Thượng đỉnh G-20 đã kết thúc tốt đẹp

Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi ghi nhận những điểm quan trọng mới đạt được ở Thượng Đỉnh G-20.

0:00 / 0:00

Thượng đỉnh G-20 đã kết thúc ở Luân Đôn với bản thông cáo chung cho thấy các cường quốc kinh tế sẽ tăng ngân khoản kích cầu cũng như tăng tiền cho các tổ chức tài chánh quốc tế, đặc biệt là khoản tiền dành cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, để yểm trợ cho các nước đang phát triển trong thời kỳ khó khăn hiện giờ.

Thượng đỉnh G-20 đã kết thúc ở Luân Đôn với bản thông cáo chung cho thấy các cường quốc kinh tế sẽ tăng ngân khoản kích cầu cũng như tăng tiền cho các tổ chức tài chánh quốc tế,<br/>

Nhiều khác biệt nhưng không chia cách

Lãnh đạo của những cường quốc kinh tế hàng đầu đồng ý với nhau là phải thực hiện kế hoạch kích cầu kinh tế một cách quy mô hơn và hữu hiệu hơn, khi đưa ra lời cam kết trong năm nay và năm tới sẽ bỏ ra ngân khoản tổng cộng lên đến 5,000 tỷ dollars để phục hồi kinh tế toàn cầu, hay ít nhất, để vượt qua muôn ngàn sóng gió mà thế giới đang phải đương đầu.

Bản thông cáo chung được phổ biến sau Thượng Đỉnh kéo dài 1 ngày tại Luân Đôn cho thấy cuối cùng, những khác biệt khiến mọi người lo âu có thể khiến Thượng Đỉnh bị đổ vỡ đã không xảy ra. Ngay chính Tổng Thống Nicolas Sarkozy của Pháp -người từng doạ sẽ bỏ ra ngoài nếu các nhà lãnh đạo chỉ đưa ra lời nói xuông mà không có những kế hoạch hành động cụ thể đi kèm- cũng xác nhận rằng kết quả “vượt qua dự tính của mọi người”. Bà Thủ Tướng Angela Merkel của Đức thì nói Thượng Đỉnh Luân Đôn dã kết thúc với “thoả thuận lịch sử”

Cam kết trong năm nay và năm tới sẽ bỏ ra ngân khoản tổng cộng lên đến 5,000 tỷ dollars để phục hồi kinh tế toàn cầu, hay ít nhất, để vượt qua muôn ngàn sóng gió mà thế giới đang phải đương đầu.<br/>

Với nét mặt hân hoan và trong cương vị chủ nhà, Thủ Tướng Anh Gordon Brown nói rằng những khác biệt vẫn “không chia cách được chúng tôi” vì “tất cả mọi người đều đồng ý bằng mọi cách phải vượt khó khăn để kinh tế toàn cầu phát triển trở lại”. Ông cũng bảo là “một trật tự toàn cầu mới đã thành hình” và thế giới thật sự “bước vào một kỷ nguyên mới của hợp tác quốc tế”.

Bên cạnh lời cam kết thực hiện gói kích cầu, G-20 Luân Đôn còn kết thúc với cam kết đóng góp tổng cộng hơn 1,000 tỷ dollars cho các tổ chức quốc tế, trong đó phần góp cho Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF lên đến 750 tỷ dollars, để Quỹ có tài khoản sử dụng trong công tác giúp những nước nghèo và những nước đang phát triển khi gặp khó khăn về tài chánh. Ngoài ra, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế sẽ bán một lượng vàng dự trữ để có thêm nhiều tỷ dollars giúp các nước nghèo. Ngân Hàng Thế Giới cũng được chia 50 tỷ dollars, để thực hiện chương trình phát triển trao đổi mậu dịch toàn cầu.

Thủ Tướng Anh Gordon Brown nói rằng những khác biệt vẫn "không chia cách được chúng tôi" vì "tất cả mọi người đều đồng ý bằng mọi cách phải vượt khó khăn để kinh tế toàn cầu phát triển trở lại". Ông cũng bảo là "một trật tự toàn cầu mới đã thành hình" và thế giới thật sự "bước vào một kỷ nguyên mới của hợp tác quốc tế".<br/>

Ông Brown cho biết thêm các nước dự Thượng Đỉnh cũng đồng ý thành lập một Hội Đồng Đặc Trách Ổn Định Tài Chánh, để theo dõi các chương trình kích cầu mà mọi quốc gia sẽ thực hiện trong những tháng tới. Hội Đồng này còn có trách nhiệm báo động cho thế giới biết những trở ngại có thể xảy ra, và báo cáo cho các quốc gia biết những gì cộng đồng quốc tế đã thực hiện được cũng như cần phải làm khi Thượng Đỉnh G-20 Lần 3 diễn ra tại New York vào tháng Mười năm nay.

Những lời hứa

Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Những điểm mà anh vừa nêu có thật sự là thành quả của Thượng Đỉnh G-20 Luân Đôn hay không?

Cam kết đóng góp thêm cả cả ngàn tỷ dollars cho các định chế tài chánh quốc tế cũng là thành công lớn, vượt gấp đôi số tiền từng được dự đoán trước khi Thượng Đỉnh Luân Đôn bắt đầu. <br/>

KHANH: câu trả lời là có và không có. Trước hết hãy nhìn về điểm có. Không bị chia rẽ là thành công lớn, như lúc nãy Chị và quý thính giả vừa nghe Thủ Tướng Anh Gordon Brown trình bày. Cam kết đóng góp thêm cả cả ngàn tỷ dollars cho các định chế tài chánh quốc tế cũng là thành công lớn, vượt gấp đôi số tiền từng được dự đoán trước khi Thượng Đỉnh Luân Đôn bắt đầu. Lập một Uỷ Ban theo dõi tình hình và báo động các nguy cơ có thể xảy ra cũng phải được xem là một thành quả lớn, vì với Uỷ Ban này mọi quốc gia đều biết chuyện gì đã xảy ra và sẽ xảy ra trong tương lai. Tôi còn nhớ là chính Thủ Tướng Brown của Anh Quốc bảo trách nhiệm của Uỷ Ban rất lớn, vì phải đưa ra những ý kiến, giải pháp đề nghị để không bao giờ có một cuộc suy thoái tương tự.

Viện Nghien Cứu Kinh Tế Toàn Cầu ở Luân Đôn cũng bảo là cuối cùng thì có một lời hứa được đưa ra là sẽ dùng số tiền có thể lên tới 5,000 tỷ để kích cầu, nhưng cuối cùng "dùng bao nhiêu, dùng như thế nào vẫn là tuỳ ở các nước", không có một quy định nào bắt buộc.<br/>

Nhưng bên cạnh những thành công đó, cũng có nhiều điều mà tôi không dám vội gọi là thất bại, nhưng ít nhiều vẫn chưa làm hài lòng một số quốc gia tham dự, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Chị cũng biết Washington phó hội với hy vọng các nước sẽ đạt được một “kế hoạch đồng bộ”, nhưng điều này đã không xảy ra. Ngay chính kinh tế gia Nicole Randall của Viện Nghien Cứu Kinh Tế Toàn Cầu ở Luân Đôn cũng bảo là cuối cùng thì có một lời hứa được đưa ra là sẽ dùng số tiền có thể lên tới 5,000 tỷ để kích cầu, nhưng cuối cùng “dùng bao nhiêu, dùng như thế nào vẫn là tuỳ ở các nước”, không có một quy định nào bắt buộc.

Thành ra nếu con mắt khắt khe, người ta có thể bảo Thượng Đỉnh G-20 Luân Đôn kết thúc với lời hứa, và phải chờ đến Thượng Đỉnh G-20 ở New York vào tháng 10 tới đây mới biết lời hứa ở Luận Đôn được thi hành thế nào.

Ít nhất thì ông Obama rời Luân Đôn sau khi nghe được lời hứa rằng "xin ông cứ yên trí, cứ an tâm, mọi chuyện rồi chúng tôi sẽ lo". Đó chính là một nửa mà ông Obama gặp hái được ở Thượng Đỉnh G-20 Luân Đôn.<br/>

Như thế, ông Obama có thành công không? Ý của các nước Châu Âu là muốn Hoa Kỳ sửa đổi luật lệ tài chánh có thành công?

KHANH: câu trả lời vẫn là một nửa được, một nửa không. Lúc nãy tôi đã thưa cùng với Chị và quý thính giả rằng ông Obama muốn có một kế hoạch đồng bô, tức ông muốn các nước đều đưa ra kế hoạch kích cầu kinh tế, cam kết khoản tiền họ sẽ sử dụng, nhưng cuối cùng không một nước nào đưa ra điều ông Tổng Thống Mỹ trông chờ.

Vẫn chỉ có Mỹ bảo gói kích cầu của chúng tôi 787 tỷ, EU bảo gói kích cầu của họ 500 tỷ, không một nước nào khác nói đến chuyện này. Tất cả chỉ bảo trong tình huống hiện giờ thì phải cùng nhau cứu nguy, và hứa số tiền nếu dùng sẽ lên đến 5,000 tỷ dollars, nhưng “kế hoạch đồng bộ” như ông Tổng Thống Mỹ mong đợi thì chưa thấy có. Một điều khác mà ông Obama muốn thấy là các cước trong Liên Minh Âu Châu (EU) tăng thêm tài khoản kích cầu cũng không được.

Nhưng ít nhất thì ông Obama rời Luân Đôn sau khi nghe được lời hứa rằng “xin ông cứ yên trí, cứ an tâm, mọi chuyện rồi chúng tôi sẽ lo”. Đó chính là một nửa mà ông Obama gặp hái được ở Thượng Đỉnh G-20 Luân Đôn.

Châu Âu muốn Hoa Kỳ sửa đổi quy luật tài chánh, cho rằng trở ngại gây nên suy thoái hiện giờ phát xuất từ Mỹ vì nước Mỹ không có quy luật tài chánh vững chắc, rõ ràng. Đây là điều đã được EU nói đến không chỉ một lần,<br/>

Hoa Kỳ sẽ sửa đổi quy luật tài chánh?

Còn phía Châu Âu thì sao? Rõ ràng Châu Âu muốn Hoa Kỳ sửa đổi quy luật tài chánh, cho rằng trở ngại gây nên suy thoái hiện giờ phát xuất từ Mỹ vì nước Mỹ không có quy luật tài chánh vững chắc, rõ ràng. Đây là điều đã được EU nói đến không chỉ một lần, cũng không phải hai lần, mà cả trăm lần trước hội nghị, tại hội nghị và sau hội nghị Luân Đôn. Tôi thấy là ông Obama sẽ đem vấn đề này về lại Mỹ, bảo với các vị dân cử là thế giới muốn nước Mỹ làm thế này, và đã đến lúc nước Mỹ phải sửa đổi.

Nhưng Châu Âu cũng phải đợi cho đến khi ông Obama về lại Washington, chứ ngay tại Luân Đôn ông Obama chẳng đưa ra lời cam kết nào cả. Ngay cả chuyện nhiều nước muốn thấy Hoa Kỳ nhận phần lỗi đã gây nên cuộc suy thoái, muốn nước Mỹ đấm ngực “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”, cuối cùng họ cũng chẳng thấy ông xin lỗi, mà thay vào đó ông cũng chỉ hứa sẽ sửa đổi mà thôi.

ông Obamaq dược đánh giá rất cao ở Thượng Đỉnh G-20 Luân Đôn. Tất cả các vị nguyên thủ khi rời phòng hội đều nói với báo chí về thiện chí, sự chân thành, nói đến những lời kêu gọi ông đưa ra ở bàn hội nghị cũng như quyết tâm của ông.<br/>

Lấy lại cảm tình của Châu Âu

Rốt cục lại ông Obama được đánh giá như thế nào ở G-20?

KHANH: vai trò của ông Obamaq dược đánh giá rất cao ở Thượng Đỉnh G-20 Luân Đôn. Tất cả các vị nguyên thủ khi rời phòng hội đều nói với báo chí về thiện chí, sự chân thành, nói đến những lời kêu gọi ông đưa ra ở bàn hội nghị cũng như quyết tâm của ông. Tôi thấy phần nào chính ông Obama đã góp phần giúp Thượng Đỉnh thành công, ai cũng bảo rằng sự đoàn kết của Thượng Đỉnh G-20 là công của ông Obama., dồng thời cũng chính ông Obama đã thể hiện cho thế giới thấy điều mà ông từng nói rất nhiều lần ở Washington, điều đó là một mình nước Mỹ không thể giải quyết được cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thế giới cũng không thể làm được nếu không có sự tiếp tay của nước Mỹ. Cuối cùng ông đã tạo được sự đoàn kết cần phải có, cho dù con số, lời hứa hẹn không được như ông mong muốn, không được như thế giới` mong muốn, nhưng ít nhất, đổ vỡ đã không xảy ra, và ngay các vị nguyen thủ cũng nói đó là công của ông Obama.

Anh nghĩ gì về sự đón tiếp mà dân chúng Châu Âu dành cho ông bà Tổng Thống Mỹ?

KHANH: qua các bài báo, những bản tin, tôi thấy dân chúng Châu Âu dành cho ông bà Tổng Thống Mỹ những cảm tình nồng hậu nhất. Đặc biệt là Đệ Nhất Phu Nhân Michelle. Các bài báo ở Châu Âu không chỉ khen Bà Michelle ăn mặc đẹp, mà còn ngơi khen việc Bà đem văn hoá thời trang của Mỹ sang phổ biến ở Châu Âu.