
Nhã Trân hỏi chuyện Tiến sĩ Nguyễn Quang A của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS về các vấn đề liên quan. Trứơc hết Tiến sĩ Nguyễn Quang A có nhận xét:
TS Nguy ễn Quang A: Thật sự vốn của nhà nước hay nói chung là sở hữu nhà nước ở trong doanh nghiệp thì tôi nghĩ, rõ ràng là vấn đề lợi ích. Động cơ, khuyến khích đối với chuyện của người chủ sở hữu và người đại diện chủ sở hữu tách xa ra, nên ông giám đốc là đại diện chủ sở hữu ông làm kinh doanh, nhưng vì ông ta không phải là ông chủ thật nên động lực để ông ta chăm lo cho lợi tức của nó không cao.
Lời thì ông tìm cách hưởng, còn thiệt hại thì đổ cho ông chủ, đấy là chuyện mà tôi nghĩ rất là phổ biến, không chỉ đối với vốn nhà nước mà đối với vốn của các cổ đông nhỏ, của các công ty lớn với rất nhiều cổ đông và người điều hành, tức quyền điều hành và sở hữu tách ra thì chuyện đó luôn luôn xảy ra.
Nguyên nhân
Nhã Trân: K ể chi ti ết thì nh ững r ủi ro nào có th ể x ảy ra m ột khi nhà n ước c ấp v ốn cho các d ự án đ ược giao cho doanh ngh ịêp s ở h ữu, ngòai y ếu t ố tâm lý đó?
Đấy là một căn bệnh của những nước mới phát triển như Việt Nam, và nhất là của những chính quyền mà họ nghĩ rằng họ phải điều hành việc sản xuất kinh doanh, nhà nước phải đứng ra điều hành vấn đề sản xuất, kinh doanh.
TS Nguyễn Quang A<br/>
TS Nguy ễn Quang A: Tôi là nghĩ rằng vấn đề nó như là một công ty rất là lớn có hàng trăm ngàn cổ đông. Các cổ đông ấy giao tiền cho một ban điều hành công ty. Ban điều hành công ty có thể cũng có cổ phần nhưng cổ phần rất nhỏ, thì đối với những công ty đại chúng lớn như thế cũng như các công ty vốn nhà nước mà thực sự không biết đằng sau nó là con người cụ thể nào, ông chủ cụ thể nào cho nên động lực giám sát của ông chủ với người điều hành thì yếu. Đấy là một nguyên nhân rất quan trọng.
Nhã Trân: Có chuyên gia kinh t ế nh ận xét là v ốn nhà n ước giao cho doanh nghi ệp đ ựơc qu ản lý theo ph ương th ức hành chính thay vì ph ương th ức kinh doanh. Đi ều đó t ạo nên mâu thu ẫn trong v ấn đ ề s ử d ụng v ốn và có th ể khi ến ngu ồn v ốn đó không đ ược đ ầu t ư m ột cách có hi ệu qu ả. Suy nghĩ c ủa Ti ến sĩ thì th ế nào?
TS Nguy ễn Quang A: Đấy là một căn bệnh của những nước mới phát triển như Việt Nam, và nhất là của những chính quyền mà họ nghĩ rằng họ phải điều hành việc sản xuất kinh doanh, nhà nước phải đứng ra điều hành vấn đề sản xuất, kinh doanh. Dùng các tập đoàn, các công ty, các doanh nghiệp nhà nước như công cụ kinh tế của mình. Đấy là một chuyện, mà tôi nghĩ không phải là hay.
Nhã Trân: Theo TS thì vi ệc c ấp tín d ụng m ột cách d ễ dãi cho doanh nghi ệp trong các d ự án có là m ột đi ều tiêu c ực?
TS Nguy ễn Quang A: Ở những nước ti

ên tiến, khi mà luật pháp nghiêm minh, thì trách nhiệm của người quản lý với trách nhiệm của người chủ được phân vai rõ ràng. Chủ có quyền giám sát của mình cũng rất rõ ràng mà gây sức ép với người quản lý, thì lúc đó vấn đề quan hệ giữa chủ sở hữu với người quản lý vẫn có vấn đề chứ không phải không, nhưng nó giảm thiểu đi, và lúc đó, việc quản lý vốn sẽ hữu hiệu hơn. Rất tiếc ở Việt Nam, môi trường pháp lý chưa được như vậy.
Giải pháp?
Nhã Trân: Tr ước tình tr ạng th ất thu r ất l ớn c ủa v ốn nhà n ước lâu nay, Ti ến sĩ có ý ki ến hay gi ải pháp nào đ ể ch ấm d ứt ho ặc ít ra là gi ảm b ớt s ự lãng phí ngân sách do vi ệc c ấp v ốn cho doanh nghi ệp?
TS Nguy ễn Quang A: Tôi nghĩ đối với các doanh nghiệp nhà nước hay các tập đoàn, vấn đề quan trọng nhất không phải là vấn đề vốn của nhà nước hay không phải là vốn của nhà nước, mà là vấn đề: các doanh nghiệp ấy có phải cạnh tranh một cách lành mạnh với nhau hay không, và có phải cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân hay không. Còn để họ được độc quyền, để họ được có nhiều ưu ái thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn sẽ không bao giờ cao hết.
Điểm thứ hai là ràng buộc ngân sách của những doanh nghiệp ấy luôn luôn mềm. Tại sao? Bởi vì cơ quan nhà nước cấp tín dụng cho nó dễ dãi, ưu ái cho nó nhiều thứ. Nếu nó gặp khó khăn thì giơ tay ra cứu trợ.
Vấn đề quan trọng nhất không phải là vấn đề vốn của nhà nước hay không phải là vốn của nhà nước, mà là phải cạnh tranh lành mạnh. Còn để họ được độc quyền, để họ được có nhiều ưu ái thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn sẽ không bao giờ cao hết.
TS Nguyễn Quang A
Trong trường hợp như thế, cái môi trường bên ngoài như thế, doanh nghiệp luôn luôn nghĩ là nếu làm không hiệu quả cũng sẽ có người giúp, nếu gặp khó khăn cũng sẽ có người giúp, nếu không trả được nợ thì nhà nước cũng sẽ giúp và chính hai nhân tố là không cạnh tranh lành mạnh và ràng buộc mềm là hai nguyên nhân chính làm cho các công ty, các doanh nghiệp của nhà nước hoạt động không hiệu quả, mà đồng vốn của nhà nước cũng không hiệu quả. Chứ thật sự, không phải là vấn đề cốt lõi là vốn của nhà nước hay không phải của nhà nước.
Đấy là chuyện mà theo tôi nghĩ về mặt tâm lý rất dễ hiểu, rất là con người. Để tránh những chuyện rất là con người và dễ hiểu ấy, thì phải có những khung pháp lý rất chặt chẽ.
Trong những trường hợp mà luật lệ chưa được nghiêm minh, phân vai chưa thật rõ ràng, trách nhiệm của người quản lý chưa thật rõ ràng thì cách hay nhất là phải tư nhân hóa để cho người chủ họ bỏ tiền túi thật của người ta ra, của đau con xót, thì lúc ấy người ta sẽ tiến hành việc giám sát, kiểm soát đối với những người quản lý một cách hữu hiệu hơn.
Nhã Trân: Xin cám ơn ti ến sĩ Nguy ễn Quang A.