Xuất khẩu lao động giảm một cách đáng ngại

Báo chí cho hay xuất khẩu lao động giảm mạnh, thị trường ở nước ngoài đang thu hẹp.
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2009.04.21
Những người thất nghiệp ngồi các góc đường Những người thất nghiệp ngồi các góc đường chờ đợi những công việc tính theo ngày thậm chí theo giờ.
AFP photo

Gần đây, đã có 7000 lao động Việt Nam phải quay về nước, và sắp tới sẽ có thêm 10 000 lao động nửa trở về nước trước thời hạn.

Nhìn chung, các ngành nghề liên quan đến xuất khẩu lao động từ Âu, Á, Mỹ như điện tử, ô tô, dệt may, năng lượng đều cắt giảm nhân lực, một cách đáng ngại.

Đầu năm nay cả nước đưa được gần 13 ngàn người đi nước ngoài làm việc, thì qua tháng 2 số lao động xuất khẩu hạ xuống còn 5300, đến tháng 3 vừa qua, chỉ còn 3700 lên đường xuất ngoại.

Sút giảm rõ rệt từng tháng

Cục quản lý lao động nước ngoài cho hay là số lượng xuất khẩu lao động đang sút giảm rõ rệt từng tháng một.

Đầu năm nay cả nước đưa được gần 13 ngàn người đi nước ngoài làm việc, thì qua tháng 2 số lao động xuất khẩu hạ xuống còn 5300, đến tháng 3 vừa qua, chỉ còn 3700 lên đường xuất ngoại.

Một số thị trường quốc tế lâu nay tiếp nhận lao động Việt Nam , nay quyết định ngưng nhận thêm người nước ngoài để bảo vệ công ăn việc làm cho người bản xứ như Malaysia hay cộng hòa Czek.

Cơ quan lao động Việt Nam cũng cho biết, không phải thị trường bên ngoài nào cũng trả đồng lương cho công nhân tương đối hấp dẫn, như ở Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Tây Âu, còn Malaysia hay nhiều nước Trung Đông, thì không thu hút mấy đối với lao động Việt Nam .

Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc tuy không nói là ngưng tiếp nhận lao động nước ngoài, nhưng nhu cầu thu dụng lao động ngày càng hạn chế.

Cơ quan lao động Việt Nam cũng cho biết, không phải thị trường bên ngoài nào cũng trả đồng lương cho công nhân tương đối hấp dẫn, như ở Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Tây Âu, còn Malaysia hay nhiều nước Trung Đông, thì không thu hút mấy đối với lao động Việt Nam .

Theo các công ty tuyển dụng lao động xuất khẩu thì hiện giờ một số không ít lao động không quan tâm hay từ chối ra nước ngoài làm việc với thu nhập trung bình dưới 3 hay 4 triệu đồng, một tháng. Có người còn nói nếu đi làm việc tại Malaysia hoặc các nước Trung Đông với mức lương không quá 4 triệu đồng , một tháng thì họ ở lại xứ sở mình, làm nghề rửa xe máy, nhất định kiếm được khá hơn.

Có người còn nói nếu đi làm việc tại Malaysia hoặc các nước Trung Đông với mức lương không quá 4 triệu đồng , một tháng thì họ ở lại xứ sở mình, làm nghề rửa xe máy, nhất định kiếm được khá hơn.

Đi không ổn trở về cũng không yên 

Qua câu chuyện với đài Á Châu Tự Do chúng tôi, ông Vũ Quốc Tuấn, chủ tịch hiệp hội làng nghề Việt Nam nhìn nhận tình hình khó khăn chung hiện giờ, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu công nhân,  do thị trường lao động bên ngoài đang bị thu hẹp :

Trong khi đó, ông Bùi Kiến Thành cố vấn kinh tế bên cạnh các tập đoàn doanh nghiệp nước ngoài, đang hoạt động tại Việt Nam thì nhấn mạnh, tình trạng xuất khẩu lao động còn gặp lắm khó khăn và khó có thể khắc phục trong một thời gian nhất định nào đó, mà phải cần có nỗ lực chung của mọi tiềm lực kinh tế khắp hòan cầu:

Tại cộng hòa Czech hiện nay có nhiều công nhân Việt Nam thất nghiệp, sống lây lất hàng ngày bên cạnh hàng ngàn người khác đồng cảnh ngộ thuộc các quốc tịch khác nhau, chờ đợi việc làm và nhận phẩm vật cứu trợ.
Báo Saigon Giải Phóng

Mặt khác, cũng nói về xuất khẩu lao động,  tin do tờ Saigon Giải Phóng phổ biến mới đây thuật lại là tại cộng hòa Czech hiện nay có nhiều công nhân Việt Nam thất nghiệp, sống lây lất hàng ngày bên cạnh hàng ngàn người khác đồng cảnh ngộ thuộc các quốc tịch khác nhau, chờ đợi việc làm và nhận phẩm vật cứu trợ.

Khi được nhà báo hỏi, vì sao gặp khó khăn nơi xứ người mà người Việt Nam vẫn muốn bỏ làng quê ra nước ngoài kiếm sống, các công nhân người Việt giải thích là vì ruộng đất bị nhà nước thu dụng làm dự án , làm quy hoạch , không canh tác được như trước,  việc làm lại không có nên lúc nghe các công ty môi giới hứa hẹn khi ra nước ngoài dễ kiếm tiền hơn, nên họ vay mượn mọi cách để làm các thủ tục xuất cảnh.

Nay không có việc làm, không đủ cơm ăn áo mặc tại chỗ thì làm sao dám quay về xứ với món nợ chồng chất, thôi thì phải liều , cố nán lại may ra sẽ kiếm được một việc tạm bợ để sinh tồn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.