“Dân thì đè ra xử - Quan thì không” – Lại huyện, phủ bênh nhau?

RFA
2020.10.28
luu-binh-nhuong-630 Ảnh minh họa: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
RFA Edited

“Có rất nhiều bản án hành chính không được các Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) và UBND thi hành, song không có bất kỳ một trường hợp nào bị xử lý. Kể cả xử lý hình sự. Tội không chấp hành bản án có rồi. Tại sao không xử lý? Liệu có việc cơ quan nhà nước bao che cho nhau? Việc của dân thì chúng ta cứ đè ra xử, còn cơ quan nhà nước không có ai chịu trách nhiệm cả?”

Phó trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đưa ra phản ánh vừa nêu tại phiên họp Quốc hội hôm 26/10, để Báo cáo công tác thi hành án năm 2020. Theo ông, người dân rất bức xúc về việc này.

Thực trạng

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thanh Hóa, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 28 tháng 10 năm 2020, nhận định:

“Vấn đề này đã xảy ra, nhiều ĐBQH và cử tri không đồng tình, bởi vì bất kỳ một tổ chức cơ quan, cá nhân nào đều phải chấp hành pháp luật. Do đó nếu như tòa đã triệu tập Chủ tịch UBND, hay doanh nghiệp nhà nước, có liên quan vụ việc, mà không đến là vi phạm pháp luật. Đây là thực tế đã xảy ra, nên ĐBQH phản ánh để Quốc hội xây dựng biện pháp chế tài, để là thế nào đó mọi quy định của pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh, không từ một tổ chức hay cá nhân nào.”

Cho dù dân đúng thì đa số là dân thua... Số ít còn lại gặp thầm phán có sự công bằng hơn, thì dân thắng, tuy nhiên chỉ thắng trên bản án, thắng trên giấy, bất khả thi.
-LS. Phạm Công Út

Cũng tại phiên họp Quốc hội ngày 26/10, Bà Trần Thị Dung, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, dẫn báo cáo của Chính phủ cho biết, trong năm 2020, tỷ lệ thi hành các bản án hành chính mới chỉ đạt 43,73%. Theo Bà Dung, điều này cho thấy những bản án hành chính không được thi hành nghiêm.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 28 tháng 10 năm 2020, cho rằng:

“Việc đó thì đáng lẽ ông Lưu Bình Nhưỡng phải nói địa chỉ, phải nói đầy đủ.... Nhưng Việt Nam như vậy cũng là một bước tiến, dân mà có quyền kiện ủy ban hành chánh ra tòa, không đồng ý với một quyết định. Nhưng mà thi hành được không? Đáng lẽ Quốc hội nên thành lập một đoàn giám sát tối cao, xem chuyện đó như thế nào, chứ phát biểu gióng lên như ông Lưu Bình Nhưỡng là chưa đầy đủ.”

Vào đầu tháng 10 năm 2020, Bộ Tư pháp Việt Nam đã đưa ra một báo cáo gửi tới Quốc hội cho biết các Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND ở nhiều thành phố của Việt Nam thường không thi hành lệnh triệu tập của tòa đến các phiên xử án hành chính, nếu có thi hành cũng thường ủy nhiệm cho cấp dưới làm thay.

Chưa kể, các vị này còn gửi văn bản đến tòa án đề nghị được vắng mặt trong tất cả các hoạt động tố tụng mà tòa triệu tập. Lý do thường được đưa ra là các chủ tịch và phó chủ tịch ở các thành phố lớn như Hà Nội rất bận và khó sắp xếp lịch để dự tòa.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 28 tháng 10 năm 2020, ông NKQ, một người ẩn danh vì lý do nhạy cảm, từng chứng kiến trực tiếp một phiên tòa dân kiện UBND, cũng cho rằng ông Phó trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nói đúng nhưng chưa đủ. Theo ông phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu:

Bên ngoài Tòa án Nhân dân Hà Nội.
Bên ngoài Tòa án Nhân dân Hà Nội.
AFP

“Theo tôi, ‘gốc’ của vấn đề này ‘rất nhạy cảm’, nếu nói ra sẽ ‘đụng chạm’ đến thể chế, có thể ông Nhưỡng biết, nhưng không nói ra công khai. Đó là hiện nay, theo cơ chế độc đảng lãnh đạo Nhà nước ‘trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối’, không có tam quyền phân lập nên đã xảy ra tình trạng ‘huyện bênh huyện, phủ bênh phủ’! Điều này được thể hiện theo cơ chế người đứng đầu tòa án, Viện Kiểm sát các cấp đều là huyện ủy, thành ủy viên, ủy viên trung ương... Về mặt đảng, các vị này đều là cấp dưới của phó bí thư kiêm chủ tịch UBND các cấp hoặc Bí thư trung ương đảng đối với Tòa tối cao.”

Vì vậy theo ông NKQ, xét xử một Quyết định hành chính nào đó do chủ tịch UBND ký, bị người dân kiện là rất khó. Vì tòa án, Viện Kiểm sát (VKS), chịu sự chi phối của Phó bí thư. Nếu xử chủ tịch UBND thắng, tức là dân kiện sai thì không nói gì. Nhưng nếu xử quyết định của chủ tịch UBND sai, tức là dân thắng kiện, thì theo ông NKQ, các vị đứng đầu tòa án, VKS cấp đó khó mà yên, đó là chưa nói đến sẽ ảnh hưởng đến con đường thăng tiến của các vị này trong tương lai! Ông nói tiếp:

“Đó là chưa nói đến giả sử, xử đơn kiện của dân đúng, khi đến giai đoạn thi hành án mà chủ tịch UBND không thi hành thì ông Cục trưởng Cục thi hành án cũng không dám làm gì vì tương tự như vừa nêu!

Tôi đã từng trực tiếp chứng kiến tòa hành chính xử bác quyết định của chủ tịch UBND tỉnh ký, bị dân kiện. Vị chánh án tòa hành chánh này sau đó đã bị ‘đì’, chịu không nổi nên phải chuyển công tác vào TPHCM!”

Còn đối với người dân, theo ông NKQ, dân đâu có quyền gì nên các vị bên tòa án, VKS không bị áp lực. Do đó, khi dân bị vi phạm một điều gì đó, chẳng hạn ‘chống người thi hành công vụ’ khi chính quyền cưỡng chế thu hồi đất đai, thì họ đem ra xử ngay!

Cơ quan nhà nước có bao che cho nhau?

Trong lúc chờ thì UBND hủy quyết định hành chánh đó, thì không còn đối tượng khởi kiện. Nhưng sau đó UBND lại ra một quyết định mới với nội dung gần như tương tự... chỉ khác số hiệu, ngày ban hành... họ có nhiều trò như vậy.
-LS. Phạm Công Út

Theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, một số vụ việc người dân kêu oan, bức xúc được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét... Nhưng các cơ quan luôn khẳng định không có cơ sở hoặc cho rằng không có dấu hiệu phạm tội. Trong khi theo ông Nhưỡng, người dân đã nêu đầy đủ cơ sở, lập luận chứng cứ rõ ràng. Chưa kể một số địa phương tìm cách đưa vấn đề từ có dấu hiệu phạm tội sang vấn đề khiếu nại tố cáo để giải quyết cho nó nhẹ nhàng. Sau đó ĐBQH nêu vấn đề này lên thì các cơ quan đó cứ mãi im lặng.

Để tìm hiểu thêm Đài Á Châu Tự Do hôm 28 tháng 10 năm 2020 liên lạc Luật sư Phạm Công Út, và được ông giải thích:

“Ông Lưu Bình Nhưỡng nói là có cơ sở, vì án hành chánh đa số là dân kiện chính quyền, cho dù dân đúng thì đa số là dân thua... Số ít còn lại gặp thầm phán có sự công bằng hơn, thì dân thắng, tuy nhiên chỉ thắng trên bản án, thắng trên giấy, bất khả thi. Vì người thi hành án không dám thi hành người nắm quyền sinh sát đối với mình. Do đó không ai cưỡng chế được đối với một ông chủ tịch ủy ban cấp huyện, tỉnh để thi hành bản án hành chánh... đó là một vấn đế.”

Vấn đề khác theo Luật sư Phạm Công Út, ví dụ như bản án buộc UBND phải cấp sổ đỏ cho một người nào đó, nhưng họ lại không cấp. Người dân đi kiện nữa thì án đã có hiệu lực pháp luật thì chỉ được kiện một lần thôi. Một vấn đề nữa theo Luật sư Út, khi bản án kết luận UBND phải đền bù theo một quyết định hành chánh nào đó, nhưng UBND không đền bù. Ngoài ra, Luật sư Phạm Công Út còn cho biết nhiều "chiêu trò" khác của UBND:

“Khi tòa sơ thẩm dân thắng, UBND kháng cáo... Trong lúc chờ thì UBND hủy quyết định hành chánh đó, thì không còn đối tượng khởi kiện. Nhưng sau đó UBND lại ra một quyết định mới với nội dung gần như tương tự... chỉ khác số hiệu, ngày ban hành... họ có nhiều trò như vậy. Năm ngoái Thủ tướng chính phủ yêu cầu chính quyền phải thi hành triệt để đối với bản án mà tòa đã tuyên.”

Nhưng theo Luật sư Phạm Công Út, đó chỉ là mong muốn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, chứ không phải mong muốn của những người có trách nhiệm thi hành bản án hành chánh đó như Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND các địa phương bị khiếu kiện.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
29/10/2020 02:22

" Trên bảo, dưới không nghe ".
Trên bất hảo, dưới bất tuân.

Thượng bất chính, Hạ tắc loạn.
Đảng bất chính, Nước tắc loạn.

Hiến pháp Đảng bay làm, Đảng bay vi phạm.
Dân ta không làm, Dân ta đéo phải theo.

Đảng bay làm luật, Đảng bay không giữ.
Dân không làm luật, Dân đéo phải theo.

Luật vi hiến, bất chính, bất công.
Dân bất chấp, bất tuân, bất hợp tác.

Đảng bất lương, bất tài, bất lực.
Dân bất mãn, bất tuân, bất hợp tác.

Dân ta bất diệt, Đảng bay tất liệt.

Đảng độc tài, tài phiệt, phong kiến Việt Cộng > độc đảng, độc đoán, độc tôn >

Độc quyền... đổ tiền cho nhau và đổ thừa, đổ tội, đổ lỗi, đổ trách nhiệm cho nhân dân, cho " thế lực thù địch ".

Thượng bất chính, Hạ tắc loạn.
Đảng bất chính, Nước tắc loạn.

Trên bất hảo, dưới bất tuân.
" Trên bảo, dưới không nghe ".