp, không hiểu được nhau; hoặc có những người phụ nữ sống một mình bị lợi dụng, sau đó sinh con, phải tìm một người Đức hoặc người nước ngoài sống tại Đức trả tiền để người đó chịu  nhận con trên mặt giấy tờ và có cớ ở lại Đức; có người phạm pháp bị tù; có những người trốn sang Anh bất hợp pháp bị bắt...

Trong đó có trường hợp một người phụ nữ trên đường vượt rừng để trốn sang Anh, chiếc xe chở chị cùng với những người Việt Nam khác bị xe của cảnh sát Anh đuổi sát đã chạy quá nhanh và bị tai nạn, 6 người trên xe bị chết, còn lại chị và một người khác bị thương nặng. Chị bị hôn mê một thời gian dài nhưng sau đó lại tỉnh lại và sống sót như một điều kỳ diệu...

Vị linh mục kể với chúng tôi đã có một đài truyền hình Mỹ sang liên hệ dự tính năm tới sẽ làm một bộ phim tài liệu về người phụ nữ may mắn được trở về với cuộc sống này.

Và còn nữa, biết bao số phận buồn, không may khác của người Việt Nam trên bước đường đi tìm một cuộc sống tốt hơn, thoải mái hơn cho mình và cho người thân, chẳng thua gì những bi kịch, rủi may mà những người đồng bào của họ đã trải qua, hơn 30 năm trước khi vượt biển ra đi tìm tự do.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
12/01/2010 14:57

(02)
Điều đáng ngại theo tôi nằm ở chỗ là nhà cầm quyền VN đang ra sức thiết lập những trung tâm văn hóa, nhưng có mục đích chính trị. Đó là các trung tâm cho người Việt ở các vùng người Việt ở đông đúc phía Đông, những người Việt có gốc là du học sinh hoặc hợp tác lao động ngày trước. Những tổ chức đó ngày càng nhiều và làm cầu nối giữa nhà cầm quyền Việt Nam qua trung gian tòa đại sứ và các tổ chức này đến người Việt. Vẽ ra những bức tranh cho mục đích tuyên truyền trong nước, và ngoài nước đến người bản xứ rằng có Việt kiều Đức hậu thuẫn cũng như ủng hộ nhà cầm quyền hiện tại ở VN.

Anonymous
12/01/2010 14:56

(01)
tôi nghĩ là Nguyen Lat quá khắt khe trong nhận định thành đạt do hoàn cảnh cha mẹ. Con sâu làm rầu nồi canh là đúng. Tuy nhiên tôi nghĩ không quá đáng ngại. Thành phần con cái của những người Việt định cư tại Đức sau thống nhất nước Đức cũng rất thành đạt nếu bạn xem các bài viết thống kê của báo Die Zeit, vào trang thi toán, thi nhạc quốc gia thì từ tất cả các tiểu bang (mới = Đông Đức, và cũ = Tây Đức) mỗi năm đều có các cháu VN được cử đi tham gia. Nghĩa là người Việt trên toàn nước Đức.

Anonymous
11/01/2010 13:17

Toi thay xot xa cho dan toc ,toi thay dat nuoc toi da co nhung nha cam quyen la nhung quai thai .

Anonymous
11/01/2010 06:20

toi hoan toan phan doi cach nhin thieu chinh xac va dinh kien cua tac gia khi cho rang the he thuyen nhan con cai ho hoc rat gioi....Dieu do chi dung voi nhung nguoi goc bac di cu vao nam va hien dang dinh cu cung nhu mot phan nhung nguoi thuyen nhan ra di tu trong nam nhung co hoc van...Con khong thi nhung thuyen nhan nguoi nam song rat luoi bieng,an tro cap va con cai ho hoc kem.Nhung nguoi tho khach dong duc moi chinh la nhung nguoi da mang lai niem tu hao cho dan toc khi con cai ho rat thanh cong.va nhung nguoi nay deu ra di tu mien bac.

Anonymous
12/01/2010 23:01

dân bắc kỳ dựa hơi cộng sản để được đi lao động,rồi trốn luôn mà bày đặt nói là thành đạt ở Đức hơn người miền nam,tụi mày đi kiếm ăn chứ làm được ji mà bày đặt nói là niềm tự hào của dân tộc Việt hã mấy thằng bắc kỳ,có giỏi thì về đây chống trung cộng nè.

Anonymous
11/01/2010 09:19

toi thay tac gia co cai nhin chua dung su that.rat nhieu nguoi thanh dat ca ve tien tai,hoc van va con cai ho hoc gioi da phan deu xuat phat tu dan du hoc vanguoi hop tac lao dong.neu co dip tac gia hay di thuc te va hoi chinh quyen so tai.

Anonymous
12/01/2010 15:22

tac gia thieu khach quan .

Anonymous
12/01/2010 01:13

Dĩ nhiên bài viết nào cũng có điểm lệch lạc. Nhưng không phải sai hoan toàn. Quí vị có thể nhìn kỷ mà xem. Thành phần nào làm tiếng tăm VN ở Đức lu mờ, tuột dốc, người bản xứ lánh xa và ghê tởm khi nghe đó là người VN. Ai? Là những người bán thuốc lá ở Berlin, là những kẻ giết người,sống và lớn lên trong chế độ CS. Hỏi cha mẹ là những người vậy thì làm sao con cái giỏi giang, học hành tiến bộ.

Anonymous
27/06/2015 02:33

Viêt Nam không phãi cůa đôç đãng côņg sãn.

Anonymous
12/01/2010 18:12

cai ong quan khoi khong biet chu nghia ong toi co nao ma noi la dan mien nam luoi bieng an tro cap xa hoi thoi.neu ong co dip qua My se thay dan mien bac mien trung ca mien nam deu co nhung nguoi co van bang cao ngang nhau. toi lay thi du ong anh lon toi coi mot nha in lon , nguoi thu nhi la nha sy , toi co van bang chemistry cua university of ca davis. con em toi thi MBA cua uc va chung toi deu la nguoi mien nam