Một MV mới của Sơn Tùng MT-P tựa "There's No One At All" (tạm dịch là Không có ai cả), đã bị Chính phủ Việt Nam và một loạt các bộ, ngành liên quan yêu cầu gỡ bỏ khỏi tất cả các nền tảng mạng xã hội, ngay sau khi MV này được phát hành trên kênh YouTube chính thức của nam ca sĩ có lượng subscriber cao gần 10 triệu, đang tạo ra nhiều tranh cãi từ dư luận.
MV bị cho là có nội dung cổ suý cho hành vi tự tử khi trong phân cảnh cuối nam ca sỹ có hành động gieo mình tự tử . Nhiều ý kiến chỉ trích rằng hành vi tự tử trong MV này có thể sẽ tác động xấu đến tâm lý của trẻ em, nhất trong trong bối cảnh thời gian vừa qua, báo chí đã đưa tin về hàng loạt các vụ học sinh tự tử ở Việt Nam.
Ngăn cấm hay để “giấu giếm” sự thật?
Trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do, nhạc sỹ Tuấn Khanh cho rằng việc Chính phủ vào cuộc, yêu cầu ca sỹ Sơn Tùng phải gỡ bỏ MV của mình cho thấy Chính phủ không giải quyết vấn đề theo trình tự pháp luật mà vội vàng xử phạt nhằm thoả mãn đám đông:
"Trong một xã hội mà mọi thứ chỉ tập trung và o v ấn đề chính trị chứ không phải là văn h ó a, nên mỗi khi có một sự kiện văn h ó a nổi lên, đó là dư luận hay đám đông ồn ào, thì những ngườ i c ầm nắm những luật phá p ở Việt Nam, đặc biệ t l à vấn đề văn h ó a, ch ỉ chạy theo nhằm thỏa m ã n đám đông chứ không dựa trên những điều mà chính nhà nước Việt Nam đã n ó i rằng "Sống và làm việc theo Hiến pháp.
Tôi đang tự hỏi rằng dựa trê n lu ật phá p Vi ệt Nam, nó đang sai ở điểm nào. Nếu theo luật phá p Vi ệt Nam thì Sơn T ù ng phải làm gì. Còn ở đây thì cục biể u di ễn chỉ vội vã n ó i theo dư luận, theo một đám đông, chứ không có cá ch h ành xử và suy nghĩ riêng, thì m ã i m ã i nó chỉ là những bộ máy kiểm duyệt không trưởng thành và luô n lu ôn đưa ra những sự á p đặt, tạo cho quần chúng một th ó i quen là thiếu sự điềm tĩnh và nhận thức. Vấn đề nó lại không khác gì là một xã hội không có luật pháp."
Nhà văn Khải Đơn, nêu quan điểm rằng bà không ủng hộ việc Chính phủ sử dụng các biện pháp hoàn toàn chẳng căn cứ trên luật lệ gì để cấm đoán lưu hành một tác phẩm âm nhạc:
"Kiểm duyệt x ó a nhòa không gian để khán giả có thể tranh luận và làm một vấn đề xã hội rõ n é t hơn. H ã y tưởng tượng, nếu tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều bị cấm n ó i về tự tử, cả xã hộ i ch úng ta sẽ sống trong sự giấ u gi ế m, che đậy, cảm giác tủi hổ, sợ h ã i không dám bà n lu ận.
Tự tử là vấn đề sức khỏe cộng đồng, và nó có khả năng h ó a thành "đạ i d ịch" giống như ta từng thấy ở Hàn Quốc hay Nhật Bản. Tuy mảng chăm s ó c sức khỏe hay truyền thông sức khỏe sẽ làm nhiệm vụ khiến cộng đồng chú ý đến vấn đề này, nhưng nghệ thuậ t l à một mảng rấ t l ớn có thể g ó p tiếng n ó i để xã hộ i c ó nhận thức về tự tử. Nếu xã hội ta không n ó i về n ó , cấm tác phẩm, tấn công nghệ sĩ, vậy nghệ sĩ nào sẽ dám viết hay sáng tác về nó nữ a? V ậ y ai s ẽ bàn về nó nữ a?
Một cá ch l àm khác mà giới làm nghệ thuật sử dụng là sử dụng cảnh báo nội dung và dán nh ã n tác phẩm. Ví dụ, trước các tác phẩ m c ó cảnh tự tử, cảnh hành hạ thân thể, sẽ có cảnh bá o, tr ước các tác phẩm văn học có miêu tả cụ thể hành vi bạ o h ành, tấn công tình dục, cũng có cảnh báo nội dung. Với điện ảnh, âm nhạc, là dán nh ã n cho độ tuổi hoặc dán nh ã n nội dung. Đó là cá ch h ành động lành mạnh hơn là nhảy xổ vào x ó a đi tất cả."

“Phân biệt đối xử” trong kiểm duyệt & ranh giới kết nối
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ VHTT&DL, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đánh giá nội dung sản phẩm âm nhạc của Sơn Tùng có dấu hiệu vi phạm quy định cấm “sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội” tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Vì vậy, ngay lập tức, phải dừng lưu hành sản phẩm này.
Một luật sư yêu cầu giấu danh tính cho biết, đúng là theo luật Việt Nam thì vẫn có các quy định cho phép xử phạt các tác phẩm bị cho là độc hại, theo đánh giá của các bộ ngành văn hoá Nhà nước. Tuy nhiên, theo ông, đối với các hành vi tương tự nhau, việc kiểm duyệt và xử phạt là khác nhau, tuỳ mục đích của sản phẩm đó. Ông lý giải:
"Thực ra thì từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam họ vẫn có những thiên hướng kiểm duyệt thông tin nội dung về những thông tin được cho là xấu và độc hại. Ví dụ ở đây là người ta đang lên án ca sĩ Sơn T ù ng.
Tuy nhiên cái hành vi tương tự như là tự tử thì cũng có trong các tác phẩm văn học khác nhau của Việt Nam, như trong truyện ngắn L ã o Hạc, thì chẳng lẽ là họ cấm hết hay sao!
Những tác phẩm văn học đó nếu phục vụ cho việc tuyên truyền, phục vụ cho việc lên án đảng phá i ch ế độ cũ thì họ vẫn chấp nhận. Giả sử như trường hợp của Lê Văn Tám chẳng hạn, thì người ta vẫn cứ tuyên truyền rằng Lê Văn Tám tẩm xăng lên mình rồi lao vào kho xăng của địch, thì như trong trường hợp này cũng vậy thôi."
Trong vụ việc này, có một số ý kiến, quan điểm cho rằng phân cảnh Sơn Tùng nhảy lầu sẽ tác động tâm lý đến người xem, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, khiến các em có thể bắt chước theo hành động như vậy.
Trả lời câu hỏi của RFA về việc lãng mạn hoá hành vi tự tử, cái chết trên phim ảnh hay các tác phẩm nghệ thuật có thể sẽ tạo hiệu ứng lây truyền, tác động tâm lý, dẫn đến nhiều vụ tử tử hơn hay không, nhà văn Khải Đơn cho biết:
"Không chỉ ở Việt Nam, các tác phẩm nghệ thuật chọn chủ đề tự tử để khai thác thường sẽ cân nhắc đi giữa hoặc cẩn trọng vớ i c ác lằn ranh như sau: kịch tính h ó a, tô đậm hình ảnh tự tử, "gợi ý kỹ thuật" cho tự tử. Ví dụ cho loại nội dung nà y l à các bài báo kể thật chi tiết bạn học sinh đã n ó i d ối ba mẹ ra sao, trốn nhà nhả y l ầu ra sao, mấy giờ, hoặc thậm chí có bài bá o c òn giới thiệu luôn thuốc nạn nhân xài là gì hoặc mô tả cụ thể từng bước gây hại cho cơ thể;
L ã ng mạn h ó a hành vi tự tử, bằng ngôn từ đẹp, nhân vật đẹ p, di ễn viên có số phận và tâm hồn ấm áp. Từ chỗ này, các khán giả có nguy cơ sẽ tự suy logic ra đâ y l à chọn lựa hợp lý vào thời điểm họ dễ chọn hành vi này nhất, và thấy hành vi đó được ca ngợi (trong khung hình đẹ p v à l ã ng mạn). Ví dụ cho loại này một phần có trong phim "13 reasons why" vì cô b é Hannah được mô tả đem lại thiện cảm rất nhiều cho người xem, hoặc hình ảnh người ca sĩ ăn mặc cool ngầu đi bộ trên vỉa h è cạnh những ánh nhìn xa xăm, hoặc đăng nguyên văn tâm thư tự tử lên bá o.
L ý luận rằng tự tử là lự a ch ọn duy nhất: Nội dung nghệ thuật vì lý do n ào đó , l ý luận đến bước: Vì cha mẹ hành hạ tôi, tôi sẽ làm điều này. Vì người yêu từ bỏ tôi, tôi sẽ làm như vậy. Vì xã hội thật tàn nhẫn và vô tâm với tôi, tôi quyết định như sau. Nội dung như vậy đã gợi ý cho khán giả thuộc nh ó m nguy cơ xác nhận rằng đó là chọn lựa ph ù hợp. Thử tưởng tượng xem, nạn nhân đang đứng giữa sự lưỡng lự và giằng co quyết định sống cò n, l ập tức có tiếng n ó i bên tai bảo OK chọn vậy đi là xong".
Nhà văn Khải Đơn dẫn giải thêm những ví dụ về các MV của nhóm nhạc đang “nổi đình nổi đám” tại Hàn Quốc như nhóm BTS. Nhóm nhạc này cũng đã cho ra mắt các MV được rất nhiều người biết đến như “Eight” của nữ ca sĩ IU và ca sĩ Suga của nhóm BTS. Nhân vật nữ chính trong clip, hát những lời như sau: "So are you happy now?/Finally happy now? Yeah/Well, I am just the same/I feel like I lost everything" (tạm dịch “Bạn có đang hạnh phúc không?/ Cuối cùng thì có đang hạnh phúc?/ Vâng, Tôi cũng như bạn/ Cảm giác như tôi đã đánh mất tất cả) - lời bài hát của ca khúc này nhiều đoạn làm người nghe nhận ra cảm giác u sầu của nhân vật trong clip, muốn từ bỏ tất cả.
Khi xem MV, người xem thấy nhân vật nữ nằm xuống, nhắm mắt, như một cuộc ra đi. Ở cuối clip, cô ngồi dậy, nước mắt rơi. Cùng một nội dung không lối thoát và mất kết nối với cảm giác được sống, MV "Eight" thực ra đã chọn "thảo luận" với khán giả về ý định nguy hiểm đang chờn vờn trong tâm trí họ. Ở đó, IU gợi ý một thế giới "We dance under the orange sun/Together with no shadow below us", dưới mặt trời màu cam, không bóng đen ẩn hiện, không chia lìa nào kề bên, ký ức hiện diện thật đẹp, nhân vật trong clip bay qua đám mây với chú thằn lằn khổng lồ. Và cô tỉnh dậy. Đó có lẽ là một gợi ý khác, không phải cái chết.
Do đó, nhà văn Khải Đơn diễn giải thêm: "Tôi sẽ không so sánh "Eight" với "There's No One At All" vì họ là hai nghệ sĩ và đâ y l à hai MV khác nhau, nhưng vì tự tử là một vấn đề có thể phản chiếu thành hành vi xã hội thật ngoài ranh giớ i c ủa khung hình, hay không gian âm nhạc, đó chính là lý do ch úng ta bà n lu ận nội dung của tác phẩm sẽ là gì , ch ủ đề được xử lý ra sao".
Ngoài ra, nhà văn Khải Đơn cũng cho rằng đa số các tác phẩm có nội dung liên quan đến tự tử (dù là báo chí, phim ảnh, văn học) thì đường dây nóng chống tự tử nên xuất hiện cuối hoặc kèm video. Vì, theo lý giải của nhà văn, khoảnh khắc người có nguy cơ muốn tự tử khi bị kích thích, họ cần được bảo vệ và được canh giữ, có người thân bên cạnh, hoặc có đường dây nóng thuyết phục họ rời khỏi vị trí có thể gây hại cho họ.
Đó là trách nhiệm của tác phẩm/sản phẩm nghệ thuật với khán giả và với những người có thể bị ảnh hưởng bởi nội dung, nhà văn Khải Đơn kết luận.
Tham khảo: IU & BTS' Suga Tackle Suicide & More In MV "Eight" [MV REVIEW]