Di tản về quê lánh dịch COVID-19: Đi không được, ở lại cũng không xong!

Những ngày cuối tháng 7/2021, hình ảnh từng đoàn người lũ lượt từ TP.HCM về quê lánh dịch COVID-19 thu hút sự quan tâm đặc biệt trong công luận. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam vừa ban hành chỉ thị “ai ở đâu, ở yên đó” và “tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách”.
RFA
2021.08.02
Di tản về quê lánh dịch COVID-19: Đi không được, ở lại cũng không xong! Một người vô gia cư ngủ ở một góc đường tại TP.HCM. Hình chụp tháng 7/2021.
Courtesy of Facebook Đêm Sài Gòn

Về quê lánh dịch COVID-19

Anh Đức Lê, một thanh niên làm việc ở Long An, vào ngày 1/8, chia sẻ trên tài khỏan Facebook cá nhân câu chuyện của anh và kêu gọi cộng đồng giúp đỡ.

Anh Đức cho biết anh đi xe máy về quê nhà ở Đắk Lắk vào ngày 31/7. Tuy nhiên, khi đến Thủ Đức thì quá giờ giới nghiêm nên không thể đi tiếp. Đến hôm sau, ngày 1/8, tất cả các chốt kiểm soát đều bắt phải quay đầu xe trở lại. Anh Đức bị rơi vào tình cảnh về không được, mà ở lại cũng không xong vì không còn chỗ để trú ngụ cũng như không còn tiền để xoay sở trong thời gian giãn cách xã hội thêm hai tuần đến giữa tháng tám. 

Vào tối ngày 2/8, anh Đức Lê kể lại chuyến về quê bất thành với RFA:

“Hôm trước, tôi có quay lại đây để xin ở lại. Nhưng mà nhà trọ cho là đang dịch bệnh nên người ta sợ và không cho ở nữa. Cho nên, tôi mới tiếp tục tìm đường đi về quê. Tuy nhiên, công an không cho qua. Hôm qua, tôi không ăn uống gì và không còn tiền bạc nên tôi mới đăng bài trên Facebook. Với lại, không có chỗ ở nên tôi lên phường trình báo để xin ở lại cùng phòng với ông anh quen biết. Công an nghe, thấy cũng thương cho hoàn cảnh và họ đồng ý.”

Anh Đức tâm tình thêm rằng: 

“Tôi ở phòng trọ tại Long An một tháng. Chi tiêu cho ăn uống bị hết rồi, cho nên tôi mới vay mượn để đi về quê. Công ty tư nhân, cho nên không có hỗ trợ gì cả. Tôi làm công ăn lương ngày.”

Chuẩn bị cho cuộc hành trình di tản về quê lánh dịch bệnh, anh Đức đã đi xét nghiệm COVID-19 với chi phí 300 ngàn đồng. Sau khi được Công an phường Tam Bình, Gò Dưa đồng ý cho ở lại cùng phòng của một người quen biết, anh Đức phải xét nghiệm COVID-19 thêm một lần nữa và phải trả số tiền 350 ngàn đồng. 

Trường hợp của anh Đức Lê là một trong số hàng trăm người di tản khỏi khu vực bị dịch COVID-19 lây lan nghiêm trọng ở TP.HCM và tỉnh Bình Dương. 

Hôm trước, tôi có quay lại đây để xin ở lại. Nhưng mà nhà trợ cho là đang dịch bệnh nên người ta sợ và không cho ở nữa. Cho nên, tôi mới tiếp tục tìm đường đi về quê. Tuy nhiên, công an không cho qua. Hôm qua, tôi không ăn uống gì và không còn tiền bạc nên tôi mới đăng bài trên Facebook-Anh Đức Lê

Anh Đăng Quang, một cư dân tại Quảng Ngãi, trong cùng tối ngày 2/8, lên tiếng với RFA về ghi nhận của anh:

“Thật sự là có đến 90% người dân muốn rời khỏi vùng dịch. Và thời gian gần đây, Chính quyền Quảng Ngãi cũng đưa xe vào trong Sài Gòn để đưa người dân về quê. Tuy nhiên, không thể đưa hết được bởi vì không đủ chỗ cách ly. Thêm vào đó, chi phí cho cách ly quá mắc. Khoảng 5,2 triệu/14 ngày. Có người đang ở trong đó báo về như vậy, bao gồm luôn cả tiền chi phí cho xét nghiệm nhanh COVID-19. Ví dụ như gia đình có vài người thì tầm khoảng gần 30 triệu nên người ta không có đủ chi phí để về.”

Những ngày cuối tháng bảy, dòng người đổ về các tỉnh/thành miền Tây Nam Bộ và các địa phương ngược trở ra, xuôi về miền Bắc. Cảnh tượng hàng chục con người, có cả trẻ em nằm ngủ lăn lóc bên vệ đường đầy mệt mỏi và bụi bẩn dọc quốc lộ gây nên nỗi thương tâm lẫn sự phẫn nộ trong công luận. 

Không ít ý kiến cho rằng người dân tạm cư ở vùng tâm dịch sao lại vội vàng, không nán lại để chờ được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Đồng thời, rất nhiều người lại quy trách nhiệm cho chính quyền đã không đánh giá được tình hình cũng như không có kế hoạch và hành động đúng đắn và kịp thời trong việc hỗ trợ và giúp đỡ cho những hoàn cảnh của người tạm cư. 

Blogger Phạm Minh Vũ đã chia sẻ cảm nghĩ của anh trên Facebook, khi nhìn thấy cảnh tượng đoàn người bồng bế nhau vượt hàng trăm cây số về quê lánh dịch COVID-19:

“Cuộc di tản tháng bảy, nhìn đâu cũng thấy bi thương, nhìn đâu cũng thấy đau lòng, người có lương tâm thì lại không có quyền bính, người có quyền bính thì không có trái tim. Saigon, đất nước, có những ngày di tản buồn đến như thế! Nhìn cảnh bi thương của tháng 7 buồn vì sự bất tài của Chính phủ.”

222700590_2005084049646210_4007691634044219660_n.jpg
Người dân di tản từ thành phố về quê ngủ vật vạ bên vệ đường liên tỉnh lộ.

Chỉ thị của Chính phủ: “ai ở đâu, ở yên đó” sau ngày 31/7/2021

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện yêu cầu lãnh đạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương. Song song đó, với người dân đã xuất phát đến địa phương khác thì các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn. 

Theo nội dung công điện số 1063/CĐ-TTg, người dân không được rời khỏi nơi cư trú sau ngày 31/7/2021 cho đến hết thời hạn giãn cách xã hội; ngoại trừ những trường hợp được cho phép.

Chị Dung, một người hỗ trợ cho những người di tản về quê, tại Đèo Cù Mông, vào tối ngày 2/8, nói với RFA, số người đi về quê không còn đông kể từ ngày 1/8. 

“Ở Việt Nam mà bị thất nghiệp thì họ vẫn muốn về quê với gia đình, để cùng người thân được ấm cúng và tình cảm thân thiết hơn. Tuy nhiên, có lệnh cấm thì họ cũng nghe theo chỉ thị của Nhà nước. Hôm nay, tôi cũng không hỗ trợ nữa.”

Anh Đăng Quang cho biết tình hình tại Quảng Ngãi vào ngày 2/8: 

“Tôi thấy về Quảng Ngãi thì không. Nhưng những người ở Thanh Hóa, Hà Nội hay phía ngoài miền Bắc thì vẫn có người đi xe máy về. Họ đi và dừng lại dọc đường giữa nắng nóng 40 độ C ở Quảng Ngãi. Có những người có con nhỏ, nhìn thấy tội lắm.”

Trước đó, vào ngày 29/7, Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi ra thông báo dừng tiếp nhận công dân về từ các địa phương đang có dịch COVID-19, áp dụng từ 0 giờ ngày 1/8/2021.

Nhà báo Võ Đắc Danh, qua tài khỏan Facebook cá nhân đã kêu trời, sau khi đọc được thông báo này. 

“Trời ơi là trời! Chỉ có thể nói là độc ác! Người ta đã đói, đã khổ, đã trả nhà trọ để gồng gánh nhau vượt qua hàng trăm cây số, ngủ bờ ngủ bụi để về quê, giờ bắt người ta quay trở lại nơi xuất phát, mà trở lại thì ở đâu?”

Theo ghi nhận của ông Hà Trọng Sáu, một người hỗ trợ dọc đường cho người di tản về quê, tại Quảng Bình, vào tối ngày 2/8, cho biết mấy ngày trước đó rất đông bà con di chuyển về quê. Tuy nhiên, từ ngày 2/8 thì bớt dần, còn thưa thớt trên quốc lộ liên tỉnh.

“Chắc chắn là về được. Các tỉnh cũng có Cảnh sát Giao thông và bà con hỗ trợ để họ về đến quê và cách ly tập trung.”

Blogger Phạm Minh Vũ, trong cùng tối ngày 2/8, nêu lên ý kiến của anh với RFA:

“Đối với tôi thì Chính phủ cần phải hành động ngay. Thay vì hỗ trợ ngân sách các gói như 26 nghìn tỷ thì người dân thấy quá là mơ hồ và trừu tượng. Hành động thiết thực nhất để hỗ trợ cho người dân đang tạm trú tại các địa phương mà bị kẹt lại, chưa về quê được thì nên nhận được sự hỗ trợ về lương, tầm 70% mức thu nhập vùng để họ sống tạm thời. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ về chi phí như tiền điện, tiền nước để cho người ta có thể trang trải qua mùa dịch này.”

Tôi thấy về Quảng Ngãi thì không. Nhưng những người ở Thanh Hóa, Hà Nội hay phía ngoài miền Bắc thì vẫn có người đi xe máy về. Họ đi và dừng lại dọc đường giữa nắng nóng 40 độ C ở Quảng Ngãi. Có những người có con nhỏ, nhìn thấy tội lắm-Anh Đăng Quang

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 2/8, loan tin người nghèo, công nhân ở trọ tại TP.HCM sẽ được giúp đỡ “túi an sinh xã hội” trong thời gian giãn cách xã hội, bắt đầu từ ngày 3/8. 

“Túi an sinh xã hội” gồm 10 kg gạo, mì gói và thực phẩm, nước tương, nước mắm, dầu ăn, bột nêm, đường, thuốc men thông dụng, khẩu trang, thuốc Vitamin C, dầu gió, thuốc hạ sốt… đủ cho gia đình từ hai đến bốn người sử dụng trong một tuần.

Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương thông báo công nhân đang trú tại tỉnh này sẽ được ưu tiên chích vắc-xin ngừa COVID-19 và được hỗ trợ tiền nhà trọ, nhu yếu phẩm.

Chính quyền các địa phương như Thanh Hóa, Quảng Bình cho biết đang làm việc với Chính quyền TP.HCM để đón người dân về quê. Trong khi giống như Quảng Ngãi, một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam…đang tạm dừng tiếp nhận người dân từ vùng tâm dịch COVID-19 trở về.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

vietcong Hanoi Vietnam
02/08/2021 19:27

CỘNG SẢN ĐI ĐẾN ĐÂU ! Ở ĐÓ NGƯỜI DÂN LÀNH PHẢI ĐAU KHỔ ! CHỈ CÓ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN LÀ HẠNH PHÚC ! LÀ NHÀ CAO , XE HƠI LỘNG LẪY ' VỢ ĐẸP CON LƯU MANH & COVID-19 ĐƯỢC ƯU TIÊN ( CHÍCH ) TIÊM TRƯỚC ! CÒN DÂN LÀNH CHẮC PHẢI CHỜ ĐẾN TẾT "MA RỐC" .

Nguy hiểm nếu ko làm nghiêm giãn cách, đã huy động gần như toàn bộ cho Sài gòn
02/08/2021 22:02

Chính phủ TT Phúc đã làm rất tốt, chúng ta ko thể dập hết dịch, bùng phát khả năng cao. Nếu dập từ đốm lửa li ti dành 2 tuần thì giờ nhàn tênh. Vì vậy phải thực hiện tốt giãn cách. Hà Nội giãn cách ra đừơng như bình thường. Dịch bùng lên lấy ai chi viện cho Hà Nội. Dùng Vác xin chỉ làm giảm nguy cơ tử vong còn vẫn nhiễm như thường, như Mỹ Anh, dùng vác xin của G7 còn đỡ, dùng vác xin tàu về đợi tiêm vác xin Việt Nam còn hơn. Vác xin tàu chỉ dành cho người tàu ở Việt Nam thôi, sợ như Mông cổ lắm

Duy Huu, USA
02/08/2021 23:16

Dân nằm chờ chết, dân chờ chết đói.
Đường về quê không khó vì ngăn sông, cách núi.
Nhưng khó vì đảng nó, cấm đường, cấm chợ, cấm ăn.

Trống đảng nó lung tung, quân đảng nó lúng túng.
Trống đảng nó lúng túng, quân đảng nó lung tung.
Quân đảng phong tảo, quân dịch reo hò, dân nằm chờ chết.

Trống dân ta đánh xuôi, kèn đảng nó thổi ngược,
nó ngược đời, ngược lý, nó ngược cả lương tâm.

Ba Niu
03/08/2021 04:47

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 31/7, thành phố đông dân nhất Việt Nam đã được phân bổ ba triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 số nầy được phân bổ đến các đàng viên ưu tiên gia đình đv cấp cao.
Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 31/7 đã tiếp nhận một triệu liều vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc, đây là số thuốc sẽ chích cho thành phần dân bị trị, thấp cổ bé họng. Tiền dân ủng hộ mua Vắc Xin đảng CS nuốc trọn.
Lộ rõ bộ mặt thật của quan thái thú CS. Toàn dân hãy giành lại công lý cho mình.

Vietcong HaNoi
08/08/2021 18:30

Điều mỉa mai một cách chua xót là cho đến tận thời điểm này, khi vết thương lịch sử thuyền nhân đã khép lại, người Việt, hết thế hệ này sang thế hệ khác, vẫn tiếp tục “ra đi” – những chuyến đi không còn bị ám ảnh bởi bỏ thây ngoài biển nhưng không phải không đau đớn, khi phải chia tay người thân và bỏ lại gia đình. Người ta đi để tỵ nạn môi trường, tỵ nạn giáo dục và dĩ nhiên cũng để tỵ nạn chính trị đối với không ít trường hợp. Điều này khiến những cuộc ra đi của người Việt trở nên khác biệt so với những bước chân ra đi và lập nghiệp của nhiều dân tộc khác. ( Theo Mạnh Kim )